Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

11 loài cây cực độc trên thế giới

Các loài thực vật không phải loài nào cũng vô hại đối với con người mà đôi khi cũng có những loài chỉ cần một cái chạm nhẹ cũng khiến con người phải chịu đựng đau đớn.
Dưới đây là 11 loài cây độc nhất trên thế giới mà nhìn thoáng qua bạn không bao giờ nghĩ chúng lại nguy hiểm đến vậy.

11. Mao lương vàng
 Tên khoa học: Ranunculus
Môi trường sống: Ở vùng ôn đới Bắc Bán cầu. Thích nghi tốt hơn với vùng ẩm ướt và đầm lầy.
Tại sao nó nguy hiểm: Nó chứa chất độc có thể khiến bạn bị bỏng rát da. Khi tiếp xúc với nhựa nhầy của nó, bạn sẽ bị ho hoặc đau thắt thanh quản. Nếu để nhựa rơi vào mắt, bạn có thể bị mù tạm thời.
10. Cây hải ly độc (Cowbane or Water Hemlock)
15
Tên khoa học: Cicuta virosa 
Môi trường sống: Cây mọc ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Nó mọc ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy và bờ sông.
Hải ly độc có mùi giống cà-rốt, nhưng đừng để bị lừa: Nó là một trong những loài thực vật độc nhất trên thế giới. Không dễ để phân biệt nó với các loài có cùng họ hàng; để an toàn, bạn không nạn chạm vào những cây nhìn tương tự như trong ảnh mọc ở những nơi ẩm ướt.
Tại sao nó nguy hiểm: Các triệu chứng khi trúng độc bao gồm buồn nôn, động kinh và trầm cảm tim mạch. Nó thậm chí có thể gây tử vong. Chỉ cần 100-200 gram gốc của hải ly độc là đủ để giết một con bò.
9. Cây cơm cháy (Elder)
Tên khoa học: Sambucus
Môi trường sống: Cây mọc ở vùng ôn đới Bắc Bán cầu và châu Úc.
Giống phổ biến nhất của chi này là cơm cháy đỏ (red elder) và cơm cháy đen (black elder). Tất cả các bộ phận của cây đều có độc. Nếu lỡ chạm vào cây, tốt nhất bạn nên đi rửa tay. Tuy nhiên, quả cơm cháy khi chín hoàn toàn an toàn và được sử dụng để làm đồ uống và bánh nướng.
Tại sao nó nguy hiểm: Nó gây nhức đầu, đau bụng, động kinh. Suy tim và suy hô hấp cũng có thể xảy ra.
8. Cây trúc đào (Oleander)
Tên khoa học: Nerium
Môi trường sống: Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó được trồng trên khắp thế giới để làm cảnh.
Cây trúc đào là cây thực sự nguy hiểm, nó lôi kéo chúng ta bằng hương thơm và vẻ đẹp của hoa.
Tại sao nó nguy hiểm: Nó chứa hoạt chất gây suy tim có thể làm nhịp tim của bạn biến đổi và gây buồn nôn, nhức đầu, thậm chí tử vong. Theo chuyện kể lại, binh lính của Napoleon từng nhóm lửa bằng cành cây trúc đào và nướng thịt trên đó. Buổi sáng hôm sau, một số người đã không thể tỉnh lại.
7. Cây Ô đầu (Aconite or Wolf’s Bane)
Tên khoa học: Aconitum
Môi trường sống: Cây mọc ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Do có hoa màu tím, xanh dương và vàng đẹp nên nó được trồng làm cảnh. Giống Aconitum fortunei được tìm thấy ở vùng núi Hà Giang, Lào Cai (Sa Pa) của Việt Nam và nhiều nơi khác.
Thời kỳ đế quốc Roma cổ đại, người ta còn dùng chất độc của cây Ô đầu để chống lại tội phạm và kẻ địch. Ở châu Âu, đây có lẽ là một trong những loài hoa đẹp nhưng độc nhất nên còn được tôn phong là “nữ hoàng độc dược”.
Tại sao nó lại nguy hiểm: Nó gây loại nhịp tim, tê liệt, mất thị lực và tử vong.
6. Cây cà độc dược lùn (Jimsonweed)
Tên khoa học: Datura stramonium
Môi trường sống: Cây này phân bố ở các nước châu Âu, sang Pháp, Anh, Ấn Độ. Ở nước ta, cà độc dược lùn được nhập trồng làm thuốc.
Cây cà độc dược lùn có mùi giống khoai tây hoặc cà chua vì chúng có họ hàng với 2 loại cây này. Nó là loài cây không dễ thấy, có quả gai hạt màu đen bên trong. Hoa trắng của nó phát ra mùi gây chóng mặt.
Tại sao nó lại nguy hiểm: Nó có chứa chất alkaloid gây tức ngực, mất kiểm soát, mê sảng. Trường hợp nặng có thể gây tử vong hoặc hôn mê. Pháp sư của nhiều bộ tộc sử dụng cây này trong nghi thức của họ.
5. Cây ngò tây (Hogweed)
Tên khoa học: Heracleum
Môi trường sống: Ở vùng ôn đới châu Á và châu Âu. Một số loài mọc ở Mỹ.
Đó là một cây khổng lồ và nhìn khá ấn tượng, nhưng hãy cẩn thận khi đứng cạnh nó.
Tại sao nó nguy hiểm: Một số loài có chứa furanocoumarins gây phồng rộp dưới ánh sáng mặt trời. Nếu nhựa của cây dính vào tay bạn, hãy rửa ngay và tránh ánh sáng mặt trời trong khoảng 2 ngày.
4. Cây Spurge
16
Tên khoa học: Euphorbia
Môi trương sống: Ở mọi nơi. Thậm chí có thể thường thấy ngay trong nhà của chúng ta.
Số lượng lớn các giống thuộc chi Euphorbia. Chúng thường rất khác nhau: một số giống nhìn giống xương rồng, những giống khác nhìn giống các cây hoa. Hãy dạy con bạn đừng chạm vào những cây lạ, ngay cả khi chúng được trồng trong chậu.
Tại sao nó lại nguy hiểm: Nhựa của nó gây phồng rộp, kèm theo khó chịu, sưng tấy và sốt.
3. Cây đại hoàng (Rhubarb)
17
Tên khoa học: Rheum rhabarbarum
Môi trường sống: Được trồng ở châu Âu, Nga và Mỹ.
Ở nhiều nước, cây đại hoàng được sử dụng để làm bánh nướng, salad và nước sốt.
Tại sao nó lại nguy hiểm: Không phải ai cũng biết rằng lá và rễ của cây không ăn được vì chúng chứa một lượng lớn axit oxalic. Chúng có thể gây bỏng rát cổ họng và mắt, sỏi thận, buồn nôn và tiêu chảy.
2. Cây cà độc dược (Belladonna)
18
Tên khoa học: Atropa belladonna
Môi trường sống: Cây mọc tại Bắc Phi, châu Âu, phía nam nước Nga, Tiểu Á và một số vùng của Bắc Mỹ.
Belladonna nhìn giống một cây bụi có quả mọng đen và hoa màu hồng. Nó chứa atropine, một loại chất chứa alkaloid gây giãn đồng tử. Ngày nay, hoạt chất chiết xuất từ cây được sử dụng trong phẫu thuật mắt.
Tại sao nó lại nguy hiểm: Nhiễm độc nhẹ có thể dẫn đến tức ngực, khô và nóng miệng. Nhiễm độc nặng có thể dẫn đến mất kiểm soát, chuột rút và tử vong.
1. Hạt thầu dầu (Castor Bean)
19
Tên khoa học: Ricinus communis
Môi trường sống: Cây mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Do vẻ ngoài kỳ lạ nên nó thường được trồng làm cây cảnh.
Hạt của cây được dùng để làm dầu thầu dầu. Nhưng đừng lo, các độc tố của nó sẽ tan biến sau khi được xử lý nhiệt.
Tại sao nó lại nguy hiểm: Có lẽ đây là loài thực vật nguy hiểm nhất. Nó chứa chất kịch độc. Hạt của nó đặc biệt nguy hiểm, ăn chỉ 4-7 hạt cũng có thể dẫn đến tử vong. Ngộ độc nhẹ hơn có thể dẫn đển tổn thương mô trên cơ thể.
---------------------------------------------------------------------------------
Ảnh thêm: 
Cây bắt ruồi Venus
Loài cây kỳ lạ này hầu như không thể giết bạn, nhưng nó giống như thứ gì đó trong bộ phim kinh dị?
Cây bonsai sống sót kỳ diệu qua vụ nổ bom hạt nhân giờ đã gần 400 tuổi!
 



Theo Brightside-Nhất Tâm