Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Cách Sống của Người Trung Hoa Cổ Giúp Kéo Dài Tuổi Thọ

Trí tuệ của cổ nhân để đạt được trạng thái sức khỏe tự nhiên


Các bữa ăn nhỏ và chú trọng tới bình an từ nội tâm là chìa khóa cho một cuộc sống trường thọ và hạnh phúc

Người Trung Quốc cổ tin rằng rất nhiều bệnh tật xuất sinh từ việc ăn quá thường xuyên, ăn tạp nham và ăn quá no.
Suy nghĩ của họ đối với vấn đề ăn uống là nên giảm ham muốn đối với thức ăn bằng cách giảm nhẹ hương vị, tránh ăn quá no và giảm số lượng bữa ăn trong ngày.
Người Trung Quốc cổ thường ăn hai bữa nhỏ mỗi ngày. Họ cũng hiếm khi ăn thịt, ngoại trừ đối với người cao tuổi, nhằm giúp cải thiện hệ tiêu hóa của họ một cách điều hòa.
Trong thời hiện đại, chúng ta thấy rất nhiều ví dụ về những người mắc bệnh do ăn quá nhiều và những người đã phục hồi sức khỏe nhờ chế độ ăn uống thích hợp với nhiều rau xanh hơn.

Thân và tâm


Người Trung Quốc cổ tin rằng một tinh thần bồn chồn và khó chịu có thể khiến cho cơ thể tiêu thụ năng lượng nhanh hơn, từ đó gia tăng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu một người có thể duy trì sự tĩnh tại, không chất chứa nhiều dục vọng, thì người đó sẽ thấy mình tự nhiên ăn ít hơn, sức khỏe được duy trì và hiếm khi ốm đau. Thậm chí một chiếc bánh bao hấp cũng có thể trở nên ngon lành nếu chúng ta ăn với một tâm trạng tĩnh tại.

Giấc ngủ an lành


Người xưa tin rằng những người có ít dục vọng và nội tâm bình an thì không cần ngủ lâu.
Trước khi đi ngủ, người xưa dành một khoảng thời gian để hướng nội, chú tâm vào tư tưởng và tâm thái của họ. Thế là, với một tâm thái hòa ái, cùng với việc có ít mâu thuẫn hơn vào ban ngày, họ tự nhiên chìm vào giấc ngủ ngay khi kê đầu lên gối và tỉnh dậy vào lúc bình minh mà không cần đến báo thức.

Rèn luyện cả tâm lẫn thân


Vào thời đại hiện nay, chúng ta thường tập trung vào các bài tập thể dục nhằm gia tăng hoạt động thể chất mà ít khi nhấn mạnh vào trạng thái tinh thần của chúng ta. Người xưa chăm sóc sức khỏe của họ bằng các bài tập như thư pháp, hội họa, võ thuật, thiền, hoặc các dụng cụ như đàn tam thập lục được gọi là “guqin” (cổ cầm). Tất cả đều đòi hỏi một tâm trí tĩnh lặng.
Người xưa nhấn mạnh việc tĩnh tâm và duy trì sự cân bằng giữa thân và tâm. Ví dụ như, sau nhiều năm thiền định, nhà học giả văn học nổi tiếng Tiền Mục (Qian Mu) có một đôi mắt sáng lấp lánh và năng lượng dồi dào mỗi ngày, ông tin rằng đó là nhờ nỗ lực “định” của mình.

Thư giãn và giải trí


Trong thế giới ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng mắc kẹt vào các tâm trạng bề bộn, lo toan, tê tái và căng thẳng.
Chúng ta tự nhủ rằng bản thân cần một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí. Tuy nhiên, đủ loại thực phẩm, trò chơi và thú vui mà chúng ta sử dụng để thư giãn có thể còn làm chúng ta trở nên mệt mỏi hơn.

Người xưa có thói quen sống rất tích cực. Họ tìm được bình an từ nội tại ngay trong môi trường ồn ào, cảm thấy thư thái trong khi bận rộn với công việc và dạy rằng mọi việc cần được thực hiện với một tâm trí hòa ái, mặc dù cũng không nên làm việc không ngừng nghỉ

(theo ĐạiKỷNguyên)