Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Phi thuyền thăm dò sao Hỏa MAVEN của NASA đã vào qũi đạo sao Hỏa


Sau 10 tháng bay trong không gian xâu thẳm, ngày chủ nhật 21 tháng 9, 2014 phi thuyền không gian MAVEN của NASA đã vào được qũi đạo cũa sao Hỏa (Mars) với mục đích giúp các nhà khoa học tìm hiểu tại sao Hỏa đang từ một nơi tương đối ấm áp và ẩm uớt lại trở thành một thế giới lạnh lẽo khô cằn như hiện nay .


Như vậy MAVEN –tên tắt của Mars Atmosphere and Volatile Evolution -- đã gia nhập hàng ngũ c&ủa ba phi thuyển thăm dò sao Hỏa khác hiện còn hoạt động: hai phi thuyền Mars Odyssey và Mars Reconnaissnce Orbiter (MRO) của NASA và phi thuyền Mars Express cũa Cơ quan Không gian Châu Âu. Cũng nên biết NASA hiện còn có hai rô -bốt tự hành ( rover )khai thác bề mặt của sao Hỏa: Opportunity và Curiosity   

Ngoài ra còn nên ghi nhận là vào tối ngày thứ ba 23 tháng 9 này , qũi đạo sao Hỏa sẽ còn nhận thêm một phi thuyền nữa thuộc chương trình Mars Orbiter Mission của Ấn độ tri giá 74 triệu USD

Phi thuyền không gian MAVEN, trị gíá 671 triệu USD, đã được phóng đi vào ngày 18 tháng 11, 2013           http://tintuccaonien.com/docs/docs_7/7_1_582.htm

Đây là phi thuyền đầu tiên cũa NASA dành cho việc nghiên cứu thưọng tầng khí quyễn sao Hỏa . Trên MAVEN có ba bộ dụng cụ khoa học để đo và xác định đặc trưng của sự thoát khí ra khỏi khí quyển sao Hỏa. Khí quyển này trước đây tương đối dày nhưng nay chỉ  dày đặc bằng 1 phần trăm khí quyễn ngang trên mặt bin của Trái đất. Giáo sư Bruce Jakosky thuộc Đại học Colorado, Boulder--trưởng nhóm nghiên cứu sao Hỏa- cho biết “ Việc nghiên cứu thượng tầng khí quyển sao Hỏa là một cách để  tìm hiểu xem sự thoát khí t khí quyễn v ào trong không gian ảnh hưỡng tới mức độ nào trên cơ chế dẫn tới sự thay đổi khí hậu” Ngoài ra ông Jakosky còn cho biết “ Chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu bối cảnh phát triển của sự sống có thễ đã có trên sao Hỏa trước đây.Chúng tôi cần biết sự sống tương tác với môi trường trên hành tinh ra sao; môi trường này là gì và tiến hóa thế nào theo thời gian”

Nhiệm vụ khoa học chủ yếu này của MAVEN dự trù kéo dài một năm, nhưng MAVEN có đủ  nhiên liệu đễ tiếp tục thực hiện các quan sát một thời gian nữa nếu nhiệm vụ của nó được gia hạn

Mặt khác MAVEN còn giữ một vai trò liên lạc quan trọng giữa trạm kiểm soát trên Trái đất với các rô -bốt tự hành (rovers) của NASA. Hiện giờ hai rô-bốt tự hành Opportunity  v à Curiosity được hỗ trợ  bởi Mars Odyssey và MRO [hai phi thuyền này đã được phóng đi từ các năm 2001 và 2005] và  NASA hiện không có một phi thuyền chuyển tin (relay orbiter)  nào tới sao Hỏa ngoài MAVEN

NASA Spacecraft Arrives at Mars to Probe Mysteries of Red Planet's Air-Mike Wall- 9/22/2014