Những Điều Thú Vị Trong Tiếng Việt có thể bạn chưa biết. Tiếng Việt luôn tồn tại những điều thú vị khi chúng ta tìm hiểu về nó mới biết người tạo ra nó đã dụng tâm như thế nào. Quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ là một quá trình dài.
Trong một cuộc hội thảo khoa học ở Paris năm 1912, linh mục người Pháp là Léopold Cadière – một nhà nghiên cứu có uy tín về văn hóa Việt Nam – đã phát biểu: “Công lao phát minh ra chữ quốc ngữ chính là của người Pháp, Giám mục Alexandre de Rhodes”.
Sự ra đời của Tiếng Việt
Từ 1621 đến 1625, Francisco de Pina đã biên soạn tài liệu đầu tiên về Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt và cuốn Ngữ pháp tiếng Việt.
Linh mục Thanh Lãng, một trong ba người đã dịch quyển Từ điển Việt – Bồ – La (Annam – Lusitanium – Latinum),đã có nhận xét: “Việc phiên âm chữ Quốc ngữ được tiến hành trước khi Đắc Lộ (A. de Rhodes) đến Việt Nam.
Sở dĩ Đắc Lộ về sau này được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn chữ Quốc ngữ cho bằng đã để lại hai quyển sách được coi như tài liệu duy nhất về chữ Quốc ngữ”.
Những điều thú vị trong tiếng Việt
Trong chữ “Nhẹ” vẫn có dấu “Nặng” nhẹ cấu tạo có dấu nặng.
Trong chữ “Vững” vẫn có dấu “Ngã” vững vẫn có thể ngã.
Trong chữ “Hiểu” vẫn có dấu “Hỏi” muốn hiểu phải hỏi.
Chữ “Ngắn” vẫn dài hơn chữ “Dài” ngắn vẫn dài hơn dài.
Trước khi học được chữ KHÔN , ta phải đánh vần qua vần KHỜ trước khi khôn thì sẽ khờ.
Cách sắp chữ trong tiếng Việt
Sung sướng có 9 chữ thì Gian truân cũng vậy, Sung sướng và gian truân có thể thay phiên nhau.
Hạnh phúc có 8 chữ thì Bi thương cũng thế, Hạnh phúc rồi cũng sẽ Bi thương và ngược lại.
Tình yêu có 7 chữ thì Phản bội cũng thế, hai thái cực đi đôi với nhau.
Sự thật có 6 chữ thì Giả dối cũng thế, sự thật đôi lúc không phải là sự thật, phủ định của phủ định là khẳng định.
Bạn bè có 5 chữ thì Kẻ thù cũng thế, bạn bè và kẻ thù luôn đi chung với nhau.
Cười có 4 chữ thì Khóc cũng thế, đỉnh điểm của cười là khóc, khi sinh ra ta khóc thì ba mẹ ta cười.
Yêu có 3 chữ thì Hận cũng thế, yêu nhiều thì hận nhiều.
Ta có 2 chữ thì Nó cũng thế, đôi bạn cùng tiến.
Ứ có 1 chữ thì Ừ cũng thế, không đồng ý hay đồng ý chỉ khác nhau cái dấu ngã về bên trái hay bên phải.
Bảng gõ tiếng Việt thời xưa
Mối liên hệ chặt chẽ giữa tiếng Anh và tiếng Việt
Trong “Friend” (bạn bè) vẫn có “End” (chấm hết), bạn bè rồi cũng sẽ có ngày chấm hết.
Trong “Believe” (tin tưởng) vẫn có “Lie” (lừa dối) có tin tưởng mới có lừa dối, không tin tưởng thì lừa dối không tồn tại.
Trong “Lover” (người thương) vẫn có “over” (kết thúc), người thương dù có 100 năm sau vẫn lìa xa ta.
Chỉ có từ DAD viết ngược vẫn là DAD
Và chữ MOM viết ngược vẫn là MOM.
Nghĩa là bố mẹ là duy nhất dù có thay đổi như thế nào bố mẹ vẫn là bố mẹ.
Tiếng Việt luôn tồn tại nhiều điều thú vị dù chúng ta có học một đời cũng không hiểu hết những điều thú vị ấy. Có thể nói ngôn ngữ của một Quốc gia là tinh hoa đúc kết hàng ngàn năm qua nhiều thế kỷ mới được hình thành.
Trên thế giới có nhiều quốc gia không sử dụng ngôn ngữ riêng mà sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Khi tiếng Anh đã dần thông dụng trên khắp thế giới người ta sử dụng nó để có chung một ngôn ngữ
(theo vznew.com)