Một nghiên cứu công bố
mới đây trên tạp chí Nutrition &
Diabetes cho thấy là một chế độ ăn uống ít chất béo đặt cơ sở trên thực vật
đem lại nhiều hi vọng cho việc chữa trị bệnh thần kinh(neuropathy) có liên quan
với bệnh tiểu đường loại 2 . Bệnh thần
kinh do tiểu
đường có thể biểu hiện dưới dạng đau hay tê các ngón tay, ngón
chân, và/hoặc bàn chân. Bằng cách giảm tỗng lượng chất béo dung nạp đồng thời
tập trung vào các thực phẫm gốc thực vật, bạn có thể gia tăng độ nhạy với
insulin giúp ổn định mức đường-huyết ---nhờ
vậy các tế bào mới có thể nhận được
"nhiên liệu" cần thiết để hoạt động, Điều đáng mừng là chế độ ăn uống trên đây cũng dễ tuân theo, dù là bạn đang bị bệnh tiểu đường hoặc là bạn chỉ đơn giản đang muốn tìm cách khởi sự giảm cân và cải thiện sức khoẻ tổng thể.
Trong
nghiên cứu kéo dài 20 tuần lễ, các người tham gia đã sụt cân được14 pound, hạ
giảm được huyết áp và cải thiện được mức cholesterol toàn phần. Dưói đây là chương
trình năm bước đã được áp dụng trong nghiên cứu:
1- Loại bỏ các sản phẩm gốc động vật
Điều
trước tiên là bạn phải loại bỏ ra khỏi
chế độ ăn uống các thực phẩm gốc động vật: thit, cá, thịt gia cầm, trứng, và
các sản phẩm bơ sữa bao gồm sữa chua (yogurt), sữa, pho-mát, hầu hết các sốt trộn
sà-lách( salad dressings) và sốt
mayonnaise. Như vậy bạn sẽ loại được cholesterol do ăn uống (eliminate
dietary cholesterol )và giảm được tổng lượng chất béo dung nạp, cả hai chất này đều
có thể can thiệp vào sự chuyển hóa glucoz (glucose metabolism).
2. Han chế các thực phẫm giàu chất béo, không
lành mạnh
Ngoài các
sản phẫm gốc động vật bạn còn phải loại bỏ các thực phẩm nhiều chất béo không
lành mạnh: dầu ăn, bánh ngọt (pastries), sốt trộn sà-lách có kem (creamy salad
dressings), và các thức ăn chiên. Bạn hãy chọn ăn những phần ăn từ nhỏ tới vừa
phải các chất béo lành mạnh (healthy
fats )có chất sơ, vitamin, và khoáng chất như trái bơ (avocados), các loại
hạt (nuts), và các hạt giống (seeds). Bạn hãy dùng những thứ này để "tăng
hượng vị" cho các món ăn như sà-lách, súp, món hầm, các đồ ăn sáng (breakfast
dishes) v.v..chứ đừng coi những thứ này như là món ăn chính vào mỗi bữa ăn
3- Ăn nhiều chất sơ
Chế độ ăn uống dựa vào thực vật gồm bốn nhóm thực phẩm chinh:
trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (legumes). Các thực phẩm
nhiều chất sơ( high-fiber
foods) sẽ làm cho bạn chóng no nhưng không làm bạn mập ra. Ngoài ra các
thực phẫm này còn tăng tức thời mức dung nạp chất chống oxi-hóa, đem lại cho bạn
rất nhiều những chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần tới đễ duy trì một sức
khoẻ tối ưu và bảo đảm sự trường thọ. Mỗi ngày bạn cần dung nạp 40 gram chất sơ
từ các thực phẩm gốc thực vật.
4. Chiếu cố tới các thực phẫm có chỉ số glycemic thấp
Chỉ số glycemic ( The
glycemic index ) của môt thực phẫm
càng cao thỉ lại càng làm đường-huyết tăng nhanh , vì vậy muốn ổn định mức
đường huyết chúng ta cần lưa chọn những thực phâm có chỉ số glycemic thấp
Những thực phẩm có chỉ số glycemic cao
cần tránh bao gốm : đường, khoai tây trắng, bánh mì trắng và làm từ lúa mì, và
hầu hết các ngũ cốc tinh chế.
Những thực phẩm có chỉ số glycemic thấp ( Low-glycemic index foods )nên lựa chọn gồm có
các rau lá xanh, gạo nâu, kiều mạch (oat), lúa mạch đen (rye), quinoa, một số
trái cây như các trái mọng, khoai lang, lúa mach (barley), các loại đậu
(beans), đậu Hoà lan (peas), đâu lăng (lentils), và hầu hết các loại rau
5. Uống vitamin B12 bổ sung
Khi
ăn theo chế độ đặt cơ sở trên thực vật bạn cần phải uống thêm vitamin B12 bổ
sung (vitamin
B12 supplement) , vitamin này cần thiết cho một sức khoẻ
tối ưu
Một
lý do khác nữa để chúng ta thay đổi chế độ ăn uống. Đó là theo dự liệu của CDC
(Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật) cứ một trong ba trẻ em sanh sau năm 2000 sẽ mẳc
bệnh tiểu đường loại 2 vào một lúc nào đó trong đời sống của chúng. Vì vậy chuyển
trọng tâm sang các thực phẫm gốc thực vật là một cách để chứng ta bắt đầu đảo
nghich lại dữ liệu thống kê trên và tạo thành một thói quen ăn uống lành mạnh bền
vững cho trọn đời