Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.
Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.
Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?
Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.
Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.
Andrew Lâm (Aging in a Foreign Land)
Cõi Già Trên Đất Lạ [Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ]
thuật lại theo lời kể của mẹ anh, bà Ngọc Bich Lâm(Lâm Quang Thi).
Andrew Lam là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốnPerfume Dreams: Reflection on the Vietnamese Diaspora ( Những Giấc Mơ Hương: Hoài Niệm Cuộc Sống Xa Quê) (Heyday Books, 2005). Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ (PEN American Center).
Aging In A Foreign Land
A commentary posted on New American Media on 10 Jan 2007. This article is an account by Ngoc Bich Lam(Quang Thi Lam) as told to her son Andrew Lam.
There’s a Vietnamese saying: America is paradise for the young, but hell for the old, and how true it seems now that I’m in my mid-70s.
America has all these products that cater to children: toys, movies, video games, theme parks. For the old there’s only isolation and loneliness.
Vietnamese are defined by family, by community, and when you lose that, you lose a big part of who you are. In Vietnam I never thought of living anywhere else but in my homeland. You live and die where your ancestors lived and died. You have your relatives, your clan; you have your family, your temple.
Once we were bound to the land in which our ancestors are buried, and we were not afraid of death and dying. But in America our old way of life is gone. We were forced to flee after the war ended in 1975, and we have lived in exile since then. Today, my friends and relatives are scattered across the world.
In America you lose so much the older you get — friends, relatives, memories, mobility, a sense of yourself. The phone rings. I pick it up. It’s Mrs. so-and-so in Los Angeles. She’s got diabetes and had her leg amputated. Then the phone rings again: Mr. so-and-so in Georgia has lung cancer. He’s only got a few months left. Back in Vietnam, we were all good friends. But at my age, how do you visit when they’re thousands of miles away? Can you imagine calling your close friends as they lay dying in a hospital, apologizing for not being able to go see them for one last time? Well, I do that monthly now. It’s very sad.
My husband and I, we are planning a trip this summer to Europe. It’s our final trip, to say goodbye to relatives and friends. We know we won’t be able to travel after this, as our strength is failing. We’ll never see them again after that. I can hardly climb down stairs because my knees hurt very badly. We sold our house and live in a condo with an elevator because it’s the only way to be independent now.
What I worry about most is that my memory is not what it used to be. I am the keeper of our family tree, but it’s all in my head. Who’s related to whom was my specialty, being the oldest daughter in the family. But none of my children know about the large clan connection, not even my younger siblings. Without me, people who used to be relatives will be strangers if they meet again on the street. I used to know all the way to my third cousins on both my side and my husband’s side of the family. I have to write down all of their names before my memory goes.
Sometimes when I get up in the morning, I stare out at the trees outside and wonder where I am. Sometimes I go to the apartment complex across the street, where there are some abandoned cats. I feed them with my leftovers. They recognize my voice. I call and they run to me. They are my source of joy.
When my children and grandchildren visit, it’s a great time, of course. But everyone has their own lives. They come once in a while, but what do you do with all those empty hours that stretch out before you?
My mother, who died at the age of 97, and my mother-in-law, who died at the age of 95, were in the same convalescent home for years. I used to take the bus to see them everyday, even when I was working. I knew how sad it was to grow old in America even back then, when I was healthy and younger. The nurses told me how lucky the two grandmothers were, having all these children and grandchildren visiting them on a regular basis. “It’s the Vietnamese way,” I would tell them. All those other old people, their children rarely visit. I remember a few old women sitting in their wheelchairs waiting for their children or family, day in and day out, and no one came. There was even one who outlived her children and still, everyday, she expected her sons to walk in through the door. How tragic to live so long and to be so alone!
The old are obsolete here in America. Neither respected nor deemed important. Back home, the elders are given the highest place of honor, and it was they who dispensed wisdom and shared their experiences with those who came up after them. It’s not true here. No one wants to hear what you have to say. You feel isolated from your Americanized children and grandchildren. They laugh at things I don’t understand.
America is so much more their country than it is mine. In the winter afternoons I sit and watch the barren trees, feeling very lost. I think of how the whole world I once knew is all gone now, like incense smoke. I think of the old country, of the Tet Festivals back in Saigon, of the weddings and holidays, with gatherings of families and friends, everyone together, children running, adults gossiping, women cooking together, and I feel this deep yearning for the distant past.
Andrew Lam
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.
Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.
Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?
Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.
Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.
Andrew Lâm (Aging in a Foreign Land)
Cõi Già Trên Đất Lạ [Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ]
thuật lại theo lời kể của mẹ anh, bà Ngọc Bich Lâm(Lâm Quang Thi).
Andrew Lam là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốnPerfume Dreams: Reflection on the Vietnamese Diaspora ( Những Giấc Mơ Hương: Hoài Niệm Cuộc Sống Xa Quê) (Heyday Books, 2005). Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ (PEN American Center).
Aging In A Foreign Land
A commentary posted on New American Media on 10 Jan 2007. This article is an account by Ngoc Bich Lam(Quang Thi Lam) as told to her son Andrew Lam.
There’s a Vietnamese saying: America is paradise for the young, but hell for the old, and how true it seems now that I’m in my mid-70s.
America has all these products that cater to children: toys, movies, video games, theme parks. For the old there’s only isolation and loneliness.
Vietnamese are defined by family, by community, and when you lose that, you lose a big part of who you are. In Vietnam I never thought of living anywhere else but in my homeland. You live and die where your ancestors lived and died. You have your relatives, your clan; you have your family, your temple.
Once we were bound to the land in which our ancestors are buried, and we were not afraid of death and dying. But in America our old way of life is gone. We were forced to flee after the war ended in 1975, and we have lived in exile since then. Today, my friends and relatives are scattered across the world.
In America you lose so much the older you get — friends, relatives, memories, mobility, a sense of yourself. The phone rings. I pick it up. It’s Mrs. so-and-so in Los Angeles. She’s got diabetes and had her leg amputated. Then the phone rings again: Mr. so-and-so in Georgia has lung cancer. He’s only got a few months left. Back in Vietnam, we were all good friends. But at my age, how do you visit when they’re thousands of miles away? Can you imagine calling your close friends as they lay dying in a hospital, apologizing for not being able to go see them for one last time? Well, I do that monthly now. It’s very sad.
My husband and I, we are planning a trip this summer to Europe. It’s our final trip, to say goodbye to relatives and friends. We know we won’t be able to travel after this, as our strength is failing. We’ll never see them again after that. I can hardly climb down stairs because my knees hurt very badly. We sold our house and live in a condo with an elevator because it’s the only way to be independent now.
What I worry about most is that my memory is not what it used to be. I am the keeper of our family tree, but it’s all in my head. Who’s related to whom was my specialty, being the oldest daughter in the family. But none of my children know about the large clan connection, not even my younger siblings. Without me, people who used to be relatives will be strangers if they meet again on the street. I used to know all the way to my third cousins on both my side and my husband’s side of the family. I have to write down all of their names before my memory goes.
Sometimes when I get up in the morning, I stare out at the trees outside and wonder where I am. Sometimes I go to the apartment complex across the street, where there are some abandoned cats. I feed them with my leftovers. They recognize my voice. I call and they run to me. They are my source of joy.
When my children and grandchildren visit, it’s a great time, of course. But everyone has their own lives. They come once in a while, but what do you do with all those empty hours that stretch out before you?
My mother, who died at the age of 97, and my mother-in-law, who died at the age of 95, were in the same convalescent home for years. I used to take the bus to see them everyday, even when I was working. I knew how sad it was to grow old in America even back then, when I was healthy and younger. The nurses told me how lucky the two grandmothers were, having all these children and grandchildren visiting them on a regular basis. “It’s the Vietnamese way,” I would tell them. All those other old people, their children rarely visit. I remember a few old women sitting in their wheelchairs waiting for their children or family, day in and day out, and no one came. There was even one who outlived her children and still, everyday, she expected her sons to walk in through the door. How tragic to live so long and to be so alone!
The old are obsolete here in America. Neither respected nor deemed important. Back home, the elders are given the highest place of honor, and it was they who dispensed wisdom and shared their experiences with those who came up after them. It’s not true here. No one wants to hear what you have to say. You feel isolated from your Americanized children and grandchildren. They laugh at things I don’t understand.
America is so much more their country than it is mine. In the winter afternoons I sit and watch the barren trees, feeling very lost. I think of how the whole world I once knew is all gone now, like incense smoke. I think of the old country, of the Tet Festivals back in Saigon, of the weddings and holidays, with gatherings of families and friends, everyone together, children running, adults gossiping, women cooking together, and I feel this deep yearning for the distant past.
Andrew Lam
-------------------------------------------------------------
Bài tham luận này[1] phân tích và bổ túc quan điểm của bài “Cõi Già Trên Đất Lạ” [CGTĐL], nguyên tác: “Aging in a Foreign Land” của Andrew Lâm.
CGTĐL đưa ra quan điểm của một người mẹ, cao niên, thất tuần, “vào cái tuổi giữa 70”, cùng gia đình định cư nhiều năm tại Hoa Kỳ, thuộc giai cấp trung lưu, với một số giá trị căn bản về truyền thống dân tộc. Hai vấn đề chính được nêu lên: đó là trạng thái tuổi già và sự khác biệt văn hoá mà người Việt cao niên phải đương đầu trong cuộc sống tại hải ngoại.
Nhận định rằng “Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình” có lẽ ẩn dụ một sự than thân trách phận chăng? Nhưng trạng thái “càng già” như vậy chỉ là một trạng huống nhân sinh thông thường tại mọi xã hội trên thế giới: tình trạng suy giảm về sức khoẻ và trí tuệ là môt hiện tượng bình thường của sự gia tăng tuổi tác, sau bao nhiều năm sử dụng cơ thể và trí não. Kết quả hiển nhiên của tuổi già là thu hẹp và giản dị hoá nơi ăn chốn ở, thu hẹp, giản dị hoá hoặc tập trung sinh hoạt cộng đồng, xã giao. Sự cải tiến về mặt y khoa và dinh dượng chỉ phần nào làm giảm bớt tốc lực phá hoại của tuổi già, giúp các cụ sống lâu hơn, chứ chưa thể đổi ngược tuổi tác, già thành trẻ mãi được. Tuổi vàng thì có, nhưng “suối vàng” cải lão hoàn sinh thì vẫn chỉ là một giấc mơ đẹp mà thôi. Vậy, tốt nhất là tìm mọi cách quây quần với con cháu, hội nhập với lớp tuổi cao niên của mình: gặp nhau hỏi thăm bệnh tật, giới thiệu thuốc men, làm việc nghĩa, giúp nhà trường, năng tới cửa Phật, cửa Chúa… Đồng thời lãnh hội và thực thi những quyền lợi mà luật pháp và các tổ chức an sinh xã hội thường dành cho giới cao niên. Thông thường, về mặt sinh hoạt cộng đồng, nhiều tổ chức chuyên nghiệp và hội đoàn còn hướng dẫn thành phần cao niên tranh thủ nhiều quyền lợi có tính cách tương trợ, giải trí, sáng tạo, bảo tồn văn hoá.
Nhận định rằng: “Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng”. Trong nguyên bản tiếng Anh-Mỹ, tác giả ghi: “The old are obsolete here in America. Neither respected nor deemed important.” Như vậy, tác giả muốn nói rằng “tuổi già là lỗi thời”, cũ kỹ, lạc hậu (obsolete). Còn nếu dùng chữ của dịch giả, cụm từ “lỡ thời” thuộc vào một phạm trù bao quát hơn, vì tuổi nào cũng có thể “lỡ thời”, nếu không kịp nắm đúng thời cuộc, với cái nghĩa gần như “lỡ tàu”: cô gái bốn mươi mà chưa chịu lấy chồng cũng có thể coi là “lỡ thời”. Tuy nhiên tình trạng “lỡ thì” này cũng còn tùy thuộc vào sở trường cá nhân và nền tảng văn hoá của đối tượng.
Về lại vấn đề cho rằng “tuổi già là lỗi thời/obsolete” thì đúng ở phần nào và sai ở chỗ khác. Đúng về mặt văn minh kỹ thuật: điện tử, máy móc, xe hơi, kiểu mẫu, trang sức v.v. thay đổi mỗi năm, mỗi mùa. Thay đổi từ mặt trái sang mặt phải; lúc to, lúc nhỏ; lúc ngắn lúc dài; lúc xanh, lúc đỏ; lúc tròn, lúc vuông. Kiến thức chuyên môn cũng vậy: bỏ dở không hành nghề vài năm, một chuyên gia hạng giỏi trước đó cũng tự coi mình là “lỗi thời”. Vậy hiện trạng “lỗi thời” là phản ứng tất nhiên của nền văn minh kỹ thuật thay đổi cấp kỳ, từng giai đoạn một, có thể là tháng trước, năm sau, chứ không chỉ áp dụng riêng cho “tuổi già”.
Nhưng cả hai trạng thái “già” và “lỗi thời” lại có thể bao hàm những “lượng giá” tích cực như khi người ta thường nói: “già dặn”, “già đời” cho những ai có nhiều kinh nghiệm sống, khôn ngoan, vững vàng khi thêm tuổi tác. Còn biết bao nhiêu cách ứng dụng phạm trù cũ kỹ, già cả, già đời, trong môi sinh, tạo hoá. Vả lại, tình già như rượu già cũng tăng thêm những hương vị say đắm đặc biệt, đắt giá:
Còn cái “lỗi thời” hôm nay, vài năm sau có thể trở lại thành “mốt” [mode] mới, hoặc vẫn được người ta ưa thích vì “cũ người, mới ta”. Đôi khi chỉ những loại “lỡ cỡ”, dở dở ương ương, chả mới, chả cũ mới là thứ mất giá. Cái “lỗi thời” của quá khứ, vài chục, vài trăm năm sau có thể biến thành của quý, đồ vô giá: những “đồ cổ”, “antiques”, tác phẩm cũ mới tìm thấy, cuốn sách mục nát vài thế kỷ trước nay trở thành khan hiếm, kinh kệ. Chả thế mà đã có kẻ chuyên môn móc rác hoặc mua lạc soong, ga-ra-xen đã vồ được những kho tàng bị “phế bỏ” lầm.
Người cũng vậy. Đừng bỏ người hoặc tự đào thải một cách quá sớm, vô cớ: biết sài thì vấn đủ chân tướng, vẫn hữu dụng như thường, có lẽ còn bền bỉ, đặc sắc hơn là “mặt giá” (face value): tưởng thế mà không thế. Vậy “tuổi già” không luôn luôn bị phế thải, mất giá: dù cũ kỹ, “cổ lỗ sĩ”, tuổi già vẫn có dịp phô trương những giá trị liên quan tới giai đoạn đã qua, hoặc tiêu biểu những giải pháp khả ứng lúc đó. Người ta vẫn tìm tòi những bài học trong quá khứ, “ôn cố tri tân”, xem cái cũ để biết cái mới: tư tưởng, tôn giáo, chiến lược, món ăn gia truyền, văn hoá cổ truyền v.v. Do đó mà bất cứ ở một xã hội nào, tân tiến hay chậm tiến, vai trò của các bậc “Bô Lão” vẫn là nòng cốt trong các Hội Đồng Diên Hồng, Conseil des Anciens, Senior Vice President, Senior Advisors v.v. Vậy quý cụ cao niên vẫn có “nước lắm” để ứng dụng ngay tại các xã hôi Âu-Mỹ. Miễn là đừng quá suy sụp, không giữ vững giá trị khả dụng căn bản của đối tượng.
Hơn thế nữa, ngày nay những xã hội văn minh đều khuyến khích các vị cao niên làm nảy nở hay luân/tái dụng (recycle) những khả năng tiềm tàng, mới mẻ. Với quan niệm “dùng người như dùng mộc”, thì hiện tượng đầu tư nhân sự phải đi song song với khả năng “tái đầu tư” nhân lực, như thay đổi nghề nghiệp, làm những gì họ thấy thích thú mà không biết tới, hoặc không có dịp thử thách trước đó. Vậy phẩm giá của các vị cao niên cần được xác định bởi hiệu lực tinh thần đa diện, căn cứ vào phẩm giá nội tại, lâu bền hơn là hiệu lực kim bản vị thức thời.
Vả lại, nếu quả thực quý vị cao niên đã tới giai đoạn về hưu hoặc tới thời kỳ hưởng thú điền viên an nhàn, thì thế hệ con cháu họ phải thay thế vào những vai trò, chức vị nhiều trọng trách trong guồng máy xã hội. Đó là luật tuần hoàn, có gì khác lạ? Thế hệ sau thay thế thế hệ trước, “tre già măng mọc”. Hơn nữa với đà tiến bộ kỹ thuật càng lúc càng bành trướng, khi thế hệ trẻ đứng lên đảm nhận thêm trách nhiệm, thì họ ắt có thêm quyền. Chính quý cụ thường tuyên bố: “con hơn cha, nhà có phúc”. Và đó cũng là lý do chính đáng khiến mấy triệu Người Việt chúng ta bỏ quê hương xứ sở tới xây dựng môt đời sống mới, nhân bản, khả quan trên thế giới tự do Âu-Mỹ: mong muốn con em chúng ta thành đạt, vượt khỏi cảnh khốn đốn mà các thế hệ trước đã từng chịu đựng. Nếu những đứa trẻ lên 9, lên 10 đã biết thông dịch Anh-Mỹ ngữ giúp đỡ bố mẹ chúng lúc mới đến nơi đất lạ, nếu con cái đi làm, mang tiền đóng góp mua chung căn nhà tụ họp cả gia đình, nếu chúng vừa đi học thành tài, chiều về còn đứng ra giúp đỡ bố mẹ thu vén thương nghiệp, thì thời cuộc đã “hoán chuyển” chúng thành những cộng sự viên, những “partners” chính đáng, những đồng sở hữu chủ hợp lẽ và hợp tình của gia tài mới trên đất khách quê người. Quyền hạn của chúng đi song song với trách nhiệm mà gia đình và xã hội cũ lẫn mới đòi hỏi nơi chúng. Có quyền, nhiều hay ít chỉ là một hiện tượng phân công, phân nhiệm công bằng, minh bạch. Nếu ghép thêm tình nghĩa thì còn cao quý, tốt đẹp hơn thế nữa.
Cũng xin lưu ý thêm, ngày hôm nay trong nước, ngoài một số quý cụ thuộc giai cấp lãnh đạo, đặc biệt ưu đãi trong xã hội hiện tại, đa số thường dân cao niên trong Nước, đều gặp nhiều khó khăn, từ vật chất tới tinh thần, hơn quý cụ sống già tại Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu hoặc Âu Châu. Họ không có an sinh xã hội, không có bảo hiểm sức khoẻ; không có phương tiện di chuyển công cộng miễn hoặc giảm phí. Họ không thể tự do ra khỏi nước một cách dễ dàng để du lịch, thăm viếng họ hàng, bạn bè như họ mong muốn. Như quý cụ cao niên hải ngoại “thông thường” làm trên mảnh đất mới, dù tạm dung. Họ không có xe hơi, nhà lầu đầy đủ tiện nghi, điện nước, điện thoại, ti-vi, máy lạnh, vệ sinh công cộng, cầu thang máy tập thể. Họ không mua được một cách bình thường những thực phẩm mới, tốt, chọn lọc, bảo đảm về mặt giá cả, vệ sinh căn bản. Và khi họ ốm đau, họ không có những phương tiện điều trị tân tiến, an toàn, đầy đủ, “miễn phí” hoặc có bảo hiểm như quý cụ sẵn hưởng, sẵn có, một cách đàng hoàng, minh bạch, khi sống già tại Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu hoặc Âu Châu. Và khi họ mệnh chung, công việc chôn cất cũng rất lôi thôi về những thủ tục hành chính rườm rà, soi mói. Họ luôn luôn phải chen chúc, luồn cúi, đút lót để được sống và chết một cách rất bình thường. Thưa Quý Cụ, đất nước mình ngày hôm nay, không mấy “ngon lành” như quý cụ tưởng. Tình cảm, dịch vụ căn bản không còn được cung cấp một cách đương nhiên, minh bạch, miễn phí, công bằng, tử tế, như trong quá khứ vàng son.
Vậy nói rằng “Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi” thì rất đúng. Nhưng tình trạng mất mát, ít hay nhiều, là do tư cách và mối liên hệ của người cao niên với con cháu trong gia đình, với bạn bè thân hữu trong xã hội, trong bối cảnh đời sống hiện tại. Đối với con cháu ở xa không tới thăm mình luôn, thì nếu quý cụ đủ sức khoẻ, đủ phương tiện thì tự ý tới thăm chúng. Nếu con cái bận bịu không kịp gọi điện thoại, thì mình rảnh rỗi gọi hỏi thăm chúng. Chứ không nên viện lẽ, nào tự ái, nào lấy quyền làm cha mẹ, ông bà, bề trên, mà đòi hỏi tình thương, bổn phận phải thi hành theo trật tự “hướng thượng”, một chiều. Chính quý cụ đã từng dạy con cái là “nước mắt chảy xuôi” cơ mà !
Mất hay không cũng tùy thuộc mức độ quý cụ nắm lấy cơ hội “vớt vát” trong tầm tay mình. Một số quý vị cao niên vẫn còn trực tiếp đứng ra cổ xuý phát huy những giá trị văn hoá và truyền thống dân tộc một cách tích cực. Cơ thể của quý cụ trưởng thượng có bề bình thường suy yếu, nhưng tâm trí, “nỗi lòng” về đất nước và truyền thống dân tộc, gia đình của quý cụ đó vẫn ở mức độ nhiệt tình rất cao, dù phải sinh sống trên đất khách quê người. Tôi đã từng quen biết vài cụ năm nay đã hơn tám chục tuổi, ấy thế mà vẫn luôn luôn bận bịu, sáng đi thăm vợ tại nhà thương, trưa về lo công việc cộng đồng, tối thì nghe ngóng, bình luận những tin tức nóng bỏng về đất nước, về thế thái nhân tình. Lăm lúc tôi có cảm giác quý cụ đó còn thiết tha nhiều với cuộc sống, tiếp tục tìm ra những lẽ sống, dù hoàn cảnh không toàn hảo.
Ngày hôm nay, tôn trọng nhân phẩm, lẽ phải, công bằng, bắc ái là căn bản. Ông bà, bố mẹ, con cháu, bề trên, kẻ dưới, đều phải tìm hiểu để thông cảm lẫn nhau; tìm cách tôn trọng lẫn nhau, trên căn bản con người, vị tình, vị nghĩa, chứ không nhân danh một áp lực siêu hình, siêu thực, quá đáng nào cả. Trân trọng, kính nể, thương xót phải là động cơ chính yếu trong mọi giao dịch với gia đình, với tha nhân. Mọi hình thức áp bức, độc đoán, độc quyền và một chiều phải gạt bỏ, vì lỗi thời, vì lẻ loi và vô hiệu. Kết sinh mọi nỗ lưc, từ trên xuống dưới, ngang và dọc, trong gia đình, nơi xã hội, để sống và sinh tồn mới có cơ hội phát triển vẹn toàn, hài hoà, đúng cách.
Chúng ta không thể độc quyền văn hoá, độc quyền yêu nước yêu nòi, yêu gia tộc tổ tiên mà bỏ quên vai vế, quyền lợi và trách nhiệm của người khác trong họ hàng, xã tắc. Thành kiến độc tôn quyền lực, khơi khơi “lãnh tụ” phải được giải toả bớt với những khái niệm cởi mở, xây dựng: “phân công, phân nhiệm”, phối hợp khả năng, kết lực sinh tạo. Văn hoá là trào lực sinh tồn của cộng đồng, dân tộc, tiếp nối, thêu dệt, uốn nắn, nuôi dượng bằng ngàn, bằng triệu tâm hồn thiết thực, bằng ngàn, bằng triệu ao ước, lựa chọn lối sống. Làm sao truyền thống văn hoá có thể đơn phương hoàn tất, gánh vác bởi một cá nhân, dù đầy thiện chí? Làm sao văn hoá của số đông, của cả một dân tộc có thể tụ tích vào ý muốn và sở thích của một Lãnh tụ độc đoán, vị kỷ, một Chủ Tịch bạo quyền, khát máu, một tập đoàn đảng phái ma-phia tham nhũng, bất lực, bất tài?
Giả thử, chúng ta còn ở tại quê hương, với những điều kiện lịch sử thuận lợi cho một xã hội bình thường, không bị xáo trộn, tha hoá, thì mọi sinh hoạt, suy nghĩ dễ ăn khớp, diễn tiến một cách hài hoà, hợp tình, hợp cảnh. Với những điều kiện nội tại đó, truyền thống tốt đẹp phát xuất bằng cách thẩm thấu tự nhiên. Vậy, tùy hoàn cảnh của từng gia đình trong nước cũng như tại hải ngoại, nếu còn gìn giữ được căn bản truyền thống tốt đẹp, nhân bản vững chắc, thì hiễu lực hội nhập văn hoá trở nên dễ dàng, thực hiện một cách trực tiếp, cha truyền, con nối. Đó là cách hấp thụ bằng “nội nhập văn hoá” (inculturation): nói tiếng mẹ đẻ và thấu nhận tập tục văn hoá truyền thống gia đình, hàng xóm, dân tộc.
Nhưng với tình trạng xáo trộn, tha hoá trong hiện tình đất nước, và trong sự khác biệt văn hoá nơi đất khách quê người, thì truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt, với những giá trị căn bản cao quý, quân bình, tử tế, nhân từ nhân ái, cần được hội nhập một cách minh mẫn, lớp lăng, dưới hình thức lãnh hội từ phía ngoài, hay “ngoại nhập văn hoá” (acculturation): học sinh ngữ, tập tục, văn hoá mới, vì xa lạ hoặc lãng quên.
Tình trạng bị cô lập hay tự cô lập, tất nhiên đưa tới sự tách biệt, đứt đoạn cũa truyền thống về mặt xã hội, lẫn gia đình. Với lời tuyên bố: “Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố…”, vô hình trung Cụ Bà trong cuộc một mặt dành độc quyền [“nghề đặc biệt của tôi”] gìn giữ gia phả, truyền thống gia tộc, đồng thời đã thiếu sót bổn phận vì không chỉ dẫn con cháu tìm kiếm và nuôi dưỡng “những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc.” Kết quả tất nhiên là con cháu Bà trở thành xa lạ với họ hàng thân thuộc, với truyền thống văn hoá. Cái cầu văn hoá nếu bị đứt đoạn cũng vì thiếu sự chăm sóc của các thế hệ trước. Nếu quý cụ sợ đứt cầu, ít ra quý cụ cũng nên chuẩn bị con cái, người thân kẻ thuộc quen biết thêm về hình thù, bản chất và cách thức bảo trì, tiếp nối cây cầu đó. Về hoàn cảnh của Cụ Bà, “người con gái trưởng trong nhà”, Cụ có thể tự tay, hay sai bảo con cháu, hay thuê người đánh máy điện tử ghi chép gia phả, rồi gửi tới con cháu để nhắc nhở chúng về tông tích gia tộc. Xa mắt, nhưng không xa lòng, nếu vẫn nuôi dưỡng được những dây liên hệ máu mủ đó.
Vậy nếu quý cụ cao niên Việt tại Hải Ngoại cũng như trong Nước muốn thực thi ước nguyện, muốn cây cầu văn hoá Việt Nam không bị gián đoạn, cắt cụt, hủy bỏ, nếu quý vị cao niên không muốn thấy mất “cái tôi”, cái thể diện tốt đẹp trong truyền thống cao quý, thì xin quý cụ ra tay thu ven, chỉ dẫn thêm để con cháu đưộc gần gũi với nguồn gốc và giá trị của nền văn hoá mà quý cụ tôn kính, yêu chuộng.
Trên thực tế, quý cụ cao niên nay khoảng từ bảy mươi tới tám chục tuổi, khi bước chân tới đất khách quê người, dù là Hoa-Kỳ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Đức v.v. từ năm 1975 chỉ trên 35, dưới 50 tuổi. Quý vị lúc đó vẫn đủ sức lực, đủ minh mẫn học hỏi thêm một tiếng nói mớí, một nền văn hoá mới, một cách sinh sống, suy nghĩ khác với những gì quý vị có và biết trước khi bỏ nước, bỏ quê hương xứ sở. Sau 33 năm trời, sau gần “nửa đời người” sinh sống nơi “đật lạ”, quý vị không còn cơ hội trực diện một nền văn hoá cổ truyên thuần túy Việt Nam nữa. Sau 33 năm trời dài đằng đẵng, hay vù đi cái một, quý vị di dân khách trú hay “tân dân” (new citizen) nước tạm dung, cũng phần nào có dịp hay bị thời cuộc lôi cuốn “hội nhập” vào đời sống mới, một đời sống đa văn, đa diện, đa cảm. Đó là chuyện chẳng đặng đừng, một hiệu lực phản xạ (side-effect) của liều thuốc “tỵ nạn”. Được yên ổn, bảo vệ, từ lúc trẻ tới lúc già, thụ hưởng vật chất, được tự do đi lại, hội họp, tự do tư tưởng, tín ngưỡng, thi thố tài nắng, dành lấy cơ hội sinh sống thăng tiến chính đáng cho mình và con cái ắt cũng giúp quý cụ nhận định rằng quý cụ đã nhận được nhiều để cần biết hưởng và biết cho lại: cho lại con cháu, thế hệ sau, và những người còn khốn đốn hơn quý cụ rất nhiều. Được như vậy, chắc cũng đáng phải trả giá bằng một sự hy sinh tối thiểu: cảm thấy phần nào cô đơn, lạc lõng, không hoàn toàn “ăn khớp” nơi “đất lạ”.
Nhưng từ đó cho rằng: “Mỹ là …địa ngục giới già” thì quả thật hơi quá đáng, ngoa ngoắt.
Tôi được kể một câu chuyện khá thương tâm về một cụ bà khoảng tám, chín chục tuổi. Cụ tôn sùng những giá trị cổ truyền một cách tối đa, tuyệt vọng. Nhân dịp Ngày Nhớ Cha (Father’s Day) năm 2008, cụ ra mộ chồng cúng bái, rồi trước linh hồn người quá cố và với sự hiện diện của đại gia đình con cháu ba đời, đông đủ tụ tập từ các Tiểu bang khác tới, Cụ nêu lý do chính đáng về tập tục gia đạo, rồi tuyên bố ly khai, truất bỏ thằng “chắt đích tôn” vì nó “lai Mỹ, không nói sõi tiếng Việt, nên sợ khi cúng bái lúng túng, Thần Linh, Tổ Tiên không thấu hiểu”. Ngay lúc đó, Cụ chọn một thằng chắt dòng thứ thay thế làm “đích tôn”, vì bố mẹ nó là người Việt “chính cống”. Cụ thật thiết tha, chân tình với truyền thống gia đạo, sẵn sáng cắt đứt máu mủ để duy trì phương thức ngoại vi, phiến diện của truyền thống. Cụ không thể nghĩ rằng một đứa trẻ dù lai, dù sinh đẻ tại Hoa Kỳ, nếu được dạy dỗ, được hấp thụ những giá trị tốt đẹp, khả kính của truyền thống văn hoá Việt Nam, cũng có thể tiếp nối truyền thống đó, nếu không bằng ngôn ngữ, màu da, ít nhất cũng bằng con tim, máu mủ, bằng tấm lòng nhân bản. “Nươc mắt chảy xuôi” ở chỗ nào nhỉ ? Nước mắt trên màu da trắng, vàng, nâu…, nếu chân tình bùi ngùi thì cũng mặn mà, xót xa như nhau. Còn nước mắt dân tộc, gia đình thuần túy cũng có cơ hội biến thành “nước mắt cá sấu”, hay cũng nhạt nhẽo như nước ốc, nước lã, nếu hời hợt, khách sáo, giả tạo. Truyền thống dân tộc, gia đạo chỉ là những tục lệ, trí tuệ đáng duy trì, kính trọng, nếu thực sự có chân tình, lẽ phải, rộng lượng, nhân từ, nhân ái. Còn những sắc thái phù phiếm, hẹp hòi, bất nhân, bất nghĩa của bất cứ truyền thống nào, tư tưởng dân tộc nào, cũng nên cải bỏ, tu bổ cho phải đạo làm người, hợp với đạo trời đất, đạo tự nhiên, tự tại.
LƯU NGUYỄN ĐẠT
GHI CHÚ:
[1] người viết bài tham luận trên cũng là hạng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, bảy mươi tuổi đời, định cư tại Virginia, USA, nên cũng rất thông cảm với đời sống và suy tư của giới “Cao Niên Hải Ngoại”.
CGTĐL đưa ra quan điểm của một người mẹ, cao niên, thất tuần, “vào cái tuổi giữa 70”, cùng gia đình định cư nhiều năm tại Hoa Kỳ, thuộc giai cấp trung lưu, với một số giá trị căn bản về truyền thống dân tộc. Hai vấn đề chính được nêu lên: đó là trạng thái tuổi già và sự khác biệt văn hoá mà người Việt cao niên phải đương đầu trong cuộc sống tại hải ngoại.
Nhận định rằng “Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình” có lẽ ẩn dụ một sự than thân trách phận chăng? Nhưng trạng thái “càng già” như vậy chỉ là một trạng huống nhân sinh thông thường tại mọi xã hội trên thế giới: tình trạng suy giảm về sức khoẻ và trí tuệ là môt hiện tượng bình thường của sự gia tăng tuổi tác, sau bao nhiều năm sử dụng cơ thể và trí não. Kết quả hiển nhiên của tuổi già là thu hẹp và giản dị hoá nơi ăn chốn ở, thu hẹp, giản dị hoá hoặc tập trung sinh hoạt cộng đồng, xã giao. Sự cải tiến về mặt y khoa và dinh dượng chỉ phần nào làm giảm bớt tốc lực phá hoại của tuổi già, giúp các cụ sống lâu hơn, chứ chưa thể đổi ngược tuổi tác, già thành trẻ mãi được. Tuổi vàng thì có, nhưng “suối vàng” cải lão hoàn sinh thì vẫn chỉ là một giấc mơ đẹp mà thôi. Vậy, tốt nhất là tìm mọi cách quây quần với con cháu, hội nhập với lớp tuổi cao niên của mình: gặp nhau hỏi thăm bệnh tật, giới thiệu thuốc men, làm việc nghĩa, giúp nhà trường, năng tới cửa Phật, cửa Chúa… Đồng thời lãnh hội và thực thi những quyền lợi mà luật pháp và các tổ chức an sinh xã hội thường dành cho giới cao niên. Thông thường, về mặt sinh hoạt cộng đồng, nhiều tổ chức chuyên nghiệp và hội đoàn còn hướng dẫn thành phần cao niên tranh thủ nhiều quyền lợi có tính cách tương trợ, giải trí, sáng tạo, bảo tồn văn hoá.
Nhận định rằng: “Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng”. Trong nguyên bản tiếng Anh-Mỹ, tác giả ghi: “The old are obsolete here in America. Neither respected nor deemed important.” Như vậy, tác giả muốn nói rằng “tuổi già là lỗi thời”, cũ kỹ, lạc hậu (obsolete). Còn nếu dùng chữ của dịch giả, cụm từ “lỡ thời” thuộc vào một phạm trù bao quát hơn, vì tuổi nào cũng có thể “lỡ thời”, nếu không kịp nắm đúng thời cuộc, với cái nghĩa gần như “lỡ tàu”: cô gái bốn mươi mà chưa chịu lấy chồng cũng có thể coi là “lỡ thời”. Tuy nhiên tình trạng “lỡ thì” này cũng còn tùy thuộc vào sở trường cá nhân và nền tảng văn hoá của đối tượng.
Về lại vấn đề cho rằng “tuổi già là lỗi thời/obsolete” thì đúng ở phần nào và sai ở chỗ khác. Đúng về mặt văn minh kỹ thuật: điện tử, máy móc, xe hơi, kiểu mẫu, trang sức v.v. thay đổi mỗi năm, mỗi mùa. Thay đổi từ mặt trái sang mặt phải; lúc to, lúc nhỏ; lúc ngắn lúc dài; lúc xanh, lúc đỏ; lúc tròn, lúc vuông. Kiến thức chuyên môn cũng vậy: bỏ dở không hành nghề vài năm, một chuyên gia hạng giỏi trước đó cũng tự coi mình là “lỗi thời”. Vậy hiện trạng “lỗi thời” là phản ứng tất nhiên của nền văn minh kỹ thuật thay đổi cấp kỳ, từng giai đoạn một, có thể là tháng trước, năm sau, chứ không chỉ áp dụng riêng cho “tuổi già”.
Nhưng cả hai trạng thái “già” và “lỗi thời” lại có thể bao hàm những “lượng giá” tích cực như khi người ta thường nói: “già dặn”, “già đời” cho những ai có nhiều kinh nghiệm sống, khôn ngoan, vững vàng khi thêm tuổi tác. Còn biết bao nhiêu cách ứng dụng phạm trù cũ kỹ, già cả, già đời, trong môi sinh, tạo hoá. Vả lại, tình già như rượu già cũng tăng thêm những hương vị say đắm đặc biệt, đắt giá:
RƯỢU GIÀ
rừng già chắp ngọn cây gần nắng
gốc tụ trần gian ươm bóng tan
lá ngả trên làn sương suối bạc
thần linh phủ độ giấc an khang
tre già măng mọc quê hương đợi
hạt gạo lúa nàng thơm thắm môi
biển cũ núi non chưa đếm tuổi
trăm năm tạm biệt chút thôi nôi
trăng già tóc bạc xanh như gió
em mặc yếm vàng áo cánh xo
tay trái cài hoa lên tấm lụa
chân thiền đạp nhẹ hoá thân thơ
nước già ngọc quý soi tâm đạo
cửa mở vào đêm nối ánh sao
vạn nẻo đường về nơi cố định
từng ngày nhớ lại chốn thanh tao
rượu già chất ngất môi say lịm
da trắng hồng ngây gió thoáng im
thức giấc ngàn năm nho ướp đọng
giọt nồng nguyên thuỷ tựa lòng tim
tình già em nhỉ nguồn ra biển
ngoảnh lại trùng dương vẫn viễn miên
ngọn sóng còn cao như uẩn khúc
hẹn nhau đắm đuối giữa mây miền
LƯU NGUYỄN ĐẠT (NẮNG ĐÊM, 2007)
rừng già chắp ngọn cây gần nắng
gốc tụ trần gian ươm bóng tan
lá ngả trên làn sương suối bạc
thần linh phủ độ giấc an khang
tre già măng mọc quê hương đợi
hạt gạo lúa nàng thơm thắm môi
biển cũ núi non chưa đếm tuổi
trăm năm tạm biệt chút thôi nôi
trăng già tóc bạc xanh như gió
em mặc yếm vàng áo cánh xo
tay trái cài hoa lên tấm lụa
chân thiền đạp nhẹ hoá thân thơ
nước già ngọc quý soi tâm đạo
cửa mở vào đêm nối ánh sao
vạn nẻo đường về nơi cố định
từng ngày nhớ lại chốn thanh tao
rượu già chất ngất môi say lịm
da trắng hồng ngây gió thoáng im
thức giấc ngàn năm nho ướp đọng
giọt nồng nguyên thuỷ tựa lòng tim
tình già em nhỉ nguồn ra biển
ngoảnh lại trùng dương vẫn viễn miên
ngọn sóng còn cao như uẩn khúc
hẹn nhau đắm đuối giữa mây miền
LƯU NGUYỄN ĐẠT (NẮNG ĐÊM, 2007)
Còn cái “lỗi thời” hôm nay, vài năm sau có thể trở lại thành “mốt” [mode] mới, hoặc vẫn được người ta ưa thích vì “cũ người, mới ta”. Đôi khi chỉ những loại “lỡ cỡ”, dở dở ương ương, chả mới, chả cũ mới là thứ mất giá. Cái “lỗi thời” của quá khứ, vài chục, vài trăm năm sau có thể biến thành của quý, đồ vô giá: những “đồ cổ”, “antiques”, tác phẩm cũ mới tìm thấy, cuốn sách mục nát vài thế kỷ trước nay trở thành khan hiếm, kinh kệ. Chả thế mà đã có kẻ chuyên môn móc rác hoặc mua lạc soong, ga-ra-xen đã vồ được những kho tàng bị “phế bỏ” lầm.
Người cũng vậy. Đừng bỏ người hoặc tự đào thải một cách quá sớm, vô cớ: biết sài thì vấn đủ chân tướng, vẫn hữu dụng như thường, có lẽ còn bền bỉ, đặc sắc hơn là “mặt giá” (face value): tưởng thế mà không thế. Vậy “tuổi già” không luôn luôn bị phế thải, mất giá: dù cũ kỹ, “cổ lỗ sĩ”, tuổi già vẫn có dịp phô trương những giá trị liên quan tới giai đoạn đã qua, hoặc tiêu biểu những giải pháp khả ứng lúc đó. Người ta vẫn tìm tòi những bài học trong quá khứ, “ôn cố tri tân”, xem cái cũ để biết cái mới: tư tưởng, tôn giáo, chiến lược, món ăn gia truyền, văn hoá cổ truyền v.v. Do đó mà bất cứ ở một xã hội nào, tân tiến hay chậm tiến, vai trò của các bậc “Bô Lão” vẫn là nòng cốt trong các Hội Đồng Diên Hồng, Conseil des Anciens, Senior Vice President, Senior Advisors v.v. Vậy quý cụ cao niên vẫn có “nước lắm” để ứng dụng ngay tại các xã hôi Âu-Mỹ. Miễn là đừng quá suy sụp, không giữ vững giá trị khả dụng căn bản của đối tượng.
Hơn thế nữa, ngày nay những xã hội văn minh đều khuyến khích các vị cao niên làm nảy nở hay luân/tái dụng (recycle) những khả năng tiềm tàng, mới mẻ. Với quan niệm “dùng người như dùng mộc”, thì hiện tượng đầu tư nhân sự phải đi song song với khả năng “tái đầu tư” nhân lực, như thay đổi nghề nghiệp, làm những gì họ thấy thích thú mà không biết tới, hoặc không có dịp thử thách trước đó. Vậy phẩm giá của các vị cao niên cần được xác định bởi hiệu lực tinh thần đa diện, căn cứ vào phẩm giá nội tại, lâu bền hơn là hiệu lực kim bản vị thức thời.
Vả lại, nếu quả thực quý vị cao niên đã tới giai đoạn về hưu hoặc tới thời kỳ hưởng thú điền viên an nhàn, thì thế hệ con cháu họ phải thay thế vào những vai trò, chức vị nhiều trọng trách trong guồng máy xã hội. Đó là luật tuần hoàn, có gì khác lạ? Thế hệ sau thay thế thế hệ trước, “tre già măng mọc”. Hơn nữa với đà tiến bộ kỹ thuật càng lúc càng bành trướng, khi thế hệ trẻ đứng lên đảm nhận thêm trách nhiệm, thì họ ắt có thêm quyền. Chính quý cụ thường tuyên bố: “con hơn cha, nhà có phúc”. Và đó cũng là lý do chính đáng khiến mấy triệu Người Việt chúng ta bỏ quê hương xứ sở tới xây dựng môt đời sống mới, nhân bản, khả quan trên thế giới tự do Âu-Mỹ: mong muốn con em chúng ta thành đạt, vượt khỏi cảnh khốn đốn mà các thế hệ trước đã từng chịu đựng. Nếu những đứa trẻ lên 9, lên 10 đã biết thông dịch Anh-Mỹ ngữ giúp đỡ bố mẹ chúng lúc mới đến nơi đất lạ, nếu con cái đi làm, mang tiền đóng góp mua chung căn nhà tụ họp cả gia đình, nếu chúng vừa đi học thành tài, chiều về còn đứng ra giúp đỡ bố mẹ thu vén thương nghiệp, thì thời cuộc đã “hoán chuyển” chúng thành những cộng sự viên, những “partners” chính đáng, những đồng sở hữu chủ hợp lẽ và hợp tình của gia tài mới trên đất khách quê người. Quyền hạn của chúng đi song song với trách nhiệm mà gia đình và xã hội cũ lẫn mới đòi hỏi nơi chúng. Có quyền, nhiều hay ít chỉ là một hiện tượng phân công, phân nhiệm công bằng, minh bạch. Nếu ghép thêm tình nghĩa thì còn cao quý, tốt đẹp hơn thế nữa.
Cũng xin lưu ý thêm, ngày hôm nay trong nước, ngoài một số quý cụ thuộc giai cấp lãnh đạo, đặc biệt ưu đãi trong xã hội hiện tại, đa số thường dân cao niên trong Nước, đều gặp nhiều khó khăn, từ vật chất tới tinh thần, hơn quý cụ sống già tại Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu hoặc Âu Châu. Họ không có an sinh xã hội, không có bảo hiểm sức khoẻ; không có phương tiện di chuyển công cộng miễn hoặc giảm phí. Họ không thể tự do ra khỏi nước một cách dễ dàng để du lịch, thăm viếng họ hàng, bạn bè như họ mong muốn. Như quý cụ cao niên hải ngoại “thông thường” làm trên mảnh đất mới, dù tạm dung. Họ không có xe hơi, nhà lầu đầy đủ tiện nghi, điện nước, điện thoại, ti-vi, máy lạnh, vệ sinh công cộng, cầu thang máy tập thể. Họ không mua được một cách bình thường những thực phẩm mới, tốt, chọn lọc, bảo đảm về mặt giá cả, vệ sinh căn bản. Và khi họ ốm đau, họ không có những phương tiện điều trị tân tiến, an toàn, đầy đủ, “miễn phí” hoặc có bảo hiểm như quý cụ sẵn hưởng, sẵn có, một cách đàng hoàng, minh bạch, khi sống già tại Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu hoặc Âu Châu. Và khi họ mệnh chung, công việc chôn cất cũng rất lôi thôi về những thủ tục hành chính rườm rà, soi mói. Họ luôn luôn phải chen chúc, luồn cúi, đút lót để được sống và chết một cách rất bình thường. Thưa Quý Cụ, đất nước mình ngày hôm nay, không mấy “ngon lành” như quý cụ tưởng. Tình cảm, dịch vụ căn bản không còn được cung cấp một cách đương nhiên, minh bạch, miễn phí, công bằng, tử tế, như trong quá khứ vàng son.
Vậy nói rằng “Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi” thì rất đúng. Nhưng tình trạng mất mát, ít hay nhiều, là do tư cách và mối liên hệ của người cao niên với con cháu trong gia đình, với bạn bè thân hữu trong xã hội, trong bối cảnh đời sống hiện tại. Đối với con cháu ở xa không tới thăm mình luôn, thì nếu quý cụ đủ sức khoẻ, đủ phương tiện thì tự ý tới thăm chúng. Nếu con cái bận bịu không kịp gọi điện thoại, thì mình rảnh rỗi gọi hỏi thăm chúng. Chứ không nên viện lẽ, nào tự ái, nào lấy quyền làm cha mẹ, ông bà, bề trên, mà đòi hỏi tình thương, bổn phận phải thi hành theo trật tự “hướng thượng”, một chiều. Chính quý cụ đã từng dạy con cái là “nước mắt chảy xuôi” cơ mà !
Mất hay không cũng tùy thuộc mức độ quý cụ nắm lấy cơ hội “vớt vát” trong tầm tay mình. Một số quý vị cao niên vẫn còn trực tiếp đứng ra cổ xuý phát huy những giá trị văn hoá và truyền thống dân tộc một cách tích cực. Cơ thể của quý cụ trưởng thượng có bề bình thường suy yếu, nhưng tâm trí, “nỗi lòng” về đất nước và truyền thống dân tộc, gia đình của quý cụ đó vẫn ở mức độ nhiệt tình rất cao, dù phải sinh sống trên đất khách quê người. Tôi đã từng quen biết vài cụ năm nay đã hơn tám chục tuổi, ấy thế mà vẫn luôn luôn bận bịu, sáng đi thăm vợ tại nhà thương, trưa về lo công việc cộng đồng, tối thì nghe ngóng, bình luận những tin tức nóng bỏng về đất nước, về thế thái nhân tình. Lăm lúc tôi có cảm giác quý cụ đó còn thiết tha nhiều với cuộc sống, tiếp tục tìm ra những lẽ sống, dù hoàn cảnh không toàn hảo.
Ngày hôm nay, tôn trọng nhân phẩm, lẽ phải, công bằng, bắc ái là căn bản. Ông bà, bố mẹ, con cháu, bề trên, kẻ dưới, đều phải tìm hiểu để thông cảm lẫn nhau; tìm cách tôn trọng lẫn nhau, trên căn bản con người, vị tình, vị nghĩa, chứ không nhân danh một áp lực siêu hình, siêu thực, quá đáng nào cả. Trân trọng, kính nể, thương xót phải là động cơ chính yếu trong mọi giao dịch với gia đình, với tha nhân. Mọi hình thức áp bức, độc đoán, độc quyền và một chiều phải gạt bỏ, vì lỗi thời, vì lẻ loi và vô hiệu. Kết sinh mọi nỗ lưc, từ trên xuống dưới, ngang và dọc, trong gia đình, nơi xã hội, để sống và sinh tồn mới có cơ hội phát triển vẹn toàn, hài hoà, đúng cách.
Chúng ta không thể độc quyền văn hoá, độc quyền yêu nước yêu nòi, yêu gia tộc tổ tiên mà bỏ quên vai vế, quyền lợi và trách nhiệm của người khác trong họ hàng, xã tắc. Thành kiến độc tôn quyền lực, khơi khơi “lãnh tụ” phải được giải toả bớt với những khái niệm cởi mở, xây dựng: “phân công, phân nhiệm”, phối hợp khả năng, kết lực sinh tạo. Văn hoá là trào lực sinh tồn của cộng đồng, dân tộc, tiếp nối, thêu dệt, uốn nắn, nuôi dượng bằng ngàn, bằng triệu tâm hồn thiết thực, bằng ngàn, bằng triệu ao ước, lựa chọn lối sống. Làm sao truyền thống văn hoá có thể đơn phương hoàn tất, gánh vác bởi một cá nhân, dù đầy thiện chí? Làm sao văn hoá của số đông, của cả một dân tộc có thể tụ tích vào ý muốn và sở thích của một Lãnh tụ độc đoán, vị kỷ, một Chủ Tịch bạo quyền, khát máu, một tập đoàn đảng phái ma-phia tham nhũng, bất lực, bất tài?
Giả thử, chúng ta còn ở tại quê hương, với những điều kiện lịch sử thuận lợi cho một xã hội bình thường, không bị xáo trộn, tha hoá, thì mọi sinh hoạt, suy nghĩ dễ ăn khớp, diễn tiến một cách hài hoà, hợp tình, hợp cảnh. Với những điều kiện nội tại đó, truyền thống tốt đẹp phát xuất bằng cách thẩm thấu tự nhiên. Vậy, tùy hoàn cảnh của từng gia đình trong nước cũng như tại hải ngoại, nếu còn gìn giữ được căn bản truyền thống tốt đẹp, nhân bản vững chắc, thì hiễu lực hội nhập văn hoá trở nên dễ dàng, thực hiện một cách trực tiếp, cha truyền, con nối. Đó là cách hấp thụ bằng “nội nhập văn hoá” (inculturation): nói tiếng mẹ đẻ và thấu nhận tập tục văn hoá truyền thống gia đình, hàng xóm, dân tộc.
Nhưng với tình trạng xáo trộn, tha hoá trong hiện tình đất nước, và trong sự khác biệt văn hoá nơi đất khách quê người, thì truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt, với những giá trị căn bản cao quý, quân bình, tử tế, nhân từ nhân ái, cần được hội nhập một cách minh mẫn, lớp lăng, dưới hình thức lãnh hội từ phía ngoài, hay “ngoại nhập văn hoá” (acculturation): học sinh ngữ, tập tục, văn hoá mới, vì xa lạ hoặc lãng quên.
Tình trạng bị cô lập hay tự cô lập, tất nhiên đưa tới sự tách biệt, đứt đoạn cũa truyền thống về mặt xã hội, lẫn gia đình. Với lời tuyên bố: “Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố…”, vô hình trung Cụ Bà trong cuộc một mặt dành độc quyền [“nghề đặc biệt của tôi”] gìn giữ gia phả, truyền thống gia tộc, đồng thời đã thiếu sót bổn phận vì không chỉ dẫn con cháu tìm kiếm và nuôi dưỡng “những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc.” Kết quả tất nhiên là con cháu Bà trở thành xa lạ với họ hàng thân thuộc, với truyền thống văn hoá. Cái cầu văn hoá nếu bị đứt đoạn cũng vì thiếu sự chăm sóc của các thế hệ trước. Nếu quý cụ sợ đứt cầu, ít ra quý cụ cũng nên chuẩn bị con cái, người thân kẻ thuộc quen biết thêm về hình thù, bản chất và cách thức bảo trì, tiếp nối cây cầu đó. Về hoàn cảnh của Cụ Bà, “người con gái trưởng trong nhà”, Cụ có thể tự tay, hay sai bảo con cháu, hay thuê người đánh máy điện tử ghi chép gia phả, rồi gửi tới con cháu để nhắc nhở chúng về tông tích gia tộc. Xa mắt, nhưng không xa lòng, nếu vẫn nuôi dưỡng được những dây liên hệ máu mủ đó.
Vậy nếu quý cụ cao niên Việt tại Hải Ngoại cũng như trong Nước muốn thực thi ước nguyện, muốn cây cầu văn hoá Việt Nam không bị gián đoạn, cắt cụt, hủy bỏ, nếu quý vị cao niên không muốn thấy mất “cái tôi”, cái thể diện tốt đẹp trong truyền thống cao quý, thì xin quý cụ ra tay thu ven, chỉ dẫn thêm để con cháu đưộc gần gũi với nguồn gốc và giá trị của nền văn hoá mà quý cụ tôn kính, yêu chuộng.
Trên thực tế, quý cụ cao niên nay khoảng từ bảy mươi tới tám chục tuổi, khi bước chân tới đất khách quê người, dù là Hoa-Kỳ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Đức v.v. từ năm 1975 chỉ trên 35, dưới 50 tuổi. Quý vị lúc đó vẫn đủ sức lực, đủ minh mẫn học hỏi thêm một tiếng nói mớí, một nền văn hoá mới, một cách sinh sống, suy nghĩ khác với những gì quý vị có và biết trước khi bỏ nước, bỏ quê hương xứ sở. Sau 33 năm trời, sau gần “nửa đời người” sinh sống nơi “đật lạ”, quý vị không còn cơ hội trực diện một nền văn hoá cổ truyên thuần túy Việt Nam nữa. Sau 33 năm trời dài đằng đẵng, hay vù đi cái một, quý vị di dân khách trú hay “tân dân” (new citizen) nước tạm dung, cũng phần nào có dịp hay bị thời cuộc lôi cuốn “hội nhập” vào đời sống mới, một đời sống đa văn, đa diện, đa cảm. Đó là chuyện chẳng đặng đừng, một hiệu lực phản xạ (side-effect) của liều thuốc “tỵ nạn”. Được yên ổn, bảo vệ, từ lúc trẻ tới lúc già, thụ hưởng vật chất, được tự do đi lại, hội họp, tự do tư tưởng, tín ngưỡng, thi thố tài nắng, dành lấy cơ hội sinh sống thăng tiến chính đáng cho mình và con cái ắt cũng giúp quý cụ nhận định rằng quý cụ đã nhận được nhiều để cần biết hưởng và biết cho lại: cho lại con cháu, thế hệ sau, và những người còn khốn đốn hơn quý cụ rất nhiều. Được như vậy, chắc cũng đáng phải trả giá bằng một sự hy sinh tối thiểu: cảm thấy phần nào cô đơn, lạc lõng, không hoàn toàn “ăn khớp” nơi “đất lạ”.
Nhưng từ đó cho rằng: “Mỹ là …địa ngục giới già” thì quả thật hơi quá đáng, ngoa ngoắt.
Tôi được kể một câu chuyện khá thương tâm về một cụ bà khoảng tám, chín chục tuổi. Cụ tôn sùng những giá trị cổ truyền một cách tối đa, tuyệt vọng. Nhân dịp Ngày Nhớ Cha (Father’s Day) năm 2008, cụ ra mộ chồng cúng bái, rồi trước linh hồn người quá cố và với sự hiện diện của đại gia đình con cháu ba đời, đông đủ tụ tập từ các Tiểu bang khác tới, Cụ nêu lý do chính đáng về tập tục gia đạo, rồi tuyên bố ly khai, truất bỏ thằng “chắt đích tôn” vì nó “lai Mỹ, không nói sõi tiếng Việt, nên sợ khi cúng bái lúng túng, Thần Linh, Tổ Tiên không thấu hiểu”. Ngay lúc đó, Cụ chọn một thằng chắt dòng thứ thay thế làm “đích tôn”, vì bố mẹ nó là người Việt “chính cống”. Cụ thật thiết tha, chân tình với truyền thống gia đạo, sẵn sáng cắt đứt máu mủ để duy trì phương thức ngoại vi, phiến diện của truyền thống. Cụ không thể nghĩ rằng một đứa trẻ dù lai, dù sinh đẻ tại Hoa Kỳ, nếu được dạy dỗ, được hấp thụ những giá trị tốt đẹp, khả kính của truyền thống văn hoá Việt Nam, cũng có thể tiếp nối truyền thống đó, nếu không bằng ngôn ngữ, màu da, ít nhất cũng bằng con tim, máu mủ, bằng tấm lòng nhân bản. “Nươc mắt chảy xuôi” ở chỗ nào nhỉ ? Nước mắt trên màu da trắng, vàng, nâu…, nếu chân tình bùi ngùi thì cũng mặn mà, xót xa như nhau. Còn nước mắt dân tộc, gia đình thuần túy cũng có cơ hội biến thành “nước mắt cá sấu”, hay cũng nhạt nhẽo như nước ốc, nước lã, nếu hời hợt, khách sáo, giả tạo. Truyền thống dân tộc, gia đạo chỉ là những tục lệ, trí tuệ đáng duy trì, kính trọng, nếu thực sự có chân tình, lẽ phải, rộng lượng, nhân từ, nhân ái. Còn những sắc thái phù phiếm, hẹp hòi, bất nhân, bất nghĩa của bất cứ truyền thống nào, tư tưởng dân tộc nào, cũng nên cải bỏ, tu bổ cho phải đạo làm người, hợp với đạo trời đất, đạo tự nhiên, tự tại.
LƯU NGUYỄN ĐẠT
GHI CHÚ:
[1] người viết bài tham luận trên cũng là hạng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, bảy mươi tuổi đời, định cư tại Virginia, USA, nên cũng rất thông cảm với đời sống và suy tư của giới “Cao Niên Hải Ngoại”.
(bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)