Với
thời gian trái tim của chúng ta già đi cũng giống như tóc chúng ta phải bạc dần và các
nếp nhăn bắt đầu xuất hiện ở khóe mắt. Trong khi đó nếp sống, thói quen hút
thuốc, chế độ ăn uống nghèo nàn và sự thiếu vận động có thể không có hiển thị
ngay các triểu chứng lên tim nhưng về lâu dài có thể gây nên những vấn đề
nghiêm trọng đáng lo ngại cho tim.Trung bình trên toàn cầu có hơn 17 triệu
người bị chết mỗi năm do các bênh liên quan tới tim, con số này cao hơn cả con
số tử vong do các bệnh HIV, sốt rét và ung thư gộp lại
Theo bác sĩ Rajani thuộc
bệnh viện Harley Street
Clinic, HCA UK thì “ điều
quan tâm lớn nhất của các bác sĩ tim mạch là bệnh mạch vành (coronary disease)
và bênh suy tim (heart failure). Vì dân số ngày mỗi già đi nên hai bệnh này
ngày càng phổ biến”
Hiện nay, bệnh mạch vành
là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhồi máu cơ tim (heart attack); tai Anh quốc cứ
mỗi ba phút lại có một bệnh nhân phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim. Vả theo Tổ
chứcBritish
Heart Foundation (BHF) thì có hơn
nửa triệu người dân Anh đang sống với bệnh suy tim
Nhưng làm sao chúng ta có thể phân biệt khi nào điều xẩy ra cho tim có
khả năng đe
dọa tính mạng hoặc chỉ là một trường hợp
vô hại do tim bỏ qua nhịp đập (harmless skipped beats). Bác sỉ Rajani cho biết có
một tập hợp những triệu chứng riêng biệt liên quan tới sức khỏe của tìm mà các
bác sĩ dựa vào đó để quyết định về khả năng gây hại nhiều hay ít trong mỗi
trường hơp
Cảm thấy chóng mặt khi đang tâp thể dục ( Feeling dizzy while exercising)
Một trong
những trắc nghiệm then chốt để xác đinh
xem các triệu chứng có liên quan tới bệnh mạch vành hay không là làm cho tim
đập nhanh hơn. Bác sỉ Rajani cho biết “ Chúng tôi tìm cách làm cho tim hoat
động mạnh hơn để xem điều này có gây đau ngực (chest pain) hoặc những bất
thường cho cơ tim hay không. Đây là một trong những trắc nghiệm định bênh mà chúng
tôi sử dụng ; khi mà chúng tôi cho bệnh nhân làm trắc nghiêm như vậy thì những
triệu chúng sẽ xuất hiên khi bệnh nhận gắng sức (upon exertion). Trái tim có
thể đươc coi như là một động cơ trong cơ thể. Khi bạn vận động quá sức bạn sẽ
thúc đẩy tim lám việc mạnh hơn và nhanh hơn và điều này sẽ gây stress cho mạch
tim làm những vấn đề về nhịp tim lộ diện
Hoặc ngất xỉu…( Or, blacking out…)
Theo bác sĩ
Rajani một trong những nguy hiểm cho lực sĩ trên sân cỏ là đột nhiên ngất xìu Họ có thể đang chơi bóng đá, bóng bầu dục hay
cầu lông thì đột nhiên bị xỉu. Đó có thể là môt chỉ dấu cơ tim có vấn đề hoặctim
có vấn đề di truyền
Bác sĩ Rajani giải thích
như sau “ Bình thưởng khi chúng ta tập thể dục thì huyết áp sẽ tăng. Nếu bạn
tập thể dục và một bất thường (
(abnormality) nguy hiểm xẩy ra cho tim thì huyết áp có thể tụt giảm và hâu quả
có thể là bệnh nhân bị ngất xỉu”
Nên ghi nhận là chóng
mặt (dizziness) trong khi tập thễ dục có thể là chỉ dấu có điều gì không ổn. “
Khi các bệnh nhân đang gắng sức (exerting) và bắt đầu cảm thấy chóng mặt thì đó
có thể là chỉ dấu tim của họ có vấn đề nghiêm trọng”
Đau ở tim—đặc biệt trong khi đang tập thể dục (Heart pain - particularly during exercise )
Bình thường
chúng ta cảm thấy đau nơi tim trong khi tập thể dục. Theo bác sĩ Rajani “ Điều
này đươc miêu tả như là một sức nén hay một sức nặng đè lên ngực. và tủa ra
hoặc lên hàm hay sang vai hoặc cánh tay. Thường ra cơn đau chỉ thoáng qua hoặc
kéo dài từ ba tới 15 phút rồi hết. Bác sĩ Rajani giải thích “ Đây có thể là một
cơn đau thắt (angina) do máu không chạy đủ tới cơ tim trong khi tim gắng đat
tới yêu cầu đòi hỏi
Cảm thấy lưởi biếng hoặc có sự khác biệt đáng kể trong khà năng tập thể dục (Lethargy or noticeable difference in your ability to exercise)
Có
thể bạn vẫn thường chơi bóng bầu dục hay netball hai lần một tuần, hoặc tham
gia một vài cuộc marathon hoặc có thú vui thường xuyên đi bộ tới sở làm. Nếu
bạn đột nhiên cảm thấy phải đấu tranh bản thân đế chơi các môn thễ thao bạn ưa
thích thì có thể là lúc bạn cần đi gặp bác sĩ để đươc kiểm tra sức khỏe
Bác sĩ Rajani cho biết “
Những triệu chứng tim mạch khác mà người ta thường trải nghiệm là cảm thấy mệt
mỏi tổng thể hay lười biếng, hoặc là thông thường đang chạy bộ ngon lành hay
đang năng hoat động thể lực mà đột nhiên mất hẳn khí thế một cách đáng kể không phải vì lý do tăng
hay giảm cân”. Theo bác sĩ Rajani đây có thể là chỉ dấu chức năng bơm máu của
tim bắt đầu yếu kém hoặc một trong các van tim đã suy yếu
Tim đập nhanh (A fast heartbeat)
Cách đơn
giản để đếm số lần đập của tim trong một phút
là để hai ngón tay lên cổ tay của bạn. Bác sỉ Rajani gợi ý là bạn cũng
nên để ý xem nhịp đập của tim có đều hay không, nếu không đều thì đó có thễ là
dấu hiệu nhịp đập tim có vấn đề. Nếu tim đập 60 lần một phút thì là bình
thường. Nếu tim đâp quá nhanh, 100 lần hay hơn mỗi phút khi nghỉ ngơi và tiếp
tục giữ ở mức độ đó, thì có thể là tim có vấn để. Người ta có thể xác đinh nhịp
đập tối đa của tim bằng cách lấy số tuổi của một người trừ vào 220; bình
thường tim không thể đập quá mức tối đa này khi bạn tập thể dục
Cảm thấy khó thở (Feeling breathless )
Cảm giác khó thở là dấu
hiệu cảnh báo sớm bạn bị suy tim (heart failure). Bác sĩ Rajani cho biết “ Nếu
một bệnh nhân bắt đầu cảm thấy khó thở khi làm một việc gì hay khi nằm nghỉ
phẳng ngang hoặc khi đang đêm thức giấc thấy khó thở thì đó có thể là nhũng dấu
hiệu cơ tim bị suy yếu hay van tim có
vấn đề
Mắt cá chân bị xưng (Swollen ankles)
Một
thí dụ khác của viêc máu lưu thông không tốt và do đó của khả năng tim có vấn
đề là mắt cá chân bị xưng gọi là chứng phù thũng (oedema). Chứng bệnh này là do
chất lỏng bị dồn lại ở cẳng chân và mắt
cá chân
Nguyên nhân có thể là thận hoặc gan có vấn đề và cũng có thể là tim bị suy
Nguyên nhân có thể là thận hoặc gan có vấn đề và cũng có thể là tim bị suy
Theo bác sĩ Rajani “ Nếu
một bệnh nhân bắt đầu nhận thấy mắt cá chân bị xưng và không bớt xưng vào cuối
ngày hoặc sau khi ngủ dậy, và tình trạng xưng không dứt thì đó có thể là một dấu
hiệu tim bị suy”
Đau như dao đâm hay đau nhói (A stabbing or sharp pain)
Theo
bác sĩ Rajani thì khi lên cơn đau tim
bệnh nhân không cảm thấy đau như dao đâm hoặc đau nhói. Đau như vậy có thề là
do các cơ trong ngực có vấn đề hoặc là do một nguyên nhân nào khác chứ không
phải do tim
Ngã lăn xuống đất như trên TV( A TV-worthy collapse)
Bác sĩ Rajani cho biết cảnh chiếu trên TV cho thấy những bệnh nhân lên cơn đau tim bị đau nơi ngực và lăn đùng ra đất thông thường không phải là loại các triệu chứng xẩy ra cho người bị lên cơn đau thắt (angina).
Các người này thường
miêu tả cơn đau tương tự như là đau
khi ăn không tiêu (indigestion pain.). Đó có thể là một cơn
đau thượng vị (epigastric pain) hoặc đau ở phần trên dạ dày xẩy ra
khi bạn gắng sức hay hoạt động
Trong khi đó ngừng tim là trường hơp tim bị trục trặc và đột nhiên ngừng đập, đỏi hỏi phải làm thủ
tục hồi sức tim phổi ( cardiopulmonary
resuscitation- CPR) hoặc dùng máy khử rung (defibrillator); Hiện nay theo BHF tại
Anh mỗi năm có 30, 000 trường hợp ngừng tim xẫy ra bên ngoài bệnh viện và tỉ lệ
sống sót dưới 1 trên 10
defibrillator
Thỉnh thoảng tim nhảy nhịp hay tim đau nhói (The occasional jumped beat or ‘twinge)
Bạn
vừa ngổi xuống xem TV thì đột ngột tim bi đau nhói hoăc tim nhẩy môt nhịp đập. Bác sĩ Rajani cho biết là không có gì đáng lo “ vì đây
thường ra là một hiện tưọng lành tính xẫy ra cho hầu hết mọi người
Hiện
tượng này xảy ra có thể đơn giàn là vì bạn uống quá nhiều cà-phê. “Nếu bạn uống
vài cup cà phê espresso hoặc vài lon coke thì có thể tim bạn sẽ thỉnh thoàng nhảy
nhịp đập hoặc đâp dư nhịp. Tuy nhiên nói chung ra điều này không có gì đáng quan tâm”
Tuy
thế nếu đau nhói (twinge) gây ra nhiều triệu chứng và xẩy ra theo trình tự
nhanh khi mà bạn tập thể dục thì bạn cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra