Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Thường xuyên bỏ bữa sáng có hại ra sao?

Bữa sáng vô cùng quan trọng, nó là nguồn cung cấp năng lượng cho một ngày dài hoạt động. Bỏ bữa sáng và nhịn đói lâu ngày không chỉ gây ra các bệnh về dạ dày, dễ dẫn đến béo phì, mất cơ và mắc một số bệnh khác.

Trong văn hóa Nhật Bản, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng có thể khiến cơ thể tràn đầy năng lượng, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc. (Ảnh: Nishihama/ Shutterstock)


1. Bệnh tiểu đường
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2012, những nam giới bỏ bữa sáng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 25%. Bỏ bữa sáng cũng làm tăng 16% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thậm chí, ngay cả khi nó không làm thay đổi cân nặng, nó vẫn dễ dàng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.


2. Béo phì
Những người thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ tăng nguy cơ béo phì. Theo nghiên cứu, những người ăn sáng ít hơn 3 lần/1 tuần có cân nặng trung bình cao hơn khoảng 1.9kg so với những người ăn sáng hơn 3 lần/1 tuần.

Nếu không ăn sáng khi bụng đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ nhầm tưởng rằng đang trong tình trạng thiếu ăn. Một khi đã ăn vào sẽ dễ dẫn đến việc ăn nhiều vào bữa trưa hoặc bữa tối, khả năng hấp thụ của cơ thể sẽ kém hơn dẫn đến việc chất béo sẽ tích tụ trong cơ thể.

3. Suy giảm nhận thức
Một nghiên cứu cho rằng nếu trẻ thường xuyên bỏ bữa sáng, não bộ đang phát triển của trẻ có thể bị teo lại, dẫn đến suy giảm nhận thức.

Nhu cầu về glucose của tế bào não nhiều hơn gấp 20 lần nhu cầu của các mô ngoại vi. Tế bào não không thể tự tổng hợp được glucose, lượng glucose dự trữ trong tế bào não chỉ có thể chuyển hóa trong 5 phút nên cần liên tục hấp thụ glucose từ quá trình tuần hoàn máu.

Sau một đêm không ăn, glycogen trong gan đã cạn kiệt, nếu không ăn sáng kịp thời, não bộ chỉ có thể dựa vào thể xeton từ quá trình phân hủy axit béo để hoạt động, khả năng học tập và nhận thức lúc này cũng sẽ giảm sút.

4. Gây sỏi mật
Nhịn đói lâu ngày mà không ăn sáng, cơ thể sẽ giảm tiết dịch mật và tăng cholesterol trong dịch mật khi đói, lâu dần sẽ đọng lại và kết tinh thành sỏi mật.

5. Viêm mãn tính
Những người bỏ bữa sáng trong thời gian dài có mức độ nhạy cảm của protein phản ứng C trong máu cao hơn đáng kể, có liên quan đến những bệnh viêm mãn tính như tiểu đường, Alzheimer, đột quỵ, ung thư… (Nguồn: panyajampatong/ Shutterstock)

Những người bỏ bữa sáng trong thời gian dài có mức độ nhạy cảm của protein phản ứng C trong máu cao hơn đáng kể, cho thấy việc bỏ bữa sáng có thể liên quan đến chứng viêm mãn tính khắp cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, protein phản ứng C là chỉ số đánh giá mức độ viêm nhiễm trong cơ thể.

Viêm mãn tính cũng có thể nói là một “kẻ giết người” thầm lặng, nó có thể nằm im trong cơ thể hàng chục năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng một khi nó xảy đến có thể gây ra hậu quả chết người. Ví dụ như bệnh tim mạch vành là một bệnh viêm mãn tính.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường, Alzheimer, đột quỵ và ung thư đều có liên quan đến chứng viêm mãn tính.

Trước những tác hại to lớn của việc bỏ bữa sáng, từ bây giờ chúng ta hãy cùng chú trọng hơn về việc ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng nhé. Bên cạnh đó hãy uống một cốc nước ấm để bổ sung nước sau một đêm dài và nó cũng có thể làm sạch ruột.

Như vậy một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần những gì?

1. Ngũ cốc
Ngũ cốc như bánh mì, cháo, bánh hấp, cơm…. Thực phẩm chủ yếu từ ngũ cốc cung cấp năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên vào bữa sáng, bạn nên tránh những món chiên rán từ bột chiên xù hoặc đồ ăn vặt có hàm lượng đường và dầu cao.

2. Protein chất lượng cao

Protein chất lượng cao như trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành, thịt nấu chín..v.v những thực phẩm này có thể cung cấp một lượng protein chất lượng cao, làm chậm quá trình trống của dạ dày và mang lại cảm giác no lâu.

3. Rau và trái cây

Các loại rau gồm dưa chuột, xà lách, cà chua… có thể dùng làm salad. Đối với trái cây, nên ăn trái cây theo mùa. Ăn nhiều rau và trái cây có thể cung cấp cho chúng ta đủ vitamin và chất xơ.

Liên Tâm/ Vision Times/trithuc