Cu bà Mary Lou không biết mình đang “được”
theo dõi. Năm nay cụ 77 tuổi và mắc bệnh Alzheimer ở giai đoan giữa. Mặc
dầu sống một mình, cụ được gia đình theo dõi chặt chẽ. Cụ đang sinh sống tại
Washington D.C; nếu trong khoảng từ 9 giờ tối tới 6 giờ sáng m à cụ ra khỏi nhà thì một cảm biến “thầm lặng”
(silent sensor) gắn ỡ cửa ra vào sẽ gởi tin nhắn báo động cho người con
gái của cụ biết ngay
Mẫu căn hộ cải tiến giúp ngưởi già/ tật nguyền có thể tiếp tục sinh sống ở nhà
Mỗi một trong hai chùm chìa khóa của cụ Mary Lou
đềucó gắn một cảm biến (sensor) ghi nhận mỗi khi cụ dời khỏi khu chung cư. Một
cảm biến chuyễn động (motion sensor) gắn trong bếp quan sát thói quen ăn
uống của cụ, và một cảm biến khác trong phòng ngủ ghi nhân cụ tỉnh giấc lúc nào
vào mỗi buổi sáng và nh ận ra bất cứ vần đề g ì về giấc ngủ của cụ. Ngay cả trong phòng giặt
ủi cũng có gắn cảm biến ngập nước (flood sensor)
Tất cả các cảm biến đều do hãng SmartThings
sản xuất và chuyển thông tin tới một trung tâm vô tuyến nhỏ. Hai nguời con gái
của cụ Mary Lou có thễ kiểm tra các thông tin qua “app” của điện thoai
smartphone của họ và thiết lập những c ỉ dẫn đặc biệt . Con gái c ủa cụ Mary
Lou tên là Cathy Johnson cho biết “ Tất cả đều được sắp xếp để tránh cho mẹ
chúng tôi phải vào viện chăm nuôi . Tâm nguyện của chúng tôi là cố giữ cho mẹ
chúngtôi được sống ở nhà lâu chừng nào hay chừng nấy”
Ngày nay những người chăm nom –như Cathy
Johnson— đều hưóng về “kỹ thuật nhà thông minh” (smart-home technology) và các
thiết bị mang theo (wearable devices) để giám sát những người trong gia đình bị
bệnh Alzheimer và sa sút trítuệ, nhắm giúp cho họ sống độc lập được lâu dài
hơn. Một trong những thứ đầu tiên mà bệnh nhân Alzheimer mất đi là khả năng học
tập những điều mới. Điều này đặc biệt làm cho họ khó mà thích nghi với một chỗ
ở mới. Nhưng nếu họ tiếp tục sống
ở nhà một mình thì cũng có những nguy hiễm, chẳng hạn như quên không tắt bếp
lò, hay đi lang thang hoặc quên uống thuốc
Bà Beth Kallmyer, phó chũ tịch tổ chức Alzheimer’s Association,
cho biết “Thường ra , các quyết định chăm nom được đưa ra khi mà sự an
toàn trở thảnh một vấn đề. Những thiết bị như là các cảm biến trên đây có thễ
giúp cho ngưởi bệnh cảm thấy thoải mái hơn và làm cho sự chuyễn tiếp được dễ
dàng hơn”
Tỉm kiếm một hệ thống
thích hợp
SmartThings là một hệ thống tự động hoá nhà ở tự
thiết lập (DIY home automation system; DIY=Do It Yourself) nối các cảm biến và các thiết bị thông
minh với một trung tâm vô tuyến. Ngoài các cảm biến như trong nhà cụ Mary Lou,
hệ thống còn cung cấp những điều nhiệt thông minh (smart thernostats), những nút gắn thông minh ( smart plugs), các khoá cửa và camera giám
sát (surveillance cameras)
Các hệ thống Lively và BeClose
cung c ấp nhửng đồ vật phụ dành riêng cho các cao niên như giường, bồn
cầu và các cảm biến gằn vào hộp đựngthuốc. GrandCare
cung cấp những thiết bị kết nối việc theo dõi huyết áp, trọng lượng và mức
glucoz
Những thiết bị mang theo (wearable devices) có thễ giúp
theo dõi sức khoẻ và hành vi cũa người mang và được ráp thêm các cảm nhận gia
tốc (accelerometers) để nhận ra những thay đỗi thể chất của
người mang và khi người này té ngã. Tempo là một vòng đeo cổ tay d ành cho
những người già đễ theo dõi các thay đổi
về dáng đi của họ, biểu hiệu cho sự suy thoái thể lực hay tâm thần.
Theo dõi nhưng kh ông xâm ph ạm sự riêng tư
Đối với các thiết bị thâu lượm dữ liệu thì sự riêng tư có thể là một vấn đề
Theo bà Kallmyer “ Chúng tôi tôn trọng quyền tự
trị của mọi người , chúng tôi cũng tôn trong sự mong muốn của họ về việc chăm sóc họ.Một trong những lý do làm cho chúng tôi nghĩ là họ c ần phải được chẩn đoán sớm
vỉ như thế họ có thể là một thành viên của đối thoại”
Phil D’Eramo chọn lựa việc cho bố mẹ anh ta biết
về hệ thống
Lively thiết lập trong nhà người già. Anh ta sử dụng các cảm biến để biết chắc là bố mẹ anh ta uống thuồc đểu đặn, và biết bố anh ta đi tiểu
bao nhiêu lần vào đêm để cho bác sĩ hay. Bố
anh D’Eramo, hiện đang bị bệnh Alzheimer, cho
biết ông ta rất yên tâm khi thấy con trai mình
làm như vậy.
Hệ thống Lively bao gồm cả một yếu tố xã hội rất
hấp dẫn với ngưởi
gìà. Các người chăm nom có thể chuyển tải những hình chụp, tin nhắn và các ghi chú từ điện thoại của họ sang
“app” của Lively và mỗi tháng
Lively sẽ in ra và gởi cho các cao niên trong
một phong thơ vàng tươi. Anh D’Eramo nói “Đây cũng tương tự như phiến bản phi số (analog version) của Facebook cho
người cao niên. Nó giúp cho các cao niên kết nối được với thế giới xã hội số ( digital social world) ”
Tương lai cũa hệ thống chăm nom
Kỹ thuật nhà kết nối (connected home) và thiết
bị mang theo (wearable devices) chưa có đủ để thay thế sư chăm nom chuyên nghiệp và sự quan tâm cá nhân
của các thành phẩn trong gia đình đối với bệnh
nhân. Tuy vậy nó có thể kéo dài thời gian mà một người có thể sống một cách độc lập, thêm vào đó kỹ thuật này ngày mỗi
cải tiến
Anh D’Eramo nói “ Chúng ta mới chỉ chạm tới bề mặt cũa kỹ thuật này. Tôi cho
rẳng trong tương lai đơn vị cơ bản Lively (
Lively base unit) có thễ tương tác với con người chẵng khác gì một
người chăm nom điện tử (electronic
caregiver)
Sensors let Alzheimer's patients stay at home,
safely-Heather Kelly- Sept 17,2014
Bài
đọc thêm
Mẫu căn hộ cải tiến giúp ngưởi già/ tật nguyền có thể tiếp tục sinh sống ở nhà