Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Những tấm hình tư liệu về Việt Nam xưa


ViêtNam bây giờ đã thay đổi quá nhiều nhưng hình ảnh về một ViêtNam ngày xưa khi còn là thuộc địa của Pháp thì lại là những tư liệu quý hiếm.
Mời các bạn xem tư liệu sưu tầm của Vanquyen.
Những Tấm Hình Liệu Rất Quý Về Lịch Sử Việt Nam

Năm 1884, Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam với tính cách là bác sĩ quân y, nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh đại tài.

Những tấm hình này có một giá trị lịch sử rất lớn. Đây là lúc Pháp sắp sưả chiếm hết Việt Nam, và đây cũng là những hình ảnh duy nhất còn sót lại mà chúng ta thấy được những thành trì khi xưa.

Sau khi chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào năm 1882 (Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết), quân Pháp tiến về biên giới phiá bắc, vì lúc bấy giờ triều đình Huế đã âm thầm yêu cầu “Giặc Cờ Đen” (và sau đó là quân đội Trung Quốc) giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc bấy giờ Trung Quốc vẫn coi Việt Nam như là “thuộc quốc” cuả mình, nên được dịp họ tràn qua chiếm nhiều tỉnh phiá bắc vùng biên giới.

Để phản công, Pháp tung hai cánh quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và Formose (Đài Loan) cuả Trung Quốc, nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một nước 400 triệu dân, nên tìm cách giảng hoà trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885, trong đó Trung Quốc chấp nhận không còn coi Việt Nam là “thuộc quốc” cuả mình nưã, và hưá sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam , mà các đường biên giới sẽ được hai nước Pháp và Trung Quốc xác định sau. Lúc đó coi như Pháp đã hoàn toàn thôn tính được nước ta.

Ngày 5 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp. Phong trào Cần Vương ra đời.

Lúc này thì bác sĩ Hocquard trở về Pháp để nhường chỗ cho bác sĩ Neis, đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp tới Việt Nam để tham dự phái đoàn về đường biên giới với Trung Quốc. Bác sĩ Neis cũng viết hồi ký kể lại chuyến công tác này, mà các bạn có thể đọc ở một trang mạng bằng tiếng Pháp…Đây cũng là một biến cố quan trọng cho lịch sử Việt Nam , vì đây là lần đầu tiên mà Việt Nam (do Pháp đại diện) đã ký kết với Trung Quốc trên giấy trắng mực đen về những đường ranh giới, trước đó chỉ là thoả thuận ngầm.

Luật Pháp (1884-1885)

Trong quyển hồi ký, bác sĩ Hocquard nói người Pháp gọi những người chống Pháp là “giặc cướp” (pirates). Ông cũng nói ông rất phục những người này, vì sự can đảm phi thường cuả họ. Ông có dịp chứng kiến một người “giặc cướp” ung dung ra pháp trường, không một vẻ sợ hãi, như những hình dưới đây.

Le mandarin de la justice (Quan pháp luật)


Un jugement de pirates (Một vụ xửgiặc cướp”)




Mandarin Phu de Phu Doan (Quan Phủ Doãn)


Trois condamnés à mort (Ba người bị xử tử hình)


Condamné à mort (Kẻ tử tội)


Forgerons (Thợ rèn)


Métier de tisser le coton (Nghề dệt vải)


Métier de dévider la soie (Nghề kéo sợi)


Une troupe des comédiens (Một gánh hát)


Orchestre tonkinois (Ban nhạc xứBắc kỳ”)


Théatre annamite (Nhà hát cuả dân “a-nam”)


Danseuses annamites (Những nữ công người a-nam)


Quatre danseuses (Bốn nữ công)


Fumeurs d’opium (Người hút thuốc phiện)


Hanoi type de la rue (Người đường phố nội)


École de la mission catholique de Nam Dinh (Trường nhà dòng công giáo Nam Định)


Un déjeuner sur herbe (Bưã ăn trên bãi cỏ)


Repas des catéchistes de Nam Dinh (Bưã ăn cuả chủng sinh ở Nam Định)


La décapitation (Xử trảm)


Un village catholique (Một làng công giáo)


Types de coolies (Phu khuân vác, dân cu li)


Sarcleuses de thé (Dân hái chè)


Petit moulin (Xay giã gạo)


Un annamite conduisant le buffle (Trẻ a-nam chăn trâu)
__,_._,___