Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

Móng tay xuất hiện đường vân dọc cảnh báo điều gì?

móng tay xuất hiện đường vân dọc

Một số người có móng tay mịn và sáng bóng, trong khi những người khác lại có các đường vân dọc, nếp nhăn, hoặc dễ nứt gãy. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự bất thường này?

Dưới đây là 4 nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng “đường vân dọc” trên móng tay:


1. Thiếu máu

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt, đây là một loại thiếu máu phổ biến. Trong máu thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để có thể mang oxy đến các mô trong cơ thể. 

Nó xảy ra hầu hết ở phụ nữ và gây ra các đường dọc trên móng tay. Nếu chúng ta thấy xuất hiện những đường vân này, hãy ăn một số thực phẩm giúp bổ sung khí huyết kịp thời, cải thiện tình trạng thiếu máu và giúp làm giảm các triệu chứng của đường vân dọc.

2. Thận kém
Móng tay có liên quan mật thiết đến các cơ quan khác nhau của cơ thể. Nếu như móng tay phát sinh những bất thường, rất có thể là nó đang phản ánh một tình trạng sức khỏe của bộ phận nào đó trên cơ thể.

Nếu trên móng tay có những đường vân dọc và màu sắc rất đậm thì có nghĩa là cơ thể đang có nhiều độc tố, đồng nghĩa với việc chức năng giải độc của thận có thể không được tốt, đặc biệt có thể do gan khí ngưng trệ hoặc thận khí thiếu hụt. Lúc này, nhất định phải kịp thời điều chỉnh thân thể.

3. Quá nhiều áp lực
Ngày nay, nhịp sống ngày càng nhanh, áp lực công việc và cuộc sống của nhiều người ngày càng lớn, những điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và giấc ngủ bình thường của cơ thể. Nếu hai phương diện này không tốt có thể khiến cơ thể thiếu một số nguyên tố hoặc canxi, ảnh hưởng đến hình dạng bình thường của móng tay và các đường vân dọc.

Quá nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và giấc ngủ bình thường của cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)

4. Nguyên nhân di truyền
Ngoài 3 nguyên nhân nói trên thì những đường vân dọc trên móng tay còn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố di truyền, khi bố hoặc mẹ có những đường vân dọc trên móng tay thì con cháu của họ rất có thể cũng sẽ có, đối với trường hợp do yếu tố di truyền thì không cần quá lo lắng.

Làm thế nào để giảm bớt các đường dọc trên móng tay?

1. Duy trì chế độ ăn uống tốt
Thành phần chính của móng là protein cứng chắc gọi là keratin, ngoài ra còn có một lượng nhỏ của lưu huỳnh, canxi, chất béo và nước. Nếu có các đường vân dọc trên móng tay, đó có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng.

Lúc này chúng ta nên bổ sung thêm nhiều protein chất lượng cao và giàu dinh dưỡng từ động vật và thực vật như trứng, đậu, cá. Đồng thời chúng cũng chứa rất nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng khác, có thể thúc đẩy nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể, tổng hợp protein keratin và giảm sự xuất hiện của vân dọc trên móng tay.

2. Ngủ đủ giấc
Xây dựng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và đều đặn. Thói quen thức khuya khiến giấc ngủ không đủ chất lượng. Bên cạnh đó, làm việc quá sức cũng gây tiêu hao thể lực, năng lượng và làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Vì vậy, cần xây dựng thời gian ngủ đủ giấc, tăng cường tổng hợp protein keratin. Đặc biệt không ăn quá no trước khi đi ngủ nhằm giảm gánh nặng cho cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.

3. Uống đủ nước


Việc bổ sung nước kịp thời sẽ giúp giảm khô da, móng và duy trì sự cân bằng nước và muối trong cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)

Xuất hiện các đường vân dọc trên móng tay cũng có thể do thiếu nước, vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày cần hình thành thói quen uống nhiều nước. Việc bổ sung nước kịp thời sẽ giúp giảm khô da, móng và duy trì sự cân bằng nước và muối trong cơ thể.

Nếu móng tay giòn và yếu thì có thể là do dinh dưỡng không cân bằng, tốt nhất nên chú ý đến thói quen ăn uống. Bổ sung đầy đủ chất đạm và chất sắt có thể giúp móng tay khỏe mạnh, ít bị gãy và tổn thương.

Liên Tâm/ Vision Times/trithuc