Có rất nhiều điều kỳ vĩ trên thế giới mà thật đáng tiếc nếu bạn chưa từng được nhìn thấy, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Trong bài này là câu chuyện về một cây cầu sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên vì vẻ đẹp của nó.
Năm 2002, cả thế giới ngả mũ bái phục trước Veluwemeer Aqueduct – một kiến trúc sư thiên tài đã nối liền vùng lục địa của Hà Lan với Flevoland, một hòn đảo nhân tạo
Có rất nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận, bao gồm hoặc xây dựng một hầm ngầm dưới nước, hoặc một cây cầu bình thường. Tuy nhiên các dự án xây dựng này quá tốn kém và mất thời gian.
Năm 2002, cả thế giới ngả mũ bái phục trước Veluwemeer Aqueduct – một kiến trúc sư thiên tài đã nối liền vùng lục địa của Hà Lan với Flevoland, một hòn đảo nhân tạo
Có rất nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận, bao gồm hoặc xây dựng một hầm ngầm dưới nước, hoặc một cây cầu bình thường. Tuy nhiên các dự án xây dựng này quá tốn kém và mất thời gian.
Ý tưởng chủ đạo là làm sao giao thông trên cạn và dưới nước được lưu thông, không bị tắc nghẽn bởi tàu phà.
Ý tưởng giao thông bình thường trên cạn và dưới nước được vận hành.
Cây cầu nước này cũng có phần đường dành cho khách bộ hành, đặc biệt nó có hai bên đường đi bộ ở làn đường cao tốc.
Cuối cùng, người ta đưa ra một quyết định dường như không tưởng, đó là xây dựng một cây cầu nước. Cây cầu nước này cũng có phần đường dành cho khách bộ hành, đặc biệt nó có hai bên đường đi bộ ở làn đường cao tốc. Hiện nay, hơn 28.000 xe ô tô đi lại dưới cây cầu sâu 10 mét này, và tàu bè thì thoải mái đi lại nhờ phần nước bao phủ bên trên cầu.
Cầu nước (được hiểu là “con sông này nằm trên con sông kia”) là cấu trúc cầu mang theo kênh mương để tàu bè có thể di chuyển được qua những dòng sông, thung lũng, đường sắt và đường bộ.
1_ Cầu nước Pontcysyllte – Anh
Cầu nước Pontcysyllte nằm trong hệ thống dẫn nước từ kênh Llangollen đến các mỏ than ở Denbighshire và hệ thống kênh rạch ở xứ Wales, bắc qua thung lũng sông Dee. Bắt đầu xây dựng năm 1795 và hoàn thành năm 1805, công trình này được cho là cây cầu nước dài nhất và cao nhất ở Britain.
Ngoài ra, nó còn được liệt kê vào nhóm công trình Hạng mục I (Grade I Listed Building) và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Cầu nước Pontcysyllte được xây dựng bởi Thomas Telford và William Jessop. Cầu Pontcysyllte cấu tạo gồm một máng chứa nước làm bằng thép dài khoảng 307 mét, rộng 3,4 mét và sâu 1,6 mét, nằm trên 18 trụ đỡ được xây bằng đá cao 38m.
Đường kéo tàu thuyền được gắn trên mặt nước, cùng các cạnh bên được gắn bằng những trụ đúc bằng gang. Ngoài ra, trên cầu còn có hành lang dành cho người đi bộ. Việc xây dựng kết hợp những vật liệu như thép và đá làm cho chiếc cầu trở nên nhẹ nhàng, giúp những chiếc thuyền nhỏ và hành khách có thể di chuyển dễ dàng qua nó. Khi mới được đưa vào sử dụng, cầu nước Pontcysyllte tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp khai thác tại Denbighshire. Tuy nhiên ngày nay, cây cầu nước này chỉ sử dụng để phục vụ hành khách đến thăm quan.
2_ Cầu nước Håverud – Thụy Điển
Cầu nước Håverud là một trong những thành tựu kỹ thuật lớn nhất lúc bấy giờ. Giữa những năm 1860, cầu nước Håverud được xây dựng với mục đích là cây cầu bắc qua hệ thống kênh đào Dalsland, giúp cho tàu thuyền qua lại giữa hồ Vänern với khu vực trung tâm của Dasland và vùng hồ phía Tây Nam của quận Värmland.
Công trình này là hệ thống máng nước bằng thép dài 33,5m, được ghép lại với nhau bằng 33.000 chiếc đinh tán. Ngày nay, hệ thống kênh đào Dalsland là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, kết hợp với hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ và đường sắt trên cao. Du khách có thể ngồi thuyền hoặc đi bộ trên chiếc cầu nước này để ngắm nhìn dòng thác đang chảy ở phía dưới và những phương tiện giao thông đường bộ đang chạy ở phía trên.
3_ Cầu nước Magdeburg – Đức
Người Đức đã khởi công xây dựng từ năm 1997 đến năm 2003 để hoàn thiện 918m cầu nước bắc qua sông Elbe nằm gần thị trấn Magdeburg. Các kỹ sư xây dựng hệ thống kênh đào đã kết nối kênh đào Elbe-Havel với kênh đào Mittelland, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 kênh này từ khoảng cách 12km xuống còn 1km.
Được khởi công xây dựng từ năm 1905 nhưng bị trì hoãn do Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cho đến tận năm 1997 cầu Magdeburg mới được xây dựng trở lại và hoàn thành vào năm 2003.
Sau khi hợp nhất nước Đức, những tuyến đường giao thông trên nước được ưu tiên xây dựng lại. Năm 1997, công trình này được xây lại, kéo dài trong 6 năm với chi phí lên tới 500 triệu euro. Cây cầu nước Magdeburg này sẽ kết nối cảng nội địa của Berlin với các cảng nằm dọc trên sông Rhine. Với tổng chiều dài 918 mét, cây cầu cần 24.000 tấn thép và 68.000m khối bê tông gồm 3 đoạn dài 228m, rộng 34m và sâu 4,25m. Ngày nay, cầu nước Magdeburg được xem là cây cầu nước hiện đại nhất thế giới.
4_ Cầu nước Ringvaart Haarlemmermeer – Hà Lan
Nằm gần Roelofarendsveen (thị trấn nằm phía tây Hà Lan), kênh đào Ringvaart bắc qua đường cao tốc A4 bằng một cây cầu nước. Cầu nước Ringvaart Haarlemmermeer được xây dựng vào năm 1961, do vậy nó là một cây cầu nước lâu đời nhất ở Hà Lan. Năm 2006, công trình xây dựng hoàn thành xong hai phần: hướng về phía đông có làn đường cao tốc mới mở rộng theo phía bắc và hướng về phía tây là đường sắt cao tốc HSL-Zuid mới. Cây cầu nước này dài 1,8km.
5_ Cầu nước Pont du Sart – Bỉ
Cầu nước Pont du Sart là cây cầu mang nước từ kênh Centrumkanaal (nằm phía Tây Vương quốc Bỉ) vượt qua giao lộ đường N55 và N535 gần thị trấn Houdeng-Goegnies.
Hệ thống dẫn nước này được xây dựng bằng bê tông có chiều dài 498m và rộng 46m, trọng lượng khoảng 65.000 tấn được nâng đỡ bởi 28 trụ bê tông và đường kính mỗi trụ là 3m.
Veluwemeer là cầu nước cắt ngang đường cao tốc N032 nằm gần thị trấn nhỏ Harderwijk, miền Đông Hà Lan. Nó là một phần nhỏ của hồ Veluwemeer, đồng thời giúp kết nối phần đại lục của Hà Lan với hòn đảo mang tên Flevoland (được biết đến là một trong những công trình nhân tạo vĩ đại nhất thế giới).
Cầu nước Veluwemeer có chiều dài 25 mét, mỗi ngày có khoảng 28.000 lượt xe cộ đi qua. Cây cầu nước này được mở cửa thông xe vào năm 2002.
7_ Cầu nước Briare – Pháp
Cầu nước Briare mang nước từ kênh đào Latéral à la Loire vượt qua sông Loire đến sông Seine của Pháp. Từ giữa năm 1896 đến năm 2003, cầu nước Briare được xem là hệ thống cầu dẫn nước dài nhất thế giới cho đến năm 2003, cầu nước Magdeburg tại Đức được đưa vào sử dụng đã lấy đi vị trí số 1 của nó.
Cầu nước Briare được xây dựng trên 14 trụ cầu. Những trụ cầu này là những dầm thép đơn hỗ trợ kênh thép chứa hơn 13.000 tấn nước, có độ sâu 2,2m và rộng 6m cho phép tàu thuyền cùng lưới rộng 1,8 mét có thể đi qua được. Chiều rộng của cầu nước là 5,2 mét và chiều dài của hệ thống dẫn nước này là 662,7 mét.
8_ Cầu nước Naviduct Krabbersgat – Hà Lan
Cầu nước Naviduct Krabbersgat ở Hà Lan là hệ thống dẫn nước hỗ trợ tàu bè qua lại giữa hồ Markermeer và hồ Ijsslmeer, được tích hợp bởi một cơ chế khóa 2 chiều vì mực nước giữa 2 hồ có sự chênh lệch cao thấp. Đây là dự án lớn độc đáo gồm một tàu khóa với một đường hầm giao thông đường bộ được hình thành để giảm bớt tắc nghẽn giao thông cho cả xe cộ lẫn giao thông du lịch biển.
Kiến trúc khổng lồ này có chiều dài 125 mét và chiều rộng 25 mét. Bên cạnh đó, 1.450 m3 đất được di dời đi thay vào đó là 20.000 m3 bê tông. Cầu nước Naviduct Krabbersgat được khánh thành vào năm 2003.
9_ Cầu nước Edstone – Anh
Cầu nước Edstone là một trong ba cây cầu nước nằm trên 6km của kênh Stratford-upon-Avon ở Warwickshire. Khác với những cây cầu nước khác, đường kéo tàu lại nằm ở phía dưới đáy kênh. Với chiều dài là 145m, cầu nước Edstone là cây cầu dẫn nước dài nhất nước Anh. Nó chảy qua một đường nhỏ nằm giữa đường sắt Birmingham và đường sắt North Warwickshire.
10_ Cầu nước Langdeel – Hà Lan
Cầu nước Langdeel nằm trên đường cao tốc N31, gần thành phố Leeuwarden ở phía bắc Hà Lan. Cầu nước này cùng tên với hệ thống kênh chảy qua.
Bắt đầu xây dựng năm 2004, cây cầu nước Langdeel được hoàn thành vào năm 2007. Cầu dẫn nước này có độ sâu 2,78 mét (9 ft), rộng 25 mét (82 ft) và dài 110 mét (360 ft). Ngoài ra, nó còn được xây trên ba hàng cột bê tông.