10 hiểu lầm thường gặp
Làm sáng tỏ hiểu lầm về ung thư như bệnh là "án tử", có khả năng lây nhiễm, ăn nhiều đường khiến khối u phát triển… giúp bệnh nhân bớt lo lắng hơn.Ung thư là căn bệnh phổ biến, với nhiều người mắc trên thế giới và tại Việt Nam và không ngừng gia tăng.
Song không ít người vẫn có những suy nghĩ chưa chính xác về căn bệnh này.
Dưới đây là những giải đáp của thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Hải, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh về 10 hiểu lầm thường gặp.
Ung thư là "án tử" ?
Nhiều người nghĩ rằng, mắc bệnh ung thư đồng nghĩa với mang "án tử". Tuy nhiên, khoảng 80% bệnh nhân ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân được điều trị ung thư thành công và không tái phát trở lại trong vòng 5 năm được xem khỏi bệnh, do nguy cơ tái phát bệnh tương đối thấp. Nhiều phương pháp điều trị mới được ra đời cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn.
Ung thư là bệnh truyền nhiễm?
Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư như virus gây u nhú ở người (HPV), virus viêm gan B và C... có thể lây truyền từ người này sang người khác.
Ăn nhiều đường khiến khối u phát triển nhanh hơn?
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, các tế bào ung thư tiêu thụ nhiều đường (glucose) hơn các tế bào bình thường. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy ăn nhiều đường sẽ làm khối u phát triển nhanh hơn. Tương tự, việc ăn ít đường cũng không giúp thu nhỏ hoặc làm chậm sự tăng trưởng của chúng.
Dù vậy, tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường - những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị mọi người nên kiểm soát lượng đường sử dụng ở mức vừa phải.
Sinh thiết hoặc phẫu thuật có thể khiến khối u di căn?
Trước đây, khi y học còn chưa phát triển, việc thực hiện các thủ thuật xâm lấn như sinh thiết, phẫu thuật có thể khiến khối u lan rộng hoặc di căn. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, những tiến bộ trong kỹ thuật sinh thiết và phẫu thuật hiện nay giúp giảm nguy cơ khối u lây lan xuống rất thấp, gần như không đáng kể.
Bệnh nhân ung thư có phác đồ điều trị như nhau?
Ngay cả khi mắc cùng một loại ung thư ở cùng một giai đoạn thì tình trạng bệnh của mỗi người có thể sẽ khác nhau do còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Vì vậy, phác đồ điều trị cho các bệnh nhân ung thư thường không giống nhau. Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh cụ thể dựa trên các yếu tố như loại ung thư, giai đoạn bệnh, kích thước, vị trí và mức độ lan rộng của khối u, sức khỏe tổng thể và khả năng đáp ứng của bệnh nhân.
Bệnh ung thư sẽ không tái phát sau điều trị?
Dù tỷ lệ không cao nhưng bệnh ung thư vẫn có khả năng tái phát sau khi điều trị thành công. Khối u có thể xuất hiện tại vị trí cũ (tái phát cục bộ), các hạch bạch huyết gần vị trí cũ (tái phát khu vực) hoặc tại các cơ quan khác trên cơ thể (tái phát xa).
Khả năng tái phát sẽ khác nhau tùy từng loại ung thư. Trong một loại ung thư cụ thể, tỷ lệ tái phát của bệnh nhân cũng sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn phát hiện bệnh lần đầu, phân độ mô học, yếu tố di truyền, yếu tố liên quan đến bệnh nhân và phương pháp điều trị. Ung thư được điều trị ở giai đoạn một và hai ít có khả năng tái phát hơn.
Bệnh cần điều trị ngay khi được chẩn đoán?
Trong một số trường hợp, bệnh nhân chưa cần phải điều trị ngay mà bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi tích cực để xem bệnh có tiến triển hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường hay không. Lựa chọn này thường phù hợp với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bệnh phát triển chậm, không gây ra triệu chứng hoặc chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định theo dõi tích cực cho những bệnh nhân có sức khỏe yếu, người cao tuổi hoặc những người không thể tiếp nhận điều trị. Trong quá trình theo dõi, nếu nhận thấy bệnh có xu hướng phát triển, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác cho bệnh nhân.
Chắc chắn sẽ bị ung thư nếu có người thân mắc bệnh?
Mặc dù tiền sử gia đình có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nhưng không phải ai có yếu tố này cũng chắc chắn mắc bệnh. Chỉ khoảng 3-10% các trường hợp ung thư có liên quan đến yếu tố di truyền. Hầu hết các trường hợp (90-97% còn lại), ung thư phát triển do các đột biến gen xảy ra trong đời của một người (đột biến mắc phải). Vì vậy, một người vẫn có khả năng bị ung thư ngay cả khi trong gia đình không có ai mắc bệnh.
Tinh thần có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị ung thư?
Hiện nay, chưa có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa tinh thần và kết quả điều trị ung thư. Theo đó, suy nghĩ tích cực không giúp chữa khỏi ung thư cũng như suy nghĩ tiêu cực không làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong do ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, việc suy nghĩ tích cực sẽ giúp bệnh nhân ung thư phối hợp và tuân thủ điều trị tốt hơn, từ đó cải thiện kết quả thu được
Giảm căng thẳng có khả năng cải thiện hệ miễn dịch. Nếu kết hợp với lối sống khoa học cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng có thể điều trị ung thư?
Một số liệu pháp thay thế hoặc bổ sung bao gồm sử dụng thảo dược có thể hỗ trợ bệnh nhân giảm các tác dụng phụ khi điều trị ung thư. Tuy nhiên, chưa có sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng nào được chứng minh có khả năng chữa khỏi ung thư. Một số sản phẩm thảo dược còn có thể ảnh hưởng không tốt khi kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị. Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung hoặc thay thế nào bao gồm cả vitamin và thực phẩm chức năng.
Ung thư là "án tử" ?
Nhiều người nghĩ rằng, mắc bệnh ung thư đồng nghĩa với mang "án tử". Tuy nhiên, khoảng 80% bệnh nhân ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân được điều trị ung thư thành công và không tái phát trở lại trong vòng 5 năm được xem khỏi bệnh, do nguy cơ tái phát bệnh tương đối thấp. Nhiều phương pháp điều trị mới được ra đời cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn.
Ung thư là bệnh truyền nhiễm?
Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư như virus gây u nhú ở người (HPV), virus viêm gan B và C... có thể lây truyền từ người này sang người khác.
Ăn nhiều đường khiến khối u phát triển nhanh hơn?
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, các tế bào ung thư tiêu thụ nhiều đường (glucose) hơn các tế bào bình thường. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy ăn nhiều đường sẽ làm khối u phát triển nhanh hơn. Tương tự, việc ăn ít đường cũng không giúp thu nhỏ hoặc làm chậm sự tăng trưởng của chúng.
Dù vậy, tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường - những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị mọi người nên kiểm soát lượng đường sử dụng ở mức vừa phải.
Sinh thiết hoặc phẫu thuật có thể khiến khối u di căn?
Trước đây, khi y học còn chưa phát triển, việc thực hiện các thủ thuật xâm lấn như sinh thiết, phẫu thuật có thể khiến khối u lan rộng hoặc di căn. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, những tiến bộ trong kỹ thuật sinh thiết và phẫu thuật hiện nay giúp giảm nguy cơ khối u lây lan xuống rất thấp, gần như không đáng kể.
Bệnh nhân ung thư có phác đồ điều trị như nhau?
Ngay cả khi mắc cùng một loại ung thư ở cùng một giai đoạn thì tình trạng bệnh của mỗi người có thể sẽ khác nhau do còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Vì vậy, phác đồ điều trị cho các bệnh nhân ung thư thường không giống nhau. Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh cụ thể dựa trên các yếu tố như loại ung thư, giai đoạn bệnh, kích thước, vị trí và mức độ lan rộng của khối u, sức khỏe tổng thể và khả năng đáp ứng của bệnh nhân.
Bệnh ung thư sẽ không tái phát sau điều trị?
Dù tỷ lệ không cao nhưng bệnh ung thư vẫn có khả năng tái phát sau khi điều trị thành công. Khối u có thể xuất hiện tại vị trí cũ (tái phát cục bộ), các hạch bạch huyết gần vị trí cũ (tái phát khu vực) hoặc tại các cơ quan khác trên cơ thể (tái phát xa).
Khả năng tái phát sẽ khác nhau tùy từng loại ung thư. Trong một loại ung thư cụ thể, tỷ lệ tái phát của bệnh nhân cũng sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn phát hiện bệnh lần đầu, phân độ mô học, yếu tố di truyền, yếu tố liên quan đến bệnh nhân và phương pháp điều trị. Ung thư được điều trị ở giai đoạn một và hai ít có khả năng tái phát hơn.
Bệnh cần điều trị ngay khi được chẩn đoán?
Trong một số trường hợp, bệnh nhân chưa cần phải điều trị ngay mà bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi tích cực để xem bệnh có tiến triển hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường hay không. Lựa chọn này thường phù hợp với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bệnh phát triển chậm, không gây ra triệu chứng hoặc chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định theo dõi tích cực cho những bệnh nhân có sức khỏe yếu, người cao tuổi hoặc những người không thể tiếp nhận điều trị. Trong quá trình theo dõi, nếu nhận thấy bệnh có xu hướng phát triển, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác cho bệnh nhân.
Chắc chắn sẽ bị ung thư nếu có người thân mắc bệnh?
Mặc dù tiền sử gia đình có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nhưng không phải ai có yếu tố này cũng chắc chắn mắc bệnh. Chỉ khoảng 3-10% các trường hợp ung thư có liên quan đến yếu tố di truyền. Hầu hết các trường hợp (90-97% còn lại), ung thư phát triển do các đột biến gen xảy ra trong đời của một người (đột biến mắc phải). Vì vậy, một người vẫn có khả năng bị ung thư ngay cả khi trong gia đình không có ai mắc bệnh.
Tinh thần có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị ung thư?
Hiện nay, chưa có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa tinh thần và kết quả điều trị ung thư. Theo đó, suy nghĩ tích cực không giúp chữa khỏi ung thư cũng như suy nghĩ tiêu cực không làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong do ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, việc suy nghĩ tích cực sẽ giúp bệnh nhân ung thư phối hợp và tuân thủ điều trị tốt hơn, từ đó cải thiện kết quả thu được
Giảm căng thẳng có khả năng cải thiện hệ miễn dịch. Nếu kết hợp với lối sống khoa học cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng có thể điều trị ung thư?
Một số liệu pháp thay thế hoặc bổ sung bao gồm sử dụng thảo dược có thể hỗ trợ bệnh nhân giảm các tác dụng phụ khi điều trị ung thư. Tuy nhiên, chưa có sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng nào được chứng minh có khả năng chữa khỏi ung thư. Một số sản phẩm thảo dược còn có thể ảnh hưởng không tốt khi kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị. Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung hoặc thay thế nào bao gồm cả vitamin và thực phẩm chức năng.
Phương Quỳnh/quinhon11