Giấm là một loại gia vị phổ biến, có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng bạn có thể chưa biết hết về những công dụng không ngờ mà giấm mang lại.
Giấm ăn có rất nhiều công dụng và là một trong những loại gia vị phổ biến nhất. (Ảnh: Africa Studio/Shutterstock)
Giấm “làm ra” món trứng luộc trần hoàn hảo
Có lẽ chúng ta từng đến nhà hàng và gọi món trứng luộc. Vị của nó khác hẳn với vị trứng luộc ở nhà, có thể chúng ta sẽ nghĩ rằng khá khó để làm ra vị như ở nhà hàng. Trên thực tế, giấm trắng chính là thành phần bí mật tạo nên món ăn tuyệt vời này.
Thêm giấm vào trứng sẽ làm cho nước có vị chua, điều này sẽ đẩy nhanh quá trình đông tụ của lòng trắng trứng, giúp lòng trắng trứng ít bị chảy ra hòa vào trong nước.
Cách làm rất đơn giản. Đun sôi một nồi nước, dùng một cái rây lưới nhỏ, lấy trứng tươi từ trong tủ lạnh ra, tách bỏ vỏ trứng và cho trứng vào rây lưới (có thể lọc bỏ bớt phần lòng trắng trứng lỏng không mong muốn). Sau khi nước sôi, giảm lửa và giữ cho nước sôi lăn tăn, lúc này bỏ một muỗng canh giấm trắng vào nồi nước. Dùng thìa nhỏ khuấy nhẹ để nước tạo ra vòng xoáy, sau đó nhẹ nhàng thả cả rây lưới vào giữa dòng xoáy. Sau khi lòng trắng trứng đông cứng lại thì dùng thìa lấy trứng ra bày lên đĩa.
Thêm giấm trắng là một trong những bí quyết tuyệt vời để tạo ra một món trứng luộc hoàn hảo. (Ảnh: Joe Gough/ Shutterstock)
Thêm giấm, lọc trứng gà, tạo vòng xoáy nước là những bước quan trọng để tạo ra món trứng luộc hoàn hảo. Nên chọn loại trứng tươi mới vừa lấy ra khỏi tủ lạnh, vì khi được bảo quản ở nhiệt độ mát, lòng trắng trứng sẽ bọc lấy lòng đỏ tốt nhất, nhưng cũng có một số lòng trắng trứng bị chảy nước. Nếu đập cả quả trứng vào nồi nước sôi, lòng trắng trứng lỏng sẽ sủi bọt. Vì thế, việc đập trứng vào một cái rây lưới là để lọc bỏ phần lòng trắng trứng lỏng. Bằng cách này, bề mặt của trứng luộc sẽ luôn láng mịn.
Một số lưu ý khi chế biến món ăn này:
– Khi lọc trứng thì cần chú ý không lắc lưới lọc.
– Nên chọn trứng gà còn tươi, tốt nhất là sử dụng trứng khi đang bảo quản trong tủ lạnh.
– Tạo dòng xoáy nước, điều này giữ cho trứng lập tức chìm xuống đáy nồi. Trứng sẽ không bị vỡ và không sủi bọt.
Giấm giúp trứng luộc dễ bóc vỏ hơn
Cho một ít giấm vào luộc trứng để dễ bóc vỏ. (Ảnh: Schankz/ Shutterstock)
Chúng ta thường gặp vấn đề khi bóc vỏ trứng, bởi vì có nhiều quả rất khó bóc và lòng trắng hay dính sát vào vỏ. Vậy có thể thử áp dụng phương pháp luộc trứng với giấm.
Trước đây có thể bạn đã thêm muối khi luộc trứng, nhưng hôm nay bạn hãy thử với giấm Cho một lượng nhỏ giấm trắng hoặc giấm táo để giúp làm mềm vỏ trứng (chỉ cho lượng ít để đảm bảo không ảnh hưởng đến mùi vị của trứng). Nếu bạn sử dụng một loại giấm mạnh như giấm nho balsamic, nó sẽ làm thay đổi mùi vị của trứng, vì vậy bạn nên sử dụng giấm nhẹ như giấm trắng hoặc giấm táo thôi .
Giấm giúp khoai tây luộc được săn chắc và dễ lột vỏ
Thêm một ít giấm vào khoai tây luộc để giữ cho khoai tây săn chắc. (Ảnh: Shyripa Alexandr/ Shutterstock)
Khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, nên dễ bị nhão khi lột vỏ và luộc chín. Cho một ít giấm vào đun sôi, axit axetic sẽ ngăn pectin trong khoai tây bị phân hủy quá nhanh và giúp tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt khoai tây. Do đó giữ cho khoai tây có hình dạng săn chắc.
Ngoài ra, còn có 2 bí quyết khác. Đầu tiên là việc chọn khoai tây. Khoai tây sáp (waxy potato) có hàm lượng tinh bột thấp và khoai tây bột (starchy potato) có hàm lượng tinh bột cao, vì thế bạn được khuyến khích nên chọn khoai tây sáp, nó không dễ bị nát và giữ được hình dạng khi nấu chín.
Bí quyết thứ hai chính là kiểm soát nhiệt độ nước. Nên giữ nhiệt độ nước khoảng 60°C, khoai tây sẽ không bị biến dạng sau 30 phút nấu. Nếu có thể, bạn nên sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước trong thời gian này. Sau nửa giờ, thêm một chút giấm trắng (giấm rượu vang đỏ hoặc giấm táo) và muối, sau đó tiếp tục tăng lửa và nấu khoai tây cho đến khi chín. Cuối cùng là rửa sạch khoai tây với nước khi nấu xong.
Giấm bảo quản thức ăn lâu hơn
Giấm trắng, giấm mạch nha, giấm táo hoặc giấm rượu đều có thể dùng để bảo quản thức ăn. (Ảnh: Taras Grebinets/ Shutterstock)
Từ thời cổ đại người ta đã sử dụng giấm để ướp và bảo quản thức ăn. Giấm được tạo ra bởi acetobacter, một loại vi khuẩn sản xuất axit. Thực phẩm được bảo quản bằng giấm sẽ ít bị hỏng ngay cả khi không để trong tủ lạnh. Thậm chí nó có thể được bảo quản ở nhiệt độ thường trong nhiều năm, đặc biệt là món dưa muối chua.
Tuy nhiên, rau củ sẽ tiết ra nước làm loãng giấm, vì thế bạn nên chọn loại giấm có độ axit từ 5% trở lên để có thể ngăn vi khuẩn khác phát triển và kéo dài thời gian bảo quản rau. Giấm trắng, giấm mạch nha, giấm táo hoặc giấm rượu đều được sử dụng phổ biến.
Giấm giúp thịt mềm
Để có được miếng bít tết mềm và ngon ngọt, hãy dùng giấm pha loãng để ướp thịt. (Ảnh: Mikhaylovskiy/ Shutterstock)
Nếu miếng thịt bò chín quá dai, bạn có thể thử dùng giấm. Phương pháp này cũng hiệu quả với các loại thịt khác.
Hãy sử dụng giấm như một chất làm mềm thịt trước khi nấu. Chuẩn bị khay để ướp thịt, tốt nhất là dùng bằng vật liệu thủy tinh. Đổ một phần giấm và hai phần nước ấm (hoặc nước dùng) vào khay. Nếu muốn, bạn có thể thêm một chút gia vị.
Để giúp tăng hương vị và làm mềm tốt hơn, hãy dùng nĩa chọc các lỗ trên miếng thịt trước khi ngâm với giấm.
Cuối cùng, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và cho vào tủ lạnh ít nhất 2 giờ. Sau đó lấy ra và nấu như bình thường, bạn sẽ có một miếng thịt mềm ngon.
Giấm giúp cơm chín dẻo, tơi xốp
Thêm chút giấm vào gạo trong khi nấu, cơm sẽ tơi xốp hơn. (Ảnh: Amarita/ Shutterstock)
Một số loại gạo khi nấu chín sẽ rất khô, đặc biệt là gạo lứt. Khi thêm một ít giấm trong khi nấu sẽ giúp phá vỡ một số tinh bột trong gạo, từ đó giúp gạo hấp thụ nước và sẽ tơi xốp hơn.
Có 4 thao tác chính để có một nồi cơm ngon. Đầu tiên là vo gạo, vo gạo để loại bỏ bụi bẩn và bụi tinh bột bám trên bề mặt hạt gạo. Sau đó cho một thìa cà phê giấm trắng hoặc giấm táo vào nồi cơm điện.
Khi cơm chín, hãy để yên ít nhất 10 phút trước khi mở nắp. Bước quan trọng nhất chính là dùng muỗng xới tơi cơm để bay hết hơi nước, sau đó bạn có thể nêm gia vị nếu muốn.
Lưu ý rằng giấm có thể áp dụng cho tất cả các phương pháp nấu ăn thông thường ngoại trừ việc sử dụng nồi áp suất để nấu cơm.
Giấm khử mùi tanh trên tay
Nước rửa tay tự chế làm từ giấm, chanh và nước rửa bát để khử mùi tanh trên tay. (Ảnh: Lukas Gojda/ Shutterstock)
Nếu bạn từng chế biến và nấu hải sản, bạn sẽ thấy rằng rất khó để xử lý mùi tanh trên tay. Nhưng với mẹo này, bạn sẽ thoải mái sơ chế hải sản mà không sợ mùi tanh lưu lại trên tay nhé.
Cách làm rất đơn giản, hãy cho vào chậu theo tỷ lệ 1 cốc giấm, 1/4 cốc nước cốt chanh và một ít xà phòng rửa bát, trộn đều và để trong 30 phút, sau đó nhúng tay vào và chà xát. Trong vài phút, bạn sẽ dễ dàng đánh bay mùi tanh trên tay.
Giấm giúp tăng thêm vị cho món salad
Thêm một ít giấm vào món salad để có hương vị thanh mát hơn. (Ảnh: Africa Studio/ Shutterstock)
Nếu bạn cảm thấy vị của dầu trộn salad quá nặng, chẳng hạn như vị dầu ô liu nguyên chất, chúng thường dễ dàng lấn át mùi vị thanh đạm của rau, thì khi thay dầu bằng giấm, món salad sẽ mùi vị trung hòa và làm cho hương vị vô cùng thanh mát. Ngoài ra, salad mì ống, salad gà, salad khoai tây cũng có thể nêm giấm.
Giấm làm chất thay thế bơ sữa
Sữa với giấm có thể thay thế sữa bơ. (Ảnh: Pixel-Shot/ Shutterstock)
Nếu không có Buttermilk (sữa lên men) khi chế biến món ăn, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng một nguyên liệu khá đơn giản, đó chính là sữa và giấm.
Cách làm: Thêm 1 thìa giấm vào 1 cốc sữa, khuấy nhẹ hỗn hợp và để trong khoảng 5 phút.
Giấm kéo dài thời hạn sử dụng của pho mát
Giấm có tính kìm khuẩn và có thể kéo dài thời gian bảo quản của pho mát. (Ảnh: New Africa/ Shutterstock)
Nếu bạn lo lắng rằng pho mát sẽ bị hư hỏng quá nhanh, bạn cũng có thể sử dụng giấm, giấm có tác dụng kháng khuẩn nên sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản của pho mát.
Đầu tiên, lấy phô mai ra khỏi túi. Sau đó, làm ẩm khăn giấy với một ít giấm (tránh nhúng khăn trong quá nhiều giấm vì sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của pho mát), sử dụng giấm trắng chưng cất (Distilled white vinegar) là tốt nhất. Sau đó cho vào túi nhựa có thể buộc kín và cất trong tủ lạnh. Nếu khăn giấy khô sau một vài ngày, hãy lặp lại quy trình một lần nữa để giữ ẩm cho khăn giấy.
Giấm giúp lấy sốt cà chua dễ dàng
Khi tương cà đã bám chắc vào đáy chai, bạn hãy đổ một ít giấm vào và lắc đều, sốt sẽ chảy ra dễ dàng. (Ảnh: AtlasStudio/ Shutterstock)
Khi lắc mạnh chai tương cà mà nước sốt vẫn bám chắc dưới đáy chai. Để không một giọt tương cà nào bị lãng phí thì bạn có thể nghĩ đến giấm.
Hãy đổ một ít giấm vào chai và lắc nhẹ, nước sốt loãng sẽ chảy ra một cách dễ dàng. Ngoài ra, tương cà đã có vị chua, vì vậy việc trung hòa thêm một ít giấm cũng không làm thay đổi nhiều hương vị của nó.
Theo Nhược Lâm/ Epoch Times/trithuc