Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Tăng Cường Khả Năng Giữ Thăng Bằng Cho Cơ thể


Mất thăng  bằng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cú ngã, điều này 
chính là nguyên nhân khiến hàng nghìn người ở Mỹ phải đến phòng cấp cứu mỗi năm
 vì bị gãy xương hông và chấn thương đầu. Nhưng có rất nhiều cách bạn có thể làm để 
cải thiện thăng bằng cơ thể. Các cách thức dưới đây được coi là những cách hiệu quả nhất:

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cho thăng bằng cơ thể tập trung vào khả năng của các khớp xương và sự
 truyền tín hiệu của não, hệ thống cân bằng trong tai (hệ thống tiền đình), và tầm nhìn.
 Chúng ta sẽ phối hợp cả ba với các bài tập như đứng trên một chân, đầu tiên là mở mắt
 rồi sau đó nhắm mắt lại. Chúng ta cũng làm việc dựa trên tính linh hoạt của các khớp 
xương, đi bộ và các bài tập chi dưới trên một hoặc hai chân. Các bài tập khác đẩy nhanh
 cân bằng của cơ thể. Hãy chắc chắn rằng bạn đã được đào tạo trước khi thử các bài tập này 
tại nhà.

Đọc thêm 
https://www.slideshare.net/thinhtranngoc98/15-cc-phng-php-vltl

Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Sức mạnh trung tâm rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng. Nếu các cơ bụng ở trung tâm
 của bạn yếu, nó không thể hỗ trợ các chi, đặc biệt khi bạn đi lại. Nếu các cơ mông ở mông
 và hông của bạn không khỏe, chúng sẽ không thể đẩy bạn tiến về phía trước. Tăng 
cường cơ bắp có thể giúp cải thiện điều này. Hãy bắt đầu với những bài tập cốt lõi nhẹ
 nhàng như bài nghiêng xương chậu (nằm trên sàn, đầu gối co lên, rồi đưa xương chậu của
 bạn lên)  sau đó đến các bài tập cường độ cao hơn như bài tập ván tường (đứng cách 
tường 15 cm, giữ thẳng người sau đó ngả người về phía trước với cẳng tay giữ sát vào 
tường và giữ nguyên trong 20 giây). Các bài tập nâng chân sẽ tăng cường cơ mông, nếu 
thêm đai đàn hồi vào thì sẽ làm cho bài tập có hiệu quả hơn.

Đoc thêm
http://www.suckhoegiadinh.com.vn/giam-beo/bai-tap-giu-thang-bang-cho-co-the-hoan-hao-18635/

Thái cực quyền và yoga
Thái cực quyền và yoga là những bài tập giúp bạn chú ý vào kiểm soát và chất lượng 
của chuyển động, hơn là tập trung vào số lượng, điều này giúp cải thiện cân bằng của 
bạn. Trong thái cực quyền, bạn tập chậm, chuyển động liên tục và chuyển trọng lượng
 từ chi này sang chi kia. Yoga kết hợp một loạt các tư thế tập trung và thở. Cả hai bài tập
 đều tăng tính linh hoạt, phạm vi của chuyển động và tăng sức mạnh của chân và sức 
mạnh cốt lõi, phản xạ. Kết quả: bạn sẽ cân bằng tốt hơn trong một số tư thế khác nhau, 
điều này giúp bạn không bị té ngã khi bạn gặp vỉa hè mấp mô hay vật cản trên đường.

Đoc thêm 
https://www.youtube.com/watch?v=EEWT5ngJbhM
http://www.khoedep.vn/4-bai-tap-yoga-tai-nha-15-phut-moi-ngay

Điều chỉnh tầm nhìn
Nếu bạn không thể nhìn thấy mình đang đi đâu, nguy cơ bạn bị ngã sẽ tăng cao. Chuyên
 gia vật lý trị liệu thường điều trị cho rất nhiều người có vấn đề về cân bằng bởi vì họ di 
chuyển mà không nhìn thấy thứ gì đang ở trên mặt đất. Cách khắc phục có thể rất đơn
 giản như là cắt kính mới. Hãy khám toàn diện, kiểm tra mắt mỗi một hoặc hai lần trong 
năm.

Các thiết bị hỗ trợ đi bộ

Một cây gậy hay khung tập đi có thể hoàn thiện thăng bằng của cơ thể và làm cho bạn ổn
 định và tự tin hơn khi đi bộ. Nhưng đừng tự ý mua thiết bị cho mình. Nếu thiết bị quá
 cao hay quá thấp, nó lại có thể là nguyên nhân gây ngã. Các thiết bị đó cần được đo
 đạc, và bạn cần được hướng dẫn sử dụng. Đào tạo sử dụng chỉ mất một vài buổi vật
 lý trị liệu. Khung tập đi có sẵn bánh xe dành cho các địa hình khác nhau, hệ thống
 phanh có thể khóa, ghế, giỏ và các tính năng khác như đèn pha. Gậy chống thì rất đạng 
với các loại tay cầm và phần đế chống khác nhau.

Bài tập chuyển động: Ghế đứng
Bài tập tăng cường sức mạnh chân, mông và bụng. Có thể sử dụng ghế ăn, ghế làm việc 
hay thậm chí ghế dài.
  1. Ngồi trên ghế với chân rộng bằng hông. Đặt tay lên đùi.
  2. Siết chặt các cơ mông và bụng. Thở ra và từ từ đứng lên.
  3. Hít vào và từ từ ngồi xuống. Làm lại bài tập 10 lần.
Lưu ý phòng ngừa mất thăng bằng
Chỉ mang những loại giày thoải mái và an toàn (<5cm).
Khi đi bộ phải giữ đầu thẳng, nhìn thẳng về phía trước.
Tránh các nơi trơn trượt, đừng ngại dùng gậy để chống nếu cần.

Cúi xuống
Không được cúi xuống nếu không tựa vào một vật chắc chắn nào đó. Khi đó, phải cúi người 
xuống thật từ từ và sử dụng vật tựa. Một khi hai đầu gối đã ở trên mặt đất, chống tay xuống
 đất và ngồi  nghiêng sang một bên.
Ra khỏi giường
Nằm nghiêng sang một bên, sau đó cho cùng lúc cả hai chân xuống giường. Ngồi dậy bằng
 cách chống một tay lên giường. Phải ngồi một lúc ở thành giường trước khi đứng dậy.
Đứng dậy sau khi ngã
Một khi đang ngã trên mặt đất, nếu muốn đứng dậy phải nhổm dậy bằng cả hai tay lẫn hai
chân, sau đó  trườn (bò) đến một vật tựa nào đó và đứng dậy thật từ từ.
Nhặt một vật trên mặt đất
Phải tựa tay vào một vật chắc chắn nào đó và giữ trọng lực cơ thể trên chân của bạn. Cúi 
xuống trên một đầu gối, tay vẫn dựa trên vật tựa, và nhặt lấy vật cần thiết bằng tay kia. Kéo
 vật đó về phía mình và sau đó đứng lên từ từ, lúc nào cũng phải dựa vào vật để tựa. 

Theo Harvard Health & SongKhoe