Giải Nobel Y học 2017 đã được công bố dành cho ba giáo sư người Mỹ, nhờ một khám phá về "cơ chế điều khiển nhịp sinh học hàng ngày" - hay còn gọi là đồng hồ sinh học.
Ba nhà khoa học được vinh danh là Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young. Trong đó Rosbash đến từ ĐH Brandeis (Waltham, Massachusetts), Young thuộc về trường Rockefeller (New York), còn Hall từ ĐH Maine. Giải thưởng trị giá 1,1 triệu đô, được công bố tại Stockholm, Thụy Điển.
Được biết, bấy lâu nay khoa học có một thắc mắc không cách nào giải đáp được: tại sao con người phải ngủ, tại sao giấc ngủ phải xảy ra? Và với nghiên cứu lần này, bộ ba giáo sư người Mỹ đã giúp cả nhân loại được khai sáng.
"Họ đã nhìn được bên trong chiếc đồng hồ sinh học của chúng ta, và tìm hiểu được cách mà nó hoạt động" - trích dẫn văn bản công bố giải thưởng do Viện Karolinska (Thụy Điển).
"Khám phá lần này giải thích tại sao cây cối, động vật và con người đã đồng bộ nhịp sinh học với sự tiến hóa của Trái đất."
Về cơ bản, nhịp sinh học hay đồng hồ sinh học là thứ quyết định khả năng hoạt động mỗi ngày của cơ thể. Nó ảnh hưởng tới mức hormone, khả năng sản xuất enzyme, thân nhiệt, quá trình trao đổi chất, và rộng ra là cả hành vi, tư duy của chúng ta.
Nhưng thứ gì có thể kiểm soát được đồng hồ sinh học? Đó là bộ gene của chúng ta. Trong nghiên cứu, 3 chuyên gia đã thực hiện thí nghiệm trên ruồi giấm. Họ tách riêng gene kiểm soát nhịp sinh học của ruồi, và chứng minh được rằng gene này mã hóa một loại protein nhất định với nồng độ thay đổi theo thời gian trong ngày.
Điều này chứng tỏ, đồng hồ sinh học của chúng ta được kiểm soát bởi ánh sáng Mặt trời. Và quan trọng hơn, có một sự sai lệch đáng kể giữa đồng hồ sinh học và đồng hồ "xã hội" bên ngoài - thứ mà tất cả chúng ta phải sống và làm việc theo đó.
Việc "múi giờ" sinh học lệch đi có thể để lại những hậu quả xấu, như tăng tỉ lệ mắc nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư. Tuy nhiên, cách để "vặn" lại chiếc đồng hồ này một cách chuẩn xác không được đề cập đến. Chỉ biết rằng, 3 chuyên gia đưa ra một lời khuyên ngắn gọn là hãy chọn Mặt trời làm chuẩn.
Được biết, bấy lâu nay khoa học có một thắc mắc không cách nào giải đáp được: tại sao con người phải ngủ, tại sao giấc ngủ phải xảy ra? Và với nghiên cứu lần này, bộ ba giáo sư người Mỹ đã giúp cả nhân loại được khai sáng.
"Họ đã nhìn được bên trong chiếc đồng hồ sinh học của chúng ta, và tìm hiểu được cách mà nó hoạt động" - trích dẫn văn bản công bố giải thưởng do Viện Karolinska (Thụy Điển).
"Khám phá lần này giải thích tại sao cây cối, động vật và con người đã đồng bộ nhịp sinh học với sự tiến hóa của Trái đất."
Về cơ bản, nhịp sinh học hay đồng hồ sinh học là thứ quyết định khả năng hoạt động mỗi ngày của cơ thể. Nó ảnh hưởng tới mức hormone, khả năng sản xuất enzyme, thân nhiệt, quá trình trao đổi chất, và rộng ra là cả hành vi, tư duy của chúng ta.
Nhưng thứ gì có thể kiểm soát được đồng hồ sinh học? Đó là bộ gene của chúng ta. Trong nghiên cứu, 3 chuyên gia đã thực hiện thí nghiệm trên ruồi giấm. Họ tách riêng gene kiểm soát nhịp sinh học của ruồi, và chứng minh được rằng gene này mã hóa một loại protein nhất định với nồng độ thay đổi theo thời gian trong ngày.
Điều này chứng tỏ, đồng hồ sinh học của chúng ta được kiểm soát bởi ánh sáng Mặt trời. Và quan trọng hơn, có một sự sai lệch đáng kể giữa đồng hồ sinh học và đồng hồ "xã hội" bên ngoài - thứ mà tất cả chúng ta phải sống và làm việc theo đó.
Việc "múi giờ" sinh học lệch đi có thể để lại những hậu quả xấu, như tăng tỉ lệ mắc nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư. Tuy nhiên, cách để "vặn" lại chiếc đồng hồ này một cách chuẩn xác không được đề cập đến. Chỉ biết rằng, 3 chuyên gia đưa ra một lời khuyên ngắn gọn là hãy chọn Mặt trời làm chuẩn.
Nguồn: Daily Mail