Khi nói đến “bệnh tiểu đường” chúng ta có khuynh
hướng nghĩ tới những vấn đề về sản xuất insulin và điều hòa đường huyết. Đây
dứt khoát là điểm then chốt của bệnh mạn tính này, mà theo Cơ quan Kiểm soát và
Phòng chống Bênh tật (CDC) có ảnh hưởng tới gần 1 phần 10 dân số Hoa kỳ. Thế nhưng
vấn đề,chưa hẳn chỉ có thế đâu
Theo Tiến sĩ Osama Hamdy—giám đốc Chương trình
Điều trị Bệnh nhân tiểu đường tại bệnh viện thuộc Trung tâm Tiểu đường Joslin ở
Boston—thì “ bệnh
tiểu đường giống như những con mối âm thầm và từ từ gây thiệt hại đánh kể cho
cơ thể chúng ta. Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường loại 2 đều chết vì nhồi máu cơ
tim , thế nhưng vì bệnh này không có nhiều triệu chứng nên dân chúng có xu
hướng coi nhẹ”
Hơn
nữa ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy là bệnh tiểu đường ảnh hưởng lên tất
cả các hệ thống trong cơ thể và có thể gây tàn phá nếu không đươc quản lý tốt.
Dưới đây là những tác dụng phụ của bệnh tiểu đường mà chúng ta nên biết để mà
tự bảo vệ chúng ta chống lại các biến
chứng. Điều đáng mừng là hầu hết các biến chứng này có thể tránh đươc
nếu đươc điều trị theo đúng chĩ dẫn của bác sĩ . Nói tóm lai các biến chứng cũa
bệnh tiểu đường có thể nghiêm trọng—nhưng với điều trị thích hợp có thể tránh được.
1- Cao huyết
áp và cholesterol (high blood pressure and cholesterol)
Khi bạn bị bệnh tiều đường loại 2 , cơ thể bạn không thể sử
dụng tốt insulin , một loại hormone giúp điều hòa đường huyết. Điều này làm cho
cholesterol HDL (tốt ) giảm và mức mỡ triglyceride có hại trong máu tăng. Sư đề
kháng insulin cũng góp phần vào việc làm cho các động mạch cứng và nhỏ hẹp lại,
dẫn đên sụ gia tăng huyết áp.
Kết quả là khoảng 70 phần trăm những người bị bệnh tiểu
đường thuộc bất cứ loại nào cũng đều mắc bệnh cao huyết áp—môt yếu tố rủi ro gây đột quỵ, bệnh tim và rối
loạn về suy nghĩ cũng như về trí nhớ
Nếu không kiểm soát đươc cao huyết áp và cao cholesterol
–hoặc qua chế độ ăn uống và thể dục không thôi hoặc với thêm thuốc men thì --- theo Tiến sĩ Robert Gabby , y sĩ trưởng tại Trung tâm Tiểu đường Joslin--- tốc độ tiến triển của tất cả các biến chứng khác
của bệnh tiểu đường sẽ tăng nhanh
2- Các vấn đề về sức khỏe não (brain health issues)
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Neurology gợi ý là bệnh tiểu đường phá
hủy sức mạnh của não bộ. Một nhóm các nhà thần kinh học và tâm lý học Harvard
đã quan sát những bệnh nhân nam nữ bị
bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách theo dõi
dòng máu chảy tới các vùng khác nhau của não và trắc nghiệm hiệu suất
thông minh của họ. Sau 2 năm, kết quả cho thấy
là khả năng nhận thức của các người này sút giảm, đặc biệt là về chức
năng điều hành—khả năng lên kế hoạch, tổ chức, nhớ các sự việc, lập ưu tiên,
chú ý và khởi sự công việc. Theo bác sĩ nội tiết Helena Rodbard, có văn phòng
tại Rockville Maryland, thì sở dĩ như vậy là vì có sự bất thường trong việc
kiểm soát dòng máu chảy lên não của những người bị tiểu đường, và điều này có tương
quan với sự mất chức năng tâm thần (mental function) nhanh chóng hơn theo tuổi
tác
Để bảo vệ não chống sa sút trí tuệ bạn cần phải quản lý tốt bệnh tiểu đường.
Theo bác sĩ Rodbard điều này có nghĩa là bạn phải tuân theo các chỉ dẫn về chế độ ăn uống,
thể dục, nếp sống và khám bệnh định kỳ; theo dõi mức đường huyết thường xuyên;
và làm tất cả những gì cần hiết để ngăn ngừa
đường huyết giảm (hypoglycemia). Bạn cũng cần phải duy trì hoạt đông thể lực và
trí tuệ, tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút và kich thích tâm trí qua việc đọc
sách báo, họat động xã hội, làm việc và chơi
những trò giải trí thách thức trí tuệ. Ngoài ra bạn còn luôn phải có thái độ
tích cực, chủ quan và tránh đừng để bi trầm cảm.
3- Bệnh nướu răng (gum
disease)
Những
người bị tiểu đường có nhiều khả năng bị bệnh nha chu (periodontal disease),môt
chứng bệnh nhiễm khuẩn nướu và xương có thể gây đau khi nhai và làm răng rụng.
Theo bác sĩ Rodbard “đây một phần là do đường huyết cao làm thay đổi collagen
trong tất cả các mô của chúng ta” mà “cũng còn là vì sự tăng nhẹ nhạy cảm đối
với các nhiễm khuẩn đủ loại.” Hai chứng bệnh có liên hê rất mật thiết với nhau
đến nỗi môt người chỉ đơn giản bị bệnh nướu răng là đã có chỉ dấu sẽ bị bênh
tiểu đường loại 2 trong tương lai. Một nghiên cứu trên 9,000 bệnh nhân tại Trường
Y tế Công cộng thuộc Đai học Columbia đã cho thấy là những người bị bênh nha
chu nặng có rủi ro bị bệnh tiểu đường trong vòng hai thập niên sau cao hơn gần
gấp đôi so với những người không bị bênh nướu răng, ngay cả sau khi đã điều
chỉnh vể tuổi tác, thói quen hút thuốc, bênh mập phì và chế độ ăn uống. Điều
đáng tiếc là không phải chỉ bệnh tiểu đường mới làm cho bệnh nướu răng nặng hơn
mà ngược lại bệnh nướu răng—đặc biệt là bệnh viêm nướu hay sự phát triển nhửng
áp-xe sâu—cũng có thể làm tăng mức đường huyết lảm cho việc kiễm soát bệnh tiểu
đường khó khăn hơn
.
Để tránh
bệnh nha chu bạn cẩn phài đánh răng và cà răng mỗi ngày và xúc miệng với thuốc
sát trùng miệng nhẹ như Listerine để loai bỏ các cao răng còn bám lại ( và bạn
củng cần “lắng nghe” điều mà răng muốn nói với bạn)
4- Khó khăn về tình dục (sex
difficulties)
Có tới 75% đàn ông bị bệnh tiểu đường sẽ trải nghiệm rối loạn cương dương
(erectile dysfunction) ở một mức độ nào đó trong cuộc đời của họ. Theo Hiệp hội
Tiểu đường Hoa kỳ thì “rối loan cương dương” có thể là do tâm lý hoặc do mức testosterone bị giảm”. Bác sỉ Hamdy cho
biết mức testosterone thấp thường xẩy ra
cho nhửng người bi tiểu đường đặc biệt khi họ bị mập phì. “Tuy nhiên đối những
người bị tiểu đường lâu năm thì sự thay đổi của các mạch máu và của nguồn cung
cấp dây thần kinh cho dương vật có thể là nguyên nhân”. “Nếu bạn bị bệnh tiểu
đường, trên 40 tuổi, và có vấn đề vế “thiết bị nam giới” (male equipment) thì
bạn cần gặp bác sĩ để đươc kiễm tra về huyết thanh toàn phần và mức
testosterone tự do. Nếu cả hai thử nghiêm đều bình thường thì bác sĩ Hamdy gợi ý nên tìm kiếm các nguyên nhân khác
liên quan tới các mạch máu và nguồn cung cấp dây thần kinh.Theo kết quả của một công trình nghiên cứu vào
năm 2012 trên gần 2,300 phụ nữ thì các phụ nữ ở tuổi trung và cao niên khi bị tiểu
đường cũng có xu hướng có những vấn đề về tình dục , lý do là vì thần kinh bị tổn
thương có thể lảm giảm sự trơn trượt (lubrication) và khả năng đạt cực khoái
(orgasm),
5- Mất thính lực (Hearing
loss)
Tất cả
chúng ta đều có xu hướng mất phần nào thính lực khi về già; thế nhưng theo một
nghiên cứu tài trợ bởi Viện Sức khỏe Hoa kỳ thì trong đại chúng số ngưới bị
bệnh tiểu đường mất thính giác nhiều hơn
gấp đôi. Ngay cả những người bị bệnh
tiền tiểu đường (prediabtes)—tức là có mức đường huyết cao hơn bình thường
nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường---cũng có tỉ lệ mất
thính lực cao hơn 30 phần trăm so với trung bình. Bệnh tiểu đường có thễ dẫn
tới mất thính lực vì gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ trong tai trong, theo cùng cách như làm tỗn thương mắt và
thận.
6- Nhiễm trùng da (Skin
infections)
Bệnh tiểu
đường gia tăng rủi ro mắc đủ các loại bệnh về da, bao gồm nhiễm khuẩn (bacterial infections) như mụt
nhọt (boils) và nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infections) , nhiễm
trùng nấm (fungal infections) , và ngứa. Theo bác sĩ Hamdy “nhiễm trùng nấm”, đặc
biệt là nhiễm trùng nấm men( yeast infections), thông thường đến nỗi có thể
đươc coi là dấu hiệu bị tiểu đường đầu tiên cũa những người chưa được chẩn đoán
bị bệnh này. Bác sĩ Rodbard cho biết là “trong một số trường hợp , nhiễm trùng
da có thể đươc ràng buộc với bệnh mập phì, bởi vì nhửng chỗ ẩm ướt ở giữa các nếp
nhăn của da giúp cho sự sinh sản của vi khuẩn và nấm bao gồm cả nấm Candida, và
vì hệ miễn nhiễm có thể bị suy yếu”. Không may là có nhiều thuốc trị tiểu đường
mới thuộc nhóm SGLT-2 bao gồm canagliflozin, dapagliflozin và
empagliflozin làm tăng rõ ràng rủi ro bị nhiễm trùng nấm ở bộ phận sinh dục.
bởi vì chúng nâng cao mức glucoz bài tiết trong nước tiểu và do đó thúc đẩy sự
tăng trưởng của vi khuẩn và nấm. Nhiễm trùng mấm men (yeast infections) tuy thông
thường ở phụ nữ , nhưng nhưng đang trên đà gia tăng ở đàn ông
Kiểm soát mức đường huyết giúp ngăn
ngừa nhiễm trùng , nhưng một khi đã mắc phải thì bạn cần trị liệu với các kem
bôi âm đạo hoăc thuốc đạn (suppositoires) chống nấm bán tư do
7- Ngưng thở khi ngủ (Obstructive
sleep apnea)
Rối loạn
ngủ có khả năng nghiêm trọng này—trong đó các cơ ở cuống họng liên tục thư giãn
và chặn đưởng thở trong khi ngủ--ảnh hưởng tới khỏang 50 phần trăm số người bị
tiểu đường, đặc biệt là những ngườ bị
mập phì và có cỡ cố áo 17cho đàn ông và 16 cho phụ nữ. Dấu hiệu rỏ rệt nhất của
chứng ngưng thở khi ngủ là ngáy to.
Đáng tiếc
là cũng giống như bênh nướu răng “ ngưng thở khi ngủ” có thể làm cho việc kiểm
soát đường huyết khó khăn hơn, có thể là vì cả hai chứng bệnh chia sẻ cùng
những yếu tố rủi ro. Và cũng giống như bệnh nướu răng, người mắc chứng ngưng thở
khi ngủ có thể có khả năng bị bệnh tiểu đường trong tương lai. Một nghiên cứu vào
năm 2014—đăng trên tạp chí Journal of Respiratory and Critical Care Medicine—đã cho thấy là người bị chứng ngưng thở khi ngủ nặng
có rủi ro bi tiểu đường tăng 30% hoặc hơn.
Việc điều trị ngưng thở khi ngủ đòi hỏi bệnh nhân
phải sử dụng môt thiết bị mở rộng đường thở vào ban đêm hoặc mang một dung cụ
kéo hàm răng dưới về phía trước. Trong trường hơp bệnh nghiêm trong thì có thể
làm phẫu thuật để sửa dổi cấu trúc mũi, miệng và cuống họng
8- Các vấn đề về thị lực (Vision
problems)
Hơn 4 triệu người bị bệnh tiểu đường
hiện mắc bệnh võng mạc (retinopathy) ở một mức độ nào đó; võng mạc là mô nhạy
cảm ánh sáng nằm ở phía sau mắt. Điều này xẩy ra vì mức đường huyết cao tác hại
lên các mạch máu tinh tế của mắt; tiến
trình này có thể kéo dài tới 7 năm trước khi được chẩn đoán. Ỡ giai đoan đầu
bệnh võng mạc không có triệu chứng gì, nhưng nếu để lâu thì tình trạng càng tồi
tệ hơn. Một nghiên cứu trên những người bị bệnh tiểu đường cho thấy là khi chỉ
số HbA1c ( đo mức đường huyết trung bỉnh trong thời gian 3 tháng) của họ tăng thêm
một phần trăm thì rủi ro bệnh võng mạc phát triển hay trở thành nặng hơn sẽ
tăng khoảng một phần ba. Theo bác sĩ Betul Hatipoglu --chuyên gia nội tiết tại
Cleveland Clinic—thì tới 20 năm nữa khoảng 80 phần trăm người bị tiểu đưởng sẽ
mắc bệnh võng mạc và mỗi năm khoảng 10,000 ngưởi sẽ bị mù
9- Suy thận ( Kidney failure)
Với thời gian đường huyết cao làm
cho các ống sinh niệu (nephrons) dày thêm và có thẹo (scars); các ống này là
những cấu trúc nhỏ bé bên trong thận giúp cho việc lọc máu. Khoảng 7 phần trăm trường
hợp bệnh nhân đã có sẵn protein rò rỉ ra ngoài theo nước tiểu —môt dấu hiệu báo sớm là thận
có vấn đề -- khi mà bạn được chẩn đoánvề bệnh tiểu đường loại 2. Khoảng phân
nửa số người không có kiểm soát bệnh tiểu đường của họ sẽ có thận bị tổn thương
trong vòng 10 năm, và 40 phần trăm những người này sẽ bị suy thận—tình trạng
này sẽ dẫn tới phải lọc máu (dialysis)
hoặc cấy ghép thận (kidney transplant)
10- Bệnh thần kinh (Neuropathy)
Khoảng phân
nửa số người bi bệnh tiểu đường sẽ mắc bệnh thấn kinh (neuropathy), một biến chứng
thông thường nhất của bệnh tiểu đường. Lúc mới bị bệnh này bạn có thể không có
triệu chứng gì hoặc chỉ cảm thấy hơi ngứa ran (tingling) hay tê nơi bàn tay bàn
chân. Nhưng cuối cùng, bệnh thẩn kinh này có thể gây đau, làm yếu sức và tạo những
rối loan tiêu hóa vì tác động lên các dây thẩn kinh kiểm soát hệ dạ dày-ruột
10 Unexpected Side
Effects of Diabetes –Prevention- August 30,2018