Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Ơn xâu Nghĩa nặng

 BM
 Nhân dịp ngày Quốc hận 30/4 làm chúng ta lại nhớ đến những người đã tận tình giúp đỡ chúng ta từ vật chất lẫn tinh thần trong lúc chúng ta bị hoạn nạn sa cơ thất thế với hai bàn tay trắng tại hải ngoại, mà người đời vẫn thường kể cho nhau nghe những câu chuyện bạc bẽo đau thương bi đát như câu nói: Bạc Tình Bạc Nghĩa, Ăn Cháo Đái Bát, Qua Sông Rút Cầu v.v...


Nhưng người Việt Nam chúng ta vẫn luôn luôn ghi tạc trong lòng lời nói tổ tiên của chúng ta truyền lại: “Mt miếng khi đói bng mt gói khi no”.


Do đó mới đây tôi có một người bạn thân là một Linh Mục đang sống trong tu viện, kể lại cho tôi nghe một câu chuyện rất cảm động tràn đầy ý nghĩa có thực, tiêu biểu cho lòng bác ái thương người khác như thể thương thân mình như sau:
 
BM

Có một cậu bé nghèo phải đi bán hàng rong để kiếm tiền học. Một hôm, dạ dày cậu trống rỗng cậu đói đến lả người. Thò tay vào túi, cậu thấy chỉ còn sót lại duy nhất có một đồng. Nhưng đó là tiền cậu hứa mua bánh cho mấy đứa em ở nhà. Tần ngần một lát, cậu quyết định ghé vào ngôi nhà phía trước để xin chút gì đó bỏ bụng. Thế nhưng, người mở cửa là một thiếu phụ trẻ đẹp. Khiến cậu bối rối và ngập ngừng, nên thay vì hỏi xin ăn, cậu chỉ dám xin một ly nước. Thấy dáng vẻ nghèo khổ và đói lả của cậu bé, người phụ nữ thay vì rót nước đã đem ra cho cậu một ly sữa lớn. Cậu chậm rãi nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi:


Cháu n cô bao nhiêu ?


Người phụ nữ trả lời:

Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.


Cậu bé cảm kích đáp:

Cháu s biếơn cô t sâu thm trái tim cháu.


Đó là ly sữa thơm ngon nhất mà cậu từng được uống. Khi ra đi, cậu cảm thấy khỏe khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người như cũng mãnh liệt hơn. Trước đó, cậu như muốn đầu hàng số phận. Nhiều năm sau, người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến thành phố lớn để các chuyên gia nghiên cứu căn bệnh lạ lùng này.


Tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông... Ngay lập tức, ông khoác áo choàng và đi đến phòng bệnh của người phụ nữ nọ. Ông nhận ra ngay ân nhân của mình năm xưa.


BM


Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định sẽ dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông cũng được thành công. Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hóa đơn viện phí của ân nhân để xem lại. Ông viết vài chữ bên lề của tờ biên lai và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bệnh người phụ nữ đã thuyên giảm và sau đó khỏi hoàn toàn. Trước ngày bà xuất viện, bác sĩ Kelly yêu cầu phòng y vụ chuyển hóa đơn để xem lại. Ông viết vài chữ bên lề của tờ biên lai. Nhận hóa đơn, người phụ nữ hồi hộp mở ra đọc. Bà dự đoán rằng số tiền phải trả rất cao, có lẽ bà sẽ phải làm việc cật lực cả đời mới trả hết. Ngỡ ngàng, bà đọc thấy bên lề hóa đơn một hàng chữ: “Đã được thanh toán bằng một ly sữa. Ký tên: Bác sĩ Howard Kelly." Sau này, chính vị bác sĩ lỗi lạc Howard Kelly là sáng lập viên ra Khoa Ung Thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895. 


BM


 

Cũng mang một ý nghĩa lòng biết ơn của con người, mang nội dung tương tự như câu chuyện trên đây. 


Vào năm 1980 có một cặp vợ chồng thuyền nhân tỵ nạn cộng sản VN với 2 đứa con còn nhỏ, được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho phép định cư ở Hoa Kỳ qua sự bảo trợ của một người Hoa Kỳ hành nghề thương mại, giúp đỡ về mọi phương diện tài chánh lẫn vật chất cho gia đình này. Vì người chồng chủ gia đình trước kia ở VN là cựu sinh viên y khoa nên ông bảo trợ (Sponsor) đã tận tình giúp đỡ đương sự được tiếp tục vào học trường đại học y khoa tại New York cho tới khi đương sự tốt nghiệp lấy văn bằng bác sĩ chuyên khoa nội thương ưu hạng.


Để ghi nhớ công ơn trời biển này của người bảo trợ đã giúp đỡ cho cả gia đình vợ và con nhỏ của ông, mà nay trong lòng ông muốn được dịp đền đáp lại ơn nghĩa này, nên ông đã chấp nhận làm việc cho một chẩn y viện nhỏ bé ở gần nơi cư ngụ của người bảo trợ, để thuận tiện cho ông thường xuyên đến thăm nom săn sóc sức khỏe già yếu của người bảo trợ, trong khi một bệnh viện danh tiếng ở DC đã chấp thuận thâu dụng ông vào làm việc cho nhà thương này, với tiền lương hàng tháng cao gấp đôi so với tiền lương hàng tháng chẩn y viện trả cho ông hiện tại.


Đấy là chưa kể 3 ngày hàng tuần, mỗi ngày 10 tiếng vợ ông tình nguyện đến săn sóc người bảo trợ tại nhà người bảo trợ không nhận một xu tiền thù lao nào cả. Hai vợ chồng bác sĩ VN này đã cùng nhau chăm nom săn sóc người bảo trợ liên tiếp 5 năm liên tục cho tới khi ông bảo trợ qua đời. 


PT. Nguyễn Mạnh San/baomai