Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Những lầm tưởng về răng lợi mà bấy lâu nay ai cũng cho là đúng


Khi nói đến răng lợi nhiều người có quan điểm khác nhau, gây ra nhiều tranh luận, có những quan niệm này ai cũng cho là đúng nhưng thực tế không phải như vậy.

1. Đường là kẻ thù chính của răng
Thực tế, bạn nên đổ tội cho những “vi khuẩn xấu” bởi chúng mới là “thủ phạm” sản sinh ra axit làm cho răng bị sâu. Carbohydrate trên răng là thức ăn cho những loại vi khuẩn này. Tất nhiên, đường cũng là một carbohydrate, nhưng nhiều người không biết rằng một số thực phẩm khác, thậm chí cả hoa quả hoặc ngũ cốc cũng nằm trong danh sách này.
 
2. Các mẹ bầu không thể đến nha sỹ
Việc này nên làm ngược lại, nếu mẹ bầu bị chứng viêm trong khoang miệng thì lại càng cần nhanh chóng đến bác sỹ nha khoa để chữa trị. Các mẹ bầu thường có tâm lý sợ các loại thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến bào thai, tuy nhiên, điều này bạn không cần quá lo lắng. Với tay nghề của các nha sỹ, bạn sẽ không phải chịu đựng đau đớn gì cả và thuốc gây tê tại chỗ cũng an toàn cho sức khỏe. Tất nhiên, bạn vẫn cần báo với nha sỹ là mình đang mang thai.
3. Răng sữa không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
Nhiều người cho rằng răng sữa rụng đi là sẽ hết nhưng điều này không đúng. Răng sữa thường có lớp men mỏng hơn, do đó, chúng ít được bảo vệ khỏi vi khuẩn. Nếu răng sữa không được chăm sóc, vệ sinh hàng ngày thì vẫn có thể dẫn đến viêm sưng và làm hại răng vĩnh viễn.
 
4. Dùng bàn chải cứng để chải sạch răng
Thực tế, bạn nên dùng một bàn chải có lông chải mềm. Một số nha sỹ thậm chí khuyên bạn nên làm như vậy để không làm tổn thương nướu răng và men răng. Điều quan trọng nữa là cần tuân theo các quy tắc đơn giản: đánh răng 2 lần/ ngày và thay bàn chải 3-4 tháng/lần.
 
5. Dùng tăm sau khi ăn
Các nha sỹ khuyến cáo nên dùng chỉ tơ nha khoa sau khi ăn vì nếu bạn dùng tăm thì có thể gây hại cho lợi. Bên cạnh đó, nếu bạn xỉa răng bằng tăm sau mỗi bữa ăn thì cảnh báo bạn nên dừng lại và đến bác sỹ kiểm tra răng. Đánh răng đều đặn hàng ngày sẽ giúp răng khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, đánh răng quá nhiều cũng không tốt vì có thể dẫn đến mài mòn men răng và các bệnh răng do các tính chất mài mòn của kem đánh răng. Tốt hơn là rửa sạch khoang miệng bằng nước súc miệng và chỉ nên đánh răng vào buổi sáng và buổi tối.

6. Đau răng chính là đau từ trong khoang miệng
Điều này không đúng lắm. Có thể có một số lý do đau răng ngoài khoang miệng: do răng nhạy cảm, viêm tủy hoặc do nhai kẹo cao su… Vấn đề không phải lúc nào cũng từ trong khoang miệng. Ví dụ, nó có thể là viêm xoang. Viêm xoang hàm là căn bệnh viêm niêm mạc bên trong gây khó chịu khiến người bệnh luôn cảm giác đau nhức.
7. Nếu trám răng rơi ra, bạn chỉ cần trám lại
Nếu răng trám bị rơi ra, bạn không cần khoan, mà chỉ cần trám lại. Tuy nhiên quan niệm này cần phải xem lại vì răng trám bị rơi ra chắc chắn có lý do nào đó. Và hầu như vấn đề liên quan đến sự phát triển của khoang dưới răng và các mô răng bị phá hủy dẫn đến việc trám răng không thành công.  
8. Cần phải nhổ răng khôn
Không nhất thiết phải nhổ răng khôn đi. Nếu răng khôn mọc hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh thì bạn không cần phải nhổ chúng.
 
9. Nên đánh răng sau khi ăn sáng
Quan niệm này nhiều nha sỹ cũng tranh cãi. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết mọi người đều có xu hướng thực tế là đánh răng trước khi ăn sáng.
Điều này được lý giải, trong thời gian ngủ, nước bọt được tiết ra và đây là lý do khiến vi khuẩn và mảng bám tích tụ trong miệng. Nếu không đánh răng trước khi ăn sáng thì tất cả các thứ này sẽ đi thẳng vào dạ dày gây nguy hại cho sức khỏe toàn cơ thể.

(Nguồn: B.S)