Dưới đây là 8 dấu hiệu cho biết bạn
có mức đường huyết cao và bạn cẩn gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị nếu
cần
1- Khát nước
Khát nước cho chúng ta biết nhiều điều về những gì đang xẩy ra trong cơ
thể. Một dấu hiệu thông thường của glucoz-huyết cao là khát nước. Tuy vậy điều
này không có nghĩa là mỗi khi bạn thấy khát nước là mức glucoz-huyết của bạn
cao mà khát nước chỉ là một dấu hiệu đi kèm theo sự tăng cao của glucoz- huyết.
Nếu bạn không có làm việc ngoài trời, không tập thể dục quá nhiều hoặc không
tiêu thụ lượng lớn sodium mà thấy khát
nước nhiếu thì bạn nên theo dõi đường huyết trong một thời gian ngắn ( môt tuần
chẳng hạn) để xem có phải vì tiểu đường haykhông
2. Đi tiểu thường xuyên
Đi đôi với khát nước là tiểu tiện
(urination) tức là một trong những cách để cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa.
Khi đuờng-huyết cao, thì đi tiểu thuờng
xuyên là một dấu hiệu cảnh báo , đây môt phần cũng là do cơ chế khát nước. Lượng chất lỏng trong
cơ thể tăng làm nhu cẩu đi
tiểu tăng theo và nói chung hai dấu hiệu này luôn đi chung với nhau. Tuy nhiên
bạn nên biết ngoài mức đường-huyết cao thì
caffeine và các thuốc lợi tiểu cũng có
thể làm bạn đi tiểu thường xuyên
3. Mắt mờ
Khi glucoz-huyết tăng đủ cao thì thị lực của bạn sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Trong
khi bạn chỉ nghĩ là mắt của bạn bị yếu đi nhưng thực ra đường-huyết của bạn có vấn để nghiêm trọng.
Thay vì đi đo mắt để thay kiếng bạn
hãy đi gặp bác sĩ đễ kiểm tra máu. Bạn hãy cho bác sĩ biết là mắt bạn bị mờ và bạn nghi là do đường huyết cao. Vấn đề là
khi đưởng huyết tăng tới một mức đủ cao thỉ thể thủy tinh mắt bị sưng và cản trở khả năng nhìn rõ.
4. Nhức đầu
Nhức đầu tự nó không phải chúng bệnh
có hại nhất, nhưng là dấu báo hiệu trục trặc bên trong cơ thề, chẳng hạn như nhức
đầu dai dẳng có thễ là do đưởng-huyết cao. Bạn nên nhớ là ngoài đường huyết
cao, nhức đầu còn có thễ là do cơ thể mất nước, cố gắng quá sức, nhạy cảm với ánh
sáng và những nguyên nhân khác nữa
5. Sụt cân
Hàng triệu thành niên tại Hoa kỳ cố
tìm cách giảm cân và phần đông còn muốn cho thật nhanh. Đối với một số cá nhân
có đường huyết cao, giảm cân có xẩy ra nhưng lại không phải là dấu hiệu tốt.
Thật vậy khi bạn quá mập mà giảm cân thì có nhiều khả năng là vì đường huyết của
bạn cao chứ không phải do cố gẳng giảm cân của bạn. Theo nguyên tắc khi bạn cố
gắng giảm một vài cân thì sụt từ 1 tới 2 pound một tuần thì chấp nhận được; còn
nếu sụt cân hơn nữa và không có lý do thỉ đuợc coi như là không bình thường.
6. Hơi thở có mùi trái cây
Điều này rất hiếm xẫy ra, nhưng nếu có thì đó có thể là dấu hiệu đường
huyết cao. Mùi thơm trái cây trong miệng là chỉ dấu cho biết trong máu có
ketone, chất này được sản xuất khi cơ thể không sử dụng glucoz một cách hiệu quả.
Ketone trong máu là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đướng và cần được
chữa trị
7. Đẩu óc quay cuồng
Đây là mộ triệu chứng thông thuờng
khác của đường huyết cao. Nếu bạn cảm thấy đẩu óc quay cuồng (lightheadness)
khi bạn không đói, thì bạn cần đi bác sĩ khám nghiệm tức thời. Mức đường huyết
rất cao có khuynh hướng gây ra triệu chứng này và có thễ dẫn tới tối tăm mắt
tạm thời (temporary blackout), mất ý thức (loss of consciousness) hay thậm chí
tệ hại hon. Do đó bạn cần gặp bác sĩ tức thời để được chẩn đoán
8. Đo glucoz-huyết
Nếu đo glucoz-huyết khi đói mà số đo trên 100mg/dL thì đó là dấu hiệu đường
huyết cao. Sau bữa ăn , có nhiều khả năng đường huyết tăng vọt và bạn cảm thấy
mệt mỏi. Điểu này xẩy ra vì cơ thễ sản xuất insulin với suất cao gây ảnh hưởng
tới sử quân bỉnh đưởng huyết bên trong cơ thể. Trong trường hơp này bạn cần tìm
sự tư vấn của một chuyên viên dinh dưỡng để giúp thay đổi nếp sống và quản lý mức
đường huyết được tốt hơn