Dịch từ “10 Heart Health 'Rules' You Should Actually Ignore-Krissy Brady-August 22, 2022 “
Bạn biết việc chăm sóc trái tim quan trọng như thế nào - nhưng biết chính xác các bước cần thực hiện để giữ cho trái tim của bạn được khỏe mạnh có thể là một công việc khó khăn.
Cần thiết phải uống aspirin như thế nào để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ? Cholesterol “tốt” nhiều hơn có thực sự giúp chống lại cholesterol “xấu” không? Và lòng đỏ trứng có bổ ích cho tim hay không? Câu trả lời cho những câu hỏi này hoàn toàn không dễ bởi vì các khuyến cáo có thể thay đổi quá nhanh
Bác sĩ tim mạch Briiany Owen --thuộc UT Physicians and Memorial Hermann tại Houston Texas-- cho biết” thật khó có thể nói điều có gì có thể làm để cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn bởi vì giống như tất cả các ngành khoa học và y học khác đó là một lãnh vực nghiên cứu không ngừng phát triển”. Hon nữa có rất nhiều thông tin sai lệch trên internet về vấn đề này - giống như đối với với hầu hết các chủ đề khác - vì vậy việc tìm hiểu sự thật càng thêm khó khăn
Thêm một trở ngại khác: Đó là cơ thể mỗi người mỗi khác, vì vậy bạn sẽ không nhất thiết có cùng đáp ứng với một số phương pháp điều trị nhất định hoặc với sự thay đổi lối sống theo cách của những người khác. Lisa Moskovitz --chuyên gia dinh dưỡng tại New York và là tác giả cuốn sách “Cốt lõi của 3 chương trình ăn uống lành mạnh”--cho biết : “Vì lý do đó, các hướng dẫn về sức khỏe tim mạch cần đươc thay đổi sao cho thích hợp với từng bệnh nhân,”.
Theo các chuyên gia, để giúp giải tỏa một số nhầm lẫn, bạn hãy đọc kỹ giải thích dưới đây về lý do tại sao chúng ta cần phải dứt khoát bỏ qua 10 “quy tắc” sức khỏe tim mạch thường được tin dùng hiện nay
1. 1. Bạn nên dùng aspirin hàng ngày.
Sử dụng aspirin hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ ở một số người (bằng cách can thiệp vào hoạt động đông máu theo Mayo Clinic). Thế nhưng chế độ này không dành cho tất cả mọi người bởi vì nó có nguy cơ gây những tác động phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu đường tiêu hóa. Chính vì lý do này mà việc sử dung aspirin hàng ngày không còn đươc ghi trong bản khuyến cáo tổng quát của U.S. Preventative Services Task Force (Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Phòng ngừa Hoa Kỳ )
Bác sỉ tim mạch Michael Weinrauch--- tại New Jersey và là Chủ tịch Khoa Tim mạch tại Trung tâm Y tế Overlook --cho biết: “Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh tình của bạn, sử dụng aspirin hàng ngày có thể cũng có lợi cho tim mạch của bạn mà cũng có thể cực kỳ nguy hiểm”. Theo ông "Trong hầu hết các trường hợp, việc dùng aspirin hàng này hoàn toàn không cần thiết."
Những người ở độ tuổi 40-59 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao và không có tiền sử về bệnh này nên cùng bác sĩ quyết định xem họ có nên dùng aspirin hay không – chẳng hạn như khi họ ở tuổi 45, nghiện thuốc và bị bệnh tiểu đường. Trái lại những người từ 60 tuổi trở lên không bị bệnh tim thì không nên uống aspirin.
Bác sĩ Weinrauch nói tiếp “Nếu bạn từng bị đau tim hoặc đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu (bypass), bạn sẽ được hưởng lợi từ aspirin bất kể tuổi tác. Tương tự, nếu bạn không bị đau tim, không đặt stent hoặc không bắc cầu nhưng có chỉ số canxi cao (xét nghiệm phát hiện mảng bám trong động mạch vành) thì bạn cũng có thể được lợi khi dùng aspirin”.
Điểm mấu chốt: Đừng dùng aspirin mỗi ngày trước khi hỏi ý kiến bác sĩ - và nếu bạn nghi ngờ bị lên cơn đau tim thì hãy gọi 911.
2. Muối biển tốt cho sức khỏe hơn muối ăn.
Muối biển ( sea salt) ít được chế biến hơn muối ăn (table salt) và vẫn giữ được các khoáng chất vi lượng (trace minerals), nhưng cả hai đều có giá trị dinh dưỡng cơ bản như nhau.
Bác sĩ Owen nói: “Cơ thể bạn cũng xử lý chúng theo cùng một cách, vì vậy dù bạn thích loại muối nào đi chăng nữa, thì dùng quá nhiều đều có ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Bạn nên hạn chế lượng natri tiêu thụ dưới 2.300 miligam - hoặc 1 thìa cà phê - mỗi ngày.
3. Dầu dừa dùng để nấu ăn tốt cho sức khỏe hơn.
Mặc dù dầu dừa nguyên chất (virgin coconut oil)chứa các axit béo chuỗi trung bình ( medium chain fatty acid ) được cho là làm tăng HDL - hay còn gọi là cholesterol “tốt” và có lợi ích trong việc chống vi khuẩn và chống oxy hóa, nhưng nó vẫn chứa nhiều chất béo bão hòa ( saturated fats) ở mức đáng báo động - nhiều hơn khoảng 50% so với bơ, theo Mayo Clinic .
Bác sỉ Weinrauch cho biết: “Khi tiêu thụ quá mức chất béo bão hòa, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc các bệnh tim mạch khác ( vì cholesterol LDL “xấu” trong huyết thanh tăng). Theo ông “Thay vào đó, nên điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn theo các khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tức là theo một chế độ ăn uống có 6% lượng calo hàng ngày (hoặc ít hơn) được tạo thành từ chất béo bão hòa.”Ông nói thêm, nếu muốn bạn có thể thay thế dầu dừa bằng một lượng nhỏ dầu ô liu hoặc dầu bơ nguyên chất.
4. Hút thuốc lá điện tử (vaping) tốt hơn là hút thuốc lá thường (smoking)
Bác sĩ Owen nói: “Hít phải không khí nóng-- cho dù là từ điếu thuốc lá thường, từ điếu thuốc lá điên tử (bút vape) hay từ tòa nhà đang cháy-- đều không bao giờ tốt cho phổi, cho dù bạn tránh nó như thế nào”. “Khi hút thuốc lá điện tử các hóa chất và dầu độc hại sẽ gây sẹo cho phổi.”
Và nếu bạn hút thuốc lá điện tử với nicotine, bạn chỉ đang đánh đổi chứng nghiện thuốc lá thường của mình với chứng nghiện thuốc lá điên tử (vape pen). Bác sĩ Owen nói: “Nicotine không chỉ gây nghiện mà còn có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến cao huyết áp. Như vậy chẳng có gì tốt cho cơ thể bạn.”
Nếu bạn muốn bỏ hút thuốc, bác sĩ Owen khuyên bạn nên thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, vì họ có nhiều phương pháp hỗ trợ bạn trong việc cai thuốc
5. Tác dụng kích thích của cà phê quá mạnh đối với tim.
Thật ra uống khoảng hai hoặc ba tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim - và điều này đúng cho cả những người có hoặc không mắc bệnh tim mạch.
Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim (arrhythmia) hoặc bị tăng nhịp tim (do co bóp tâm thất sớm hoặc co bóp tâm nhĩ sớm). thì bác sĩ Owen cho biết: “Caffeine trong cà phê có thể kích thích và làm trầm trọng thêm tình trạng đánh trống ngực”
6. Miễn là bạn uống rượu hàng ngày theo đúng liều lượng khuyến nghị thì trái tim của bạn sẽ an toàn khỏi bị tổn thương.
Theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, mức độ tiêu thụ rượu hiện được một số quốc gia coi là an toàn có liên quan đến sự phát triển của bệnh suy tim. Theo đề xuất của Hiệp hội này thì nếu bạn uống rượu, hãy giới hạn mức tiêu thụ hàng tuần của bạn ở dưới một chai rượu vang hoặc ít hơn ba lon rưỡi 500 ml bia 4,5%.
Mặc dù rượu vang đỏ đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe tim mạch (có thể là do chất chống oxy hóa trong rươu làm tăng mức độ cholesterol tốt và bảo vệ chống lại sự tích tụ cholesterol xấu), nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện.
Bác sĩ Owens nói “Giống như hầu hết mọi thứ, bạn phải uống rượu có chừng mực và bạn không thể bỏ qua những tác động tiêu cực hoặc rủi ro của việc uống rượu,” "Nếu bạn phát triển các vấn đề về tim, bạn không bắt buộc phải bắt đầu uống rượu vang đỏ để cải thiện tình trạng của mình."
Theo bác sĩ Owens :” Đối với một số bệnh tim, chẳng hạn như suy tim, rượu đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra và làm bệnh này thêm trầm trọng
7. Mười nghìn bước mỗi ngày có thể thay thế mọi hoạt động tim mạch.
Bác sĩ Owen nói: “Mặc dù điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn là tránh ít vận động (sedentary), nhưng đi bộ 10.000 bước mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tim mạch là không đủ.
Điều quan trọng là có được một hoạt động tim mạch vừa phải. Vì vậy, nếu bạn đi bộ chậm, bạn sẽ không gặt hái được đủ lợi ích như mong muốn . Nếu bạn thích đi bộ, bạn cần tăng thêm tốc độ hoặc sử dụng tạ nhẹ. Cách để biết hoat động tim mạch cũa bạn có cường độ trung bình là khi nhịp tim của bạn tăng khi bạn gắng sức và bạn đổ mồ hôi nhẹ.
Bác sĩ Owen khuyên: “Nếu bạn không thể làm điều trên vì tình trạng thể chất hiện tại của bạn thì bạn hãy cố gắng tăng mức độ hoạt động của bạn từ từ mỗi tuần cho đến khi bạn đạt được mục tiêu nói trên.
8. Tốt nhất chỉ nên ăn lòng trắng trứng.
Quy tắc về sức khỏe tim mạch này quay trở lại niềm tin cũ cho rằng trứng (cụ thể là lòng đỏ trứng) không tốt vì lòng đỏ trứng giầu về cholesterol trong chế độ ăn uống. Thế nhưng lòng đỏ cũng là nơi tập trung của tất cả các chất dinh dưỡng có lợi khác (chẳng hạn như lutein, folate, riboflavin và vitamin A, B12, D và K) mà phần lớn là những chất thiết yếu (essential) và bảo vệ chống lại bệnh tật, bao gồm cả bệnh tim.
Một nghiên cứu cho thấy những người ăn trứng thường xuyên có nhiều phân tử HDL lớn (large HDL molecules) trong máu, giúp loại bỏ cholesterol khỏi mạch máu và bảo vệ chống lại sự tắc nghẽn mạch có thể dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ, Trong khi đó những người ăn ít trứng lại có nhiều chất chuyển hóa ( metabolites)có hại hơn trong máu có liên quan đến bệnh tim.
Theo bác sĩ Moskivitz: “Mặc dù phần trung tâm màu vàng của trứng có chứa chất béo bão hòa (khoảng 1-2 gam cho mỗi quả trứng), nhưng bạn có thể tiêu thụ một cách an toàn một lượng nhất định, ngay cả trong chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.
Ăn trứng điều độ có thể hiểu là ăn ba đến năm quả trứng mỗi tuần, cùng với nhiều thực phẩm làm giảm cholesterol và huyết áp, chẳng hạn như bột yến mạch, trái bơ, trái cây tươi và rau.
9. Tất cả các chất béo đều có hại cho tim của bạn.
Có bốn loại chất béo khác nhau trong thực phẩm chúng ta tiêu thụ và một số trong số này là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng.
Một loại chất béo cần tránh hoàn toàn vì lợi ích của trái tim của bạn đó là Chất béo chuyển hóa( Trans fats)- chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và bánh nướng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những chất béo này làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt . (Để rõ ràng hơn, bạn hãy tránh bất kỳ sản phẩm nào mà trên nhãn dán thành phần (ingredients label)có ghi hàng chữ “dầu hydrogen hóa một phần” (partially hydrogenated oils)
Loại khác bạn nên hạn chế tiêu thụ là chất béo bão hòa (saturated fats), có tự nhiên trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo và dầu nhiệt đới (ví dụ như dừa và dầu cọ). Chúng cũng có thể được tìm thấy trong thực phẩm chiên và bánh nướng. Tương tự như chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Mặt khác, theo bác sỉ Moskovitz chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa ( monounsatured and polyunsaturated fats)được cho là có thể làm giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt, . Những chất béo lành mạnh này có thể được tìm thấy trong các loại dầu như dầu ô liu và dầu hướng dương(sunflower), các loại hạt như quả óc chó (walnut)và bí ngô (pumpkin), và cũng có thể được tìm thấy trong quả bơ và bơ đậu phộng.
Omega-3 thuộc nhóm chất béo không bão hòa đa và được tìm thấy trong các loại cá béo, chẳng hạn như cá hồi (salmon)và cá trích (herring). Các lựa chọn dựa trên thực vật bao gồm hạt chia, hạt gai dầu ( hemp) và cải Brussels.
10. Một lượng lớn cholesterol "tốt" có thể bù đắp lượng cholesterol "xấu".
Bởi vì cholesterol tốt sẽ hấp thụ cholesterol xấu và đưa nó trở lại gan để thải ra khỏi cơ thể, nên có thể cho rằng mức cholesterol tốt càng cao thì càng tốt vì sẽ giúp lọai bỏ càng nhiều cholesterol xấu.
Thế nhưng hóa ra không phải vậy. Những người có mức cholesterol tốt cực kỳ cao dường như lại có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân đằng sau vấn đề này, nhưng các yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân.
Theo bác sĩ Owens“Khi nói đến mức cholesterol tốt, có vẻ như nó thực sự cần vừa phải - không quá thấp mà cũng không quá cao,” “Tốt nhất, mức cholesterol tốt của bạn nên cao hơn 40 nhưng thấp hơn 90 để ngăn ngừa bệnh tim”.
Tập thể dục nhiều hơn, bỏ hút thuốc cũng như kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu đều có thể đóng một vai trò tích cực trong việc tăng mức cholesterol tốt - và tất nhiên, cả việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh cho tim nhu chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc DASH cũng vậy.
Bác sĩ Moskovitz còn cho biết thêm “ Nghiên cứu cho thấy rằng đường cũng có thể đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong việc tăng cholesterol huyết thanh (serum cholesterol) vỉ vậy khi coi nhãn dinh dưỡng ( nutrition label) trên thực phảm bạn không nên tìm kiếm cholesterol, mà hãy tập trung vào tổng chất béo bão hòa ( total saturated fat)và đường bổ sung (added suggar).
NBNtintuccaonien