Dưới đây là sau thực phẩm chứa nhiều
ký sinh trùng nguy hiểm nhất :
1. Ốc
Ốc có
chứa các loại giun sán có thể sống ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể
người. Một con ốc có thể có từ 3000 đến 6000 con ký sinh trùng khác nhau. Đặc
biệt, những loài ốc trên nước cạn như ốc bươu, ốc sên có chứa ký sinh
trùng Angiostrongylus Cantonensis có thể gây ra viêm màng
não
.
Lời
khuyên cho những người thích ăn ốc là phải nấu thật chín và kĩ. Sau khi ăn,
nếu có những triệu chứng bất thường như đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, đau
mắt, sốt, tê cứng thì phải nhanh chóng đến bệnh viện.
2. Lươn
Trong lươn có
rất nhiều ký sinh trùng giun tròn Gnathostoma Spinigerum. Khi ký sinh trùng
Gnathostoma xâm nhập vào cơ thể sẽ gây bệnh giun đầu gai Gnathostomiasis ở
người,hay còn gọi là bệnh ban trườn, hội chứng ấu trùng di chuyển, phù
Yangtze, sưng phồng toàn thân.
Nguy hiểm
hơn, nếu chúng di chuyển vào hệ thống thần kinh trung ương thì sẽ gây ra bệnh
viêm màng não, vô cùng nguy hiểm, thậm chí bệnh nhân có thể bị tử vong.
3. Tôm
Tôm nói
riêng hay động vật giáp xác nói chung đều có thể chứa ấu trùng sán lá phổi.
Đôi khi, việc chiên, rang, nướng hay hấp tôm ở nhiệt độ cao cũng không thể
tiêu diệt hết các nang trùng sán này
Thời gian
ăn phải ấu trùng đến khi sán làm ổ và trưởng thành trong phổi là khoảng 5 đến
6 tuần. Người nhiễm phải sán lá phổi có thể ho nhiều, đau ngực, ho ra máu,
đờm đen. Ngoài phổi, loài sán này còn có thể ký sinh ở màng tim, dưới da,
gan,...
Chấy, rệp giường, sán dây...
là những ký sinh trùng hút máu
người nhỏ bé nhưng nguy hiểm bậc nhất trên thế
giới.
Khi chúng
ta ăn tôm hay cua nước ngọt, cần chú ý làm sạch trước khi chế biến và
nấu thật kĩ, chín.
4. Thịt nướng
Người ta
thường có ba mức độ nướng thịt: chín tái, chín vừa, chín tới. Nhiều người
thích ăn chín vừa hoặc tái vì thịt mềm và không bị mất độ ngọt tự nhiên.
Nhưng vấn đề là, nhiều ký sinh trùng vẫn còn sống trong những miếng thịt đó.
Một trong số đó là ấu trùng sán lợn Cysticercosis, sán dây lợn Taeniasolium và sán dây bò Taeniasaginata.
Loài sán
dây này trưởng thành có thể dài từ 4 đến 12 mét, có khoảng 1000 đốt và thường
ký sinh ở ruột non. Người mắc phải sán dây có triệu chứng đau bụng vùng rốn,
hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp...
Để đảm
bảo an toàn sức khỏe, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn thịt nướng không rõ nguồn
gốc bên ngoài và nên ăn thịt đã được nấu chín.
5. Thịt cừu
Ký sinh
trùng Toxoplasma xâm nhập vào cơ thể có thể gây tổn
thương như: choáng chỗ hệ thần kinh trung ương, viêm võng mạc màng mạch, viêm
phổi kẽ, viêm cơ tim. Thịt cừu là một trong những loại thịt nuôi dưỡng kí
sinh vật này rất tốt.
Khi ăn
thịt cừu hay bất kì loại thịt nào khác chúng ta cần biết rõ nguồn gốc và ăn
thịt nấu chín. Hơn nữa phải giữ gìn vệ sinh nhà cửa thật sạch nhất là khi có
nuôi chó, mèo.
6. Củ năng
Vì củ năng
sống dưới nước ngọt nên trở thành môi trường cho ký sinh trùng cư trú, trong
đó có sán lá gan. Nhiều người thích ăn củ năng sống mà không rửa sạch, tạo
điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi nảy nở.
Khi mua
củ năng về, bạn nên ngâm nước, nấu chín và gọt vỏ cẩn thận. Tuyệt đối không
nên cắn trực tiếp vào củ năng khi chưa được chế biến kĩ.
Ký sinh
trùng khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm và gây ra
nhiều căn bệnh khó lường. Chính vì vậy, khi ăn thức ăn nói chung và 6 thực
phẩm trên nói riêng, bạn cần phải biết rõ nguồn gốc và chế biến thật kĩ để
tránh những đáng tiếc về sau.
|