Móng tay có thể tiết
lộ những manh mối về sức khỏe của bạn. Thậm chí, những bệnh về tim, gan và phổi
cũng thể hiện trên móng tay.
1. Móng nhợt nhạt
Móng tay nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như bệnh thiếu máu, suy tim, bệnh gan, suy dinh dưỡng.
2. Móng tay trắng
Nếu móng tay bạn hầu hết có màu trắng và viền sẫm màu, có thể bạn đã gặp những vấn đề về gan như viêm gan. Ngoài ra, các ngón tay có màu vàng cũng là dấu hiệu của bệnh về gan.
3. Móng tay vàng
Một trong những nguyên nhân chính của việc móng tay vàng là bị nhiễm nấm. Khi bị viêm nhiễm nặng, nền móng có thể bị thụt vào, các móng tay dày hơn và rất dễ gẫy. Trong một số trường hợp, móng tay vàng có thể là biểu hiện của những bệnh trầm trọng hơn như bệnh về tuyến giáp, bệnh về phổi, tiểu đường và vẩy nến.
4. Móng tay hơi xanh
Móng tay hơi xanh có thể là do cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Đó là biểu hiện của bệnh về phổi (như viêm phổi) và bệnh về tim.
5. Móng tay gợn sóng
Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vệt gợn sóng hoặc hõm xuống, đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Thông thường, khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ.
6. Móng tay bị rạn, nứt tách
Móng tay khô, dễ gãy, thường xuyên bị nứt tách có thể là triệu chứng của bệnh về tuyến giáp. Nếu móng tay bạn bị nứt tách, kèm theo đó có màu vàng thì rất có khả năng móng tay bị nhiễm nấm.
7. Sưng phồng da bao quanh móng
Nếu da xung quanh móng xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, đó có thể là dấu hiệu của viêm lớp da bao phía trong gốc móng. Hiện tượng này xuất hiện do bệnh Lupus hoặc chứng rối loạn các mô liên kết. Ngoài ra, việc bị nhiễm trùng có thể khiến lớp da quanh móng sưng đỏ.
8. Đường viền màu tối bên dưới móng
Ngay khi dưới móng tay xuất hiện những đường viền màu tối, bạn nên điều tra căn nguyên càng sớm càng tốt. Đôi khi những viền màu tối này là triệu chứng của khối u hắc tố ác tính - dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
9. Móng tay bị gặm
1. Móng nhợt nhạt
Móng tay nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như bệnh thiếu máu, suy tim, bệnh gan, suy dinh dưỡng.
2. Móng tay trắng
Nếu móng tay bạn hầu hết có màu trắng và viền sẫm màu, có thể bạn đã gặp những vấn đề về gan như viêm gan. Ngoài ra, các ngón tay có màu vàng cũng là dấu hiệu của bệnh về gan.
3. Móng tay vàng
Một trong những nguyên nhân chính của việc móng tay vàng là bị nhiễm nấm. Khi bị viêm nhiễm nặng, nền móng có thể bị thụt vào, các móng tay dày hơn và rất dễ gẫy. Trong một số trường hợp, móng tay vàng có thể là biểu hiện của những bệnh trầm trọng hơn như bệnh về tuyến giáp, bệnh về phổi, tiểu đường và vẩy nến.
4. Móng tay hơi xanh
Móng tay hơi xanh có thể là do cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Đó là biểu hiện của bệnh về phổi (như viêm phổi) và bệnh về tim.
5. Móng tay gợn sóng
Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vệt gợn sóng hoặc hõm xuống, đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Thông thường, khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ.
6. Móng tay bị rạn, nứt tách
Móng tay khô, dễ gãy, thường xuyên bị nứt tách có thể là triệu chứng của bệnh về tuyến giáp. Nếu móng tay bạn bị nứt tách, kèm theo đó có màu vàng thì rất có khả năng móng tay bị nhiễm nấm.
7. Sưng phồng da bao quanh móng
Nếu da xung quanh móng xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, đó có thể là dấu hiệu của viêm lớp da bao phía trong gốc móng. Hiện tượng này xuất hiện do bệnh Lupus hoặc chứng rối loạn các mô liên kết. Ngoài ra, việc bị nhiễm trùng có thể khiến lớp da quanh móng sưng đỏ.
8. Đường viền màu tối bên dưới móng
Ngay khi dưới móng tay xuất hiện những đường viền màu tối, bạn nên điều tra căn nguyên càng sớm càng tốt. Đôi khi những viền màu tối này là triệu chứng của khối u hắc tố ác tính - dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
9. Móng tay bị gặm
Gặm móng tay chỉ là
một thói quen, nhưng trong một vài trường hợp đó lại là dấu hiệu của bệnh lo lắng
kéo dài (do quá trình điều trị gây ra). Cắn hay cạy móng tay còn liên quan tới
chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đây là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn
tính, người bệnh thường có những ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính
đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng.
Nếu không thể ngừng thói quen gặm hay cạy móng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
(theo baomai)