Lối sống ngồi nhiều và ít vận động là kiểu “hút thuốc mới”, và đầy tác hại
Theo một báo cáo nghiên cứu mới của tổ chức nghiên cứu Conference Board of Canada và ParticipAction,lối sống ngồi nhiều và ít vận động có hại cho sức khỏe và gây tổn thất cho nền kinh tế.Nghiên cứu này phát hiện rằng chỉ cần một tỉ lệ nhỏ người dân Canada chịu rời khỏi ghế và vận động nhiều hơn có thể mang lại cho nền kinh tế Canada lợi ích ước tính 7,5 tỉ Gia kim trong vòng 25 năm tới. Ngoài ra, tới trước năm 2040 có thể tiết kiệm thêm 2,5 tỉ Gia kim nữa về chữa trị y tế cho bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
Dựa trên Khảo sát Sức khỏe Cộng đồng Canada, nghiên cứu của Cơ quan Thống kê Canada và một nghiên cứu của Cơ quan Y tế Canada về gánh nặng kinh tế của bệnh tật, báo cao này gọi lối sống ngồi nhiều và ít vận động là kiểu “hút thuốc mới”.
Dựa trên Khảo sát Sức khỏe Cộng đồng Canada, nghiên cứu của Cơ quan Thống kê Canada và một nghiên cứu của Cơ quan Y tế Canada về gánh nặng kinh tế của bệnh tật, báo cao này gọi lối sống ngồi nhiều và ít vận động là kiểu “hút thuốc mới”.
Tiến sĩ Mark Tremblay, một thành viên trong nhóm tư vấn nghiên cứu của ParticipAction, nhận xét rằng người Canada có quá nhiều giờ lúc thức ngồi yên và không vận động đủ mức; thói quen này dễ dẫn tới huyết áp cao, bệnh tiểu đường, và thậm chí chết sớm. Ông nói các phát hiện mới cho thấy những thay đổi nhỏ nhoi, dễ thực hiện về các hành vi di chuyển có thể tạo ra những cải thiện đáng kể quan trọng về sức khỏe, và nên được người dân áp dụng.
Theo báo cáo này, chỉ có 15% người thành niên Canada có hoạt động thể dục cường độ cao 150 phút/tuần được khuyến nghị để có lối sống lành mạnh. Nhưng nếu có thêm 10% người dân được khuyến khích rời khỏi ghế ngồi và có lối sống ít thụ động hơn, họ sẽ tạo ra tác động đáng kể cho nền kinh tế.
Không cần phải tập thể dục cường độ cao 150 phút/tuần để tạo sự khác biệt, nhưng người Canada cần bỏ thói quen ngồi quá nhiều. Gần một phần ba người Canada có tập thể dục đôi chút, nhưng phần lớn thời gian trong ngày là ngồi – ước tính khoảng 10 giờ.
Louis Theriault, trưởng ban chính sách công ở Conference Board, đồng ý rằng nhiều công việc khiến chúng ta ngồi hàng giờ đồng hồ, và như vậy nghĩa ra người Canada cần một chiến lược để tránh những tác hại của nó.
Phân tích của Conference Board ước tính hệ thống y tế Canada có thể nhận được ảnh hưởng tích cực trước năm 2020 nếu người dân bắt đầu tập thể dục nhiều hơn trong năm 2015. Theo báo cáo này, chỉ cần một ít vận động có thể giảm: 222.000 ca huyết áp cao, 120.000 ca tiểu đường, 170.000 ca bệnh tim, 31.000 ca ung thư. Tới năm 2040, tỉ lệ chết sớm có thể giảm 2,4%, tức 6.600 người.
Ông Theriault nói rằng nếu nhìn ở góc độ ngân sách vĩ mô, y tế chiếm gần 50% chi tiêu của các tỉnh bang, nên sẽ đến lúc các vấn đề sức khỏe và lối sống lành mạnh sẽ nằm trong danh sách ưu tiên.
Thy Dinh, nghiên cứu viên của Conference Board of Canada và là một trong những tác giả của báo cáo, nói những người Canada có lối sống khỏe mạnh hơn thì sẽ ít nghỉ làm hơn và giảm khả năng khuyết tật, dẫn tới một lực lượng lao động lớn hơn và có năng suất cao hơn.
Chỉ cần người dân tăng hoạt động thể lực với tỉ lệ khiếm tốn 10% là tổng sản lượng nội địa của Canada sẽ tăng 230 triệu Gia kim trong năm 2020, 931 triệu Gia kim trong năm 2030 và gần 1,6 tỉ Gia kim trong năm trước năm 2040 – tổng mức gia tăng tích lũy 7,5 tỉ Gia kim trong toàn giai đoạn này.
Chỉ cần người dân tăng hoạt động thể lực với tỉ lệ khiếm tốn 10% là tổng sản lượng nội địa của Canada sẽ tăng 230 triệu Gia kim trong năm 2020, 931 triệu Gia kim trong năm 2030 và gần 1,6 tỉ Gia kim trong năm trước năm 2040 – tổng mức gia tăng tích lũy 7,5 tỉ Gia kim trong toàn giai đoạn này.
Đây là báo cáo đầu tiên trong một loạt báo cáo nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa sức khỏe thể lực và sức khỏe của nền kinh tế. Conference Board cho biết một báo cáo về sau sẽ đưa ra các đề xuất về cách khuyến khích người dân hoạt động thể lực, nhưng cho biết nó có thể vượt quá sự lựa chọn cá nhân, mà cần có sự tham gia của cả công chúng lẫn chính phủ và các hãng xưởng sử dụng lao động./.
(theo caonienviethac)