Trải qua hàng ngàn năm, cổ nhân đã đúc kết và truyền lại nhiều câu
nói kinh điển mà chúng ta mỗi ngày nên đọc một lần, như thế cả đời
sẽ có lợi, thật không thể xem nhẹ
1. Một người đối xử
với cha mẹ như thế nào, con cháu sẽ trả lại
như thế nấy
Một người đối đãi với cha mẹ mình
như thế nào, tương lai con cái sẽ đối
xử lại với họ như thế nấy. Chúng ta
thường nói, gia đình là một cây đại
thụ, ông bà là rễ cây, cha mẹ là cành lá,
con cái là hoa trái. Chỉ có chăm
bón cho gốc rễ, cành lá mới phát triển, hoa
trái mới có thể đầy đủ dinh
dưỡng.
Khi một người hiếu thuận với cha
mẹ mình, con cái của họ cũng sẽ để ý
thấy, đó chính là tấm gương tốt nhất. Con
cái thông qua hành động của
cha mẹ sẽ hiểu được hiếu thuận. Trong một gia đình,
nếu như cha mẹ
hiếu thảo với người già, như vậy con cái cũng sẽ làm thế với cha
mẹ,
người một nhà có thể vui vẻ hòa hợp.
2. Thiên hạ khắp nơi là của cải, một phần lao
động, một phần cơm
Oán trời trách đất với người khác, không bằng
quất roi thúc ngựa đi làm.
Trên thế giới này, khắp nơi đều là cơ hội, mấu chốt
là xem bạn có bản
lĩnh hay không.
Làm một phần việc, có thể ăn một phần cơm,
trời cao quả
thật công bằng.
Nếu như làm ba phần việc, lại ăn mười phần
cơm, vậy nhất định là mưu lợi
luồn cúi, người như vậy dù giàu có, trong nội tâm
cũng không yên ổn.
Khắp nơi đều có cơ hội, không cần phải đầu cơ trục lợi. Chỉ
cần mình có
bản lĩnh, không sợ không ngẩng được đầu. Hơn nữa, cũng chỉ có dựa
vào
việc của mình mà hưởng lợi, mới có thể làm người có lương tâm.
3. Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù
Lương thiện phải có giới hạn, lương thiện mà
không có nguyên tắc chính
là mềm yếu. Một người lúc đói khổ lạnh lẽo, bạn cho
anh ta một đấu gạo,
chính là giải quyết giúp vấn đề lớn, anh ta sẽ vô cùng biết
ơn. Nhưng mà
nếu như bạn tiếp tục cho gạo, anh ta sẽ cảm thấy đó là dĩ nhiên.
Một đấu
gạo không đủ, hai đấu gạo không đủ, một gánh gạo vẫn cảm thấy chỉ như
đem muối bỏ biển.
Trong cuộc sống thường có chuyện như vậy, lần
thứ nhất đưa ra trợ giúp,
trong lòng người ta sẽ đối với bạn còn có cảm kích,
lần thứ hai tâm lý biết
ơn sẽ nhạt dần, đến lần thứ “n” về sau, người ta sẽ
ngang nhiên cho rằng
đó đều là vì bạn tình nguyện làm cho họ, thậm chí khi không
có sự trợ giúp
này, họ đối với bạn trong lòng còn oán hận.
này, họ đối với bạn trong lòng còn oán hận.
Cho nên, làm người lương thiện
phải có giới hạn! Khi một người không chịu
cố gắng, nếu bạn nghĩ đến chuyện trợ
giúp họ, hãy tiết kiệm sự lương thiện
đó lại!
4. Nghề gì cũng biết, nhưng chẳng nghề nào tinh
Tục ngữ nói, tham thì thâm, tinh lực của một
người có hạn, nếu bạn muốn
đạt được thành tựu ở một lĩnh vực nào đó, bạn phải
tiếp tục đào sâu nghiên
cứu, nếu như cái gì cũng muốn học, kết quả cuối cùng là
chẳng học tốt được
cái gì cả.
Tinh thần của người thợ thủ công cũng thể hiện
đạo lý này, mỗi một việc đều
làm tận tâm tận lực, đó chính là người thợ ưu tú
nhất, cũng làm ra sản phẩm
ưu tú nhất.
5. Đưa đò đưa sang sông, xây tháp xây đến ngọn