Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay


Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhóm các bệnh về tim mạch hiện đang có nguy cơ tử vong cao nhất trong số các bệnh thường gặp, trong đó bệnh tăng huyết áp là phổ biến nhất. Vì vậy điều trị tăng huyết áp sớm rất quan trọng trong việc ngăn ngừa những nguy cơ, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Với khoảng 300 loại thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp – gọi là thuốc hạ áp--, thì để tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn sẽ cần đến các bác sĩ chuyên ngành. Bài viết dưới đây là một số nhóm thuốc đầu tay đang được sử dụng hiện nay để bạn tham khảo.

Một số nguyên tắc cần tuân thủ
Hầu hết đối với mọi người, thuốc đầu tiên được lựa chọn để điều trị tăng huyết áp là thuốc lợi tiểu Thiazide. Tuy nhiên với nhiều người, chỉ một loại thuốc lợi tiểu không đủ để kiểm soát huyết áp. Trong những trường hợp đó phải dùng kết hợp thuốc lợi tiểu với các loại thuốc khác như chẹn beta, ức chế ACE, ức chế thụ thể angiotensin II hay thuốc chẹn kênh calci.
Khi sử dụng thêm một loại thuốc thứ 2 thì huyết áp của bạn có thể sẽ hạ nhanh hơn dùng một loại. Ngoài ra khi kết hợp các loại thuốc với nhau thì lượng thuốc bạn uống mỗi loại sẽ giảm xuống, từ đó hạn chế tác dụng phụ.
Thuốc trị tăng huyết áp có nhiều loại và vấn đề sử dụng khá phức tạp. Thuốc đắt tiền hay vì người khác sử dụng có hiệu quả không đồng nghĩa rằng nó là thuốc tốt. Cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý lựa chọn và mua thuốc về sử dụng. Chỉ có bác sĩ điều trị mới là người có thẩm quyền chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc nào là tốt và phù hợp nhất với bạn.
Thuốc trị tăng huyết áp nhằm giúp kiểm soát huyết áp trong giới hạn mục tiêu, chứ không phải chữa trị được dứt điểm căn bệnh này. Ngay cả khi huyết áp trở về bình thường, nếu ngừng điều trị, nó có thể tăng đột ngột và gây ra những rủi ro cho sức khỏe. Vì vậy, không nên tự ý ngưng việc dùng thuốc trị tăng huyết áp.
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
Nhóm lợi tiểu
Đây là loại thuốc được dùng phổ biến và rộng rãi nhất trong điều trị tăng huyết áp. Cơ chế chung của các loại thuốc nhóm lợi tiểu là đào thải lượng nước và muối dư thừa qua đường nước tiểu, giảm sự ứ nước trong cơ thể, từ đó giảm sức cản của mạch ngoại vi và có thể làm huyết áp giảm xuống.
Có 3 loại thuốc lợi tiểu chính: Lợi tiểu thiazide, lợi tiểu giữ kali và lợi tiểu quai. Thuốc lợi tiểu Thiazide thường có ít tác dụng phụ hơn các thuốc khác, nhất là khi sử dụng với liều thấp trong trường hợp tăng huyết áp sớm. Thuốc đã được chứng minh có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tỉ lệ tử vong. Là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu để phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.
Nhóm thuốc chẹn Beta
Cơ chế của nhóm là ức chế thụ thể Beta – giao cảm ở tim, ở mạch ngoại vi, bằng cách ngăn chặn các hóa chất tác dụng lên cơ tim kích thích tim đập nhanh và mạnh hơn, từ đó giúp tim được đập với tốc độ và nhịp thấp hơn, lượng máu được bơm qua các mạch máu giảm và huyết áp được hạ xuống.
Hiệu quả hạ huyết áp của nhóm này không cao và có nhiều tác dụng không mong muốn như: gây mất ngủ hoặc mệt mỏi, lạnh đầu chi, trầm cảm, và làm tăng nặng tình trạng co thắt phế quản ở người mắc bệnh viêm tắc phế quản phổi.
Hiện nhóm này chỉ được sử dụng trong những trường hợp tăng huyết áp có chỉ định bắt buộc chẹn beta, đó là tăng huyết áp có kèm theo các bệnh: bệnh động mạch vành, suy tim, loạn nhịp nhanh, tăng nhãn áp hay tăng huyết áp thai kỳ. Các loại thuốc trong nhóm chẹn beta thường chống chỉ định với người bị hen suyễn, nhịp tim chậm, suy tim.
Nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương




Cơ chế của nhóm thuốc này là hoạt hóa một số tế bào thần kinh trung ương, ngăn hệ thần kinh trung ương giải phóng ra catecholamine, từ đó tim sẽ không đập mạnh hơn và nhanh hơn, mạch máu không bị co và huyết áp được hạ xuống. Tuy nhiên, nhóm này có tác dụng phụ gây trầm cảm và khi ngưng sử dụng có thể làm huyết áp tăng vọt, gây nguy hiểm cho người dùng nên hiện nay ít được sử dụng.
Nhóm đối kháng Calci
Cơ chế của nhóm thuốc này là chặn dòng Ca2+ không cho chúng đi vào tế bào cơ trơn của mạch máu. Để co cơ thì tất cả các cơ bắp cần dòng calci đi vào và đi ra khỏi tế bào cơ. Thuốc chẹn kênh calci sẽ ngăn cản quá trình này, từ đó tim sẽ đập với lực thấp hơn và mạch máu sẽ được thư giãn làm huyết áp hạ xuống.
Thuốc được chỉ định rộng rãi, ít có chống chỉ định, đặc biệt không có những tác dụng không mong muốn nguy hiểm đến tính mạng, do vậy đây là nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn (nhóm DHP). Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể làm giảm 10 – 20% chỉ số huyết áp, mang lại hiệu quả tương đương với các nhóm thuốc hạ áp khác.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE
Cơ chế của thuốc là ức chế enzyme ACE (Angiotensin Converting Enzyme) – enzyme đóng vai trò xúc tác sinh học, chuyển hóa Angiotensin I thành Angiotensin II – chất gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Enzym ACE bị ức chế hình thành, tức là quá trình chuyển hóa Angiotensin I thành Angiotensin II không thể diễn ra, từ đó lòng mạch được mở rộng và máu đi qua nhiều hơn, kéo theo hiện tượng giãn mạch máu và giảm huyết áp. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn ngừa suy tim do bệnh huyết áp.
Nhược điểm lớn nhất ở nhóm này là gây ho khan, giảm cảm giác ngon miệng. Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp là nổi mề đay, tổn thương thận. Không dùng cho phụ nữ có thai và dự kiến mang thai trong thời gian sử dụng thuốc. Thuốc thường sử dụng với bệnh nhân cao huyết áp kèm hen suyễn, tiểu đường.
Nhóm thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II (ARB)
Loại thuốc này cũng bảo vệ mạch máu khỏi tác dụng co mạch do Angiotensin II gây ra nhưng với cơ chế khác. Để gây co mạch thì Angiotensin II phải gắn với các thụ thể ở trên mạch máu. Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II ngăn quá trình này xảy ra, từ đó hạ huyết áp. Thuốc có tác dụng đưa huyết áp về chỉ số ổn định bình thường và đặc biệt phát huy tác dụng khi sử dùng kèm thuốc lợi tiểu Thiazid.
Ưu điểm lớn của nhóm này là không gây ho khan, không gây phù nề. Nhóm này được cho là an toàn vì ít tác dụng phụ nhưng giá thành khá cao, nên nhiều người bệnh không có điều kiện sử dụng.
Nhóm thuốc chẹn alpha




Khi bạn căng thẳng, cơ thể bạn có thể sản xuất ra một loại hormone có tên gọi là catecholamin. Chúng sẽ gắn kết với các thụ thể alpha adrenergic ở trên mạch máu và làm co mạch, từ đó gây tăng huyết áp. Nhóm thuốc chẹn alpha sẽ giúp ngăn các catecholamin liên kết với các thụ thể alpha và làm giảm huyết áp.
Thuốc này thường không được xem là thuốc ưu tiên. Chúng được sử dụng sau các lựa chọn khác và sử dụng kết hợp với các thuốc ưu tiên trong trường hợp huyết áp khó kiểm soát. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ, tuy nhiên phần lớn tác dụng phụ ở mức độ nhẹ và thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc.
Nhóm thuốc chẹn alpha-beta
Đây là thuốc có tác dụng kết hợp, vừa ngăn sự gắn kết của catecholamine vào cả các thụ thể alpha và beta. Từ đó sẽ làm giảm co mạch giống thuốc chẹn alpha và cũng làm giảm lực co cơ tim và tần số tim như thuốc chẹn beta.
Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp
Thuốc giãn mạch làm giãn các mạch máu, đặc biệt là ở các động mạch nhỏ gọi là tiểu động mạch. Từ đó mở rộng lòng mạch máu và máu đi qua dễ dàng hơn, kéo theo hiện tượng giãn mạch máu và giảm huyết áp.
Nhóm này có tác dụng hạ áp mạnh nhưng lại có nhiều tác dụng không mong muốn, nên hiện nay ít dùng, chỉ dùng khi tăng huyết áp đề kháng các loại khác.
BS. Thu Trang
-------------------------------------------------------------------------
Danh sách các tên thuốc hạ huyết áp



Diuretics (thuốc lợi tiểu)

These are often called "water pills." They're usually the first type of high blood pressure medicine that your doctor will try.
They help your kidneys take salt and water out of your body. Because you have less total fluid in your blood vessels, like a garden hose that's not turned on all the way, the pressure inside will be lower.
Sometimes you can get more than one diuretic in a single pill.

Beta-Blockers(thuốc chẹn Beta)

They'll slow down your heartbeat and keep your heart from squeezing hard. This makes blood go through your vessels with less force.

Alpha-Blockers (thuốc chẹn Alpha)

These stop nerve signals before they can tell your blood vessels to tighten. Your vessels stay relaxed, giving the blood more room to move and lowering your overall blood pressure.

ACE Inhibitors (thuốc ức chế ACE)

Angiotensin-converting enzyme inhibitors prevent your body from making a hormone that tells blood vessels to tighten. With less of this hormone in your body, your blood vessels stay more open.



ARBs( thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II (ARB)

Angiotensin II receptor blockers stop that same hormone from working. Your body makes it, but ARBs prevent the hormone from attaching to the muscles around your blood vessels, like putting chewing gum in a lock.

Direct Renin Inhibitors (tuốc ức chế trực tiếp renin)

These target the same process that ACE inhibitors and ARBs do, so your blood vessels don't tighten up. But they work on the enzyme renin instead. They stop it from triggering reactions before the hormone gets made.
Aliskiren (Tekturna) is a direct renin inhibitor.

Calcium Channel Blockers ( thuốc đối kháng Calci)

They're sometimes called CCBs for short, or calcium antagonists. They don't let calcium into certain muscle cells in your heart and blood vessels, so it's harder for electrical signals to pass. Some CCBs keep blood vessels from tightening. Others slow your heart rate or make your heart ease up on how hard it squeezes to push blood.

Central Agonists ( thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương)

They stop your brain from sending signals that speed up your heart rate and narrow your blood vessels. These drugs are also called central-acting agents, central adrenergic inhibitors, and central alpha agonists.

Peripheral Adrenergic Blockers

They prevent signals that your brain sends from getting to your blood vessels and telling them to tighten. Doctors don't prescribe these drugs often.

Vasodilators ( thuốc giãn mạch trực tiếp)

These relax the muscles in your blood vessel walls. The vessels widen, and blood can flow through more easily.

Combinations (thuốc kết hợp )

Some medicines combine different kinds of drugs.