Ăn sung nằm gốc cây sung
Lấy nhau thì lấy, nằm chung không nằm.
Câu
này xuất phát từ xứ Huế, miền Trung. Câu sau cũng có một chữ khác biệt. Chữ anh
thay chữ nhau: Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm.
Sung (sycomore) là một loại cây cô trái mọc từ thân cây, từ gốc tới ngọn, mà không mọc nơi cành cây. Cho nên người ta không cần đứng, không cần vói, mà nằm ở gốc cây cũng có thể hái được trái sung. Không vói tay mà hái, mà chờ nó rụng cũng được, may ra cũng vào mồm luôn. Đó là thái độ của những người lười biếng, như được diễn tả trong câu: Chờ cho sung rụng nằm dài gốc cây.
Và đó cũng có thể là thái độ trùm chăn, bất hợp tác, chủ trương thụ động đề kháng (résistance passive) đối với một quyền lực do ngoại bang áp đặt. Câu này phát xuất từ lòng căm hờn, ý chí đề kháng nền bảo hộ Pháp đã ép dân ta phải chịu đựng ba hiệp ước 5 Juin 1862, 15 Mai 1874 và 6 Juin 1884. Vì thế yếu và sự bất đắc dĩ triều đình phải ký với Pháp ba hiệp ước nói trên, cũng ví như một cuộc hôn nhân cưỡng ép, không thương mà phải lấy, lấy trên giấy tờ, nhưng nhất định không chịu nằm chung.
Chúng ta còn tìm thấy tên sung trong một thành ngữ nữa là:
Ăn quả vả, trả quả sung.
Quả vả thì to lớn bằng nắm tay, thịt đầy, hoa cũng ở bên trong, Tây phương gọi là figue de Roxburg, còn quả sung thì nhỏ mà tròn, Tây phương gọi là figue-sycomore, cả hai thuộc giống Ficus, họ Moracées cũng như cây đa (banian), cây si, cây bồ đề (bodhi, arbre de la Sagesse) mà Đức Thích Ca Mâu Ni ngày xưa đã núp bóng, ngồi tham thiền trong 49 ngày để thành Người Đại Giác (Bouddha l'Eveillé, l'Illuminé). Cây này người Ấn Độ gọi là pippal, còn khoa học thực vật gọi là Ficus religiosa.
Câu "ăn quả vả, trả quả sung" ngụ ý rằng: Ăn thì nhiều mà trả thì ít, cũng như nhà thơ nào đó, hình như đã chết năm 1986, đã nói: "Cho thì nhiều mà lấy lại chẳng bao nhiêu". Thành ngữ quả vả và quả sung cũng còn ngụ ý: Vay và trả không tương xứng, trong hai người có một người khôn (vặt) và một người dại khờ, nên lấy đó mà làm kinh nghiệm, chớ dại lần thứ hai và cũng chẳng thèm khôn vặt, tiểu xảo làm gì?
Câu trên này dân gian đặt ra để tự cảnh cáo lấy mình, đã khờ dại đi vào cạm bẫy của người ta, bị thất thu thua lỗ, tróc vẩy trầy da, "chu choa" là dại, cũng chỉ vì nghe lời đường mật, hoặc tự mình dấn thân, không biết suy tính lợi hại, để đến nổi phải gánh chịu những hậu qủa ê chề đau đớn. Lúc bấy giờ mới rút kinh nghiệm, tuy đã muộn màng sẽ không dại gì mà làm lại như vậy nữa.
Nghĩa đen của câu này, và đặc biệt là nơi vế hai, có nói tới nước mặn và hà ăn chân. Ai ở miền biển, có tụ tập ghe thuyền nhiều, đều biết một giống vật nhỏ bé, tên là con hà, tên Pháp là taret, hơi giống con gián (cancrelat) nhưng nhỏ bé, hình lép, có răng nhọn, chuyên đục đẽo ghe thuyền gỗ mà ăn với bọt nước biển. Cho nên cứ đến mùa nắng ráo, thì đám dân chài lật ngược thuyền, thắp đuốc huí gỗ khắp châu thân phía ngoàii, để tiêu diệt những con hà đó.
Dân chài nước ta từ thời xa xưa, vốn là dân miền duyên hải và hải đảo, đã nắm vững kỹ thuật tạo tác ghe thuyền. Muốn cho gỗ ráp lại được dính chặt với nhau, và nước không thấm vào bên trong, họ đã vào rừng tràm (melaleuca leucadendron), tước vỏ mềm như điền điển (liège) đem về nhét vào chỗ hai tấm gỗ, lấy búa mà gõ nơi giáp mối, làm thế nào cho miếng vỏ tràm bị kẹt cứng vào giữa hai thành gỗ. Lúc thuyền được ráp xong rồi, thì dân chài lấy chất nhựa (sève, résine) của cây dầu (dipterocarpus alatus), phết trét mấy lớp phía ngoài ghe và một lớp phiá trong, để cho ghe được hoàn toàn "chấn nước" (imperméable, waterproof).
Ngày xưa, giống nòi Bách Việt chuyên môn đóng ghe và bơi thuyền, dọc theo sông Dương tử trở xuống Đông Nam Á. Họ không phải giống dân du mục chuyên cưỡi ngựa và lạc đà. Sắc dân Bách Việt rải rác tới Nam Dương và các quần đảo Thái Bình Dương, chèo ghe, ở nhà sàn, đội nón lá kè, cày cấy ruộng nước, giống như dân tộc Lạc Việt chúng ta. Với một căn bản ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ "Á-Úc" (langues austro-asiatiques) cho tới bây giờ người Tây phương như Gaughin, P. Loti và J. Brel đã tới các đảo Bora Bora và Ile de Pâques, mà thổ dân còn gọi là Rapa Núi. Và chúng ta nhớ rằng các danh từ núi non hòn đồi có nhiều liên hệ với nhau và có khả năng tương hoán (permutable).
Trở về con hà, thật sự nó không moi chân của dân chài mà ăn, như ăn gỗ ghe vậy đâu! Nhưng mà nước mặn vốn có chất chlore và thấm nhiều chất iode và calcium, ba thứ ấy mà thấm vào bàn chân và các ngón chân, lâu ngày trải qua nhiều năm tháng, sẽ bị moi chợt như mặt rỗ, mà thiên hạ xem như bị hà ăn chân!\
Đây là một lời khuyên răn: Chẳng nên trao đũa và trao tăm trực tiếp cho ai cả. Có muốn chăng thì nên đặt đôi đũa hoặc chiếc tăm trên bàn cái đã, rồi để mặc cho người kia đưa tay nắm, lượm mà dùng theo ý của mình.
Và đây là lời bàn thêm:
Câu này chỉ là tin nhảm hoặc mê tín (superstition), đầu nhọn của đũa và tăm có thể gây thương tích cho nhau.
Thế thường, đũa thì có đôi có cặp, còn tăm thì đơn độc lẻ loi. Cả hai thứ đều: đầu đuôi to nhỏ không đều nhau. Và đầu phải to hơn đuôi, cũng như người ta nói "đít không cao hơn đầu", nếu mà ngược lại thì "loạn tới nơi rồi".
Bởi vậy cái đầu con người phải ở phía trên và ở phía trước, khác với loài cầm thú, nhưng dân ta thỉnh thoảng ưa hài hước, ưa đố ngược như sau:
Thính giả một đài phát thanh nọ, lắng tai nghe xướng ngôn viên, cứ tưởng là cô ta đọc lộn; đến lúc cô ta giải thích, ai nấy đều cười rồ lên: đó là con voi đi thụt lùi, như ta thấy mấy gánh xiếc ưa biểu diễn.
Thừa hứng, xướng ngôn viên mới đố thêm một câu nữa:
2- Mút mùa Lệ Thủy
Mút mùa có nghiã là hết mùa, xong xuôi gặt hái. Mút là cái đuôi, phần cuối, phần chót, như ta thường nói: mút đũa (l'extrémité d'une baguette). Mút mùa (en fin de saison), như ta nghe thấy trong ca dao Bình Trị Thiên:
Mút mùa rạ ngã rơm khô
Bạn về quê bạn, biết nơi mô mà tìm!
Đây là lời than thở của cô gái nhà quê đã gặp chàng trong mùa gặt hái và đã có lời hẹn ước sang năm sẽ gặp lại, nhưng đối với cặp nhân tình đã thề non hẹn biển thì thời gian tâm lý (temps psychologique) quá dài như thuyền trôi qua mười hai bến nước!
Cũng có nơi hát như sau, nhất là trong Nam:
Rồi mùa rạ ngã rơm khô
Bậu về quê bậu, biết nơi đâu mà tìm!
Trong câu này có chữ rồi thay chữ mút, có chữ bậu thay chữ bạn, có chữ đâu thay chữ mô. Và ta nên chú ý vần âu (bậu, đâu) thay vần ô (khô; mô) mà vẫn giữ âm hưởng trùng vận, và đây là "nội vận" (rime intérieure, bậu và đâu).
Ngoài ra ta cũng nên lưu ý nơi chữ bậu. Trong Nam có câu ca dao dí dỏm, mặc dầu nghe rất dữ tợn như "xin tí huyết":
Ví dầu tình bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái xương bậu nát, cái da bậu mòn!
Hai câu trước là đưa ra sự kiện có thể xảy ra, còn hai câu nối tiếp là "dằn mặt, đe dọa, hăm he xé xác, nghe mà rởn gáy, rùng mình". Nhưng mà không can chi, người mình ưa "giơ cao đánh khẽ", chỉ khoa trương bằng lời nói, mà rốt cuộc cũng nương tay.
Cái điều chúng ta thắc mắc là chữ bậu. Theo tôi do sự rút ngắn (contraction) của hai chữ "phàng dậu" là cách đọc theo giọng Quảng Đông của hai chữ bằng hữu. Còn hai chữ mạo dậu mà ta thường nghe phía Hải Phòng, Chợ Lớn, là do hai chữ ma hữu, có nghiã là "không có" chi cả!
Suýt chút nữa thì chúng ta quên hai chữ Lệ Thủy. Đây là tên huyện "Lệ Thủy", phía Nam Quảng Bình. Lệ là đẹp, còn thủy là nước. Lệ Thủy là nước đẹp, có gaọ trắng nước trong, trai thanh gái lịch. Xưa kia là Phong Phú cộng với Phong Lộc (Quảng Ninh) là Hai Huyện trong thành ngữ "Nhứt Đồng Nai, nhì Hai Huyện", sản xuất lúa gạo nhiều nhất miền Trung, chỉ thua Đồng Nai mà thôi. Nơi đây có làng An Xá, làng Đại Phong cùng tổng Đại Phong là quê quán của tổng thống Diệm và tướng Giáp, tuy "gần nhà" mà "xa ngõ", có cái hói (sông nhỏ) ngăn cách đôi làng như số phận hẩm hiu của nước Việt chúng ta xưa kia và thuở nọ. Trong mùa thì gặp nhau nhìn qua liếc lại, mà rã mùa thì y như lời than của Thế Lữ:
Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi?
(tác giả Hương Giang Thái Văn Kiểm -bài do bạn MyLoan giới thiệu)
Sung (sycomore) là một loại cây cô trái mọc từ thân cây, từ gốc tới ngọn, mà không mọc nơi cành cây. Cho nên người ta không cần đứng, không cần vói, mà nằm ở gốc cây cũng có thể hái được trái sung. Không vói tay mà hái, mà chờ nó rụng cũng được, may ra cũng vào mồm luôn. Đó là thái độ của những người lười biếng, như được diễn tả trong câu: Chờ cho sung rụng nằm dài gốc cây.
Và đó cũng có thể là thái độ trùm chăn, bất hợp tác, chủ trương thụ động đề kháng (résistance passive) đối với một quyền lực do ngoại bang áp đặt. Câu này phát xuất từ lòng căm hờn, ý chí đề kháng nền bảo hộ Pháp đã ép dân ta phải chịu đựng ba hiệp ước 5 Juin 1862, 15 Mai 1874 và 6 Juin 1884. Vì thế yếu và sự bất đắc dĩ triều đình phải ký với Pháp ba hiệp ước nói trên, cũng ví như một cuộc hôn nhân cưỡng ép, không thương mà phải lấy, lấy trên giấy tờ, nhưng nhất định không chịu nằm chung.
Cây
sung có nhiều liên hệ với cụ Phan Bội Châu (1867-1940), kể từ tháng 7 năm 1925,
cụ Phan bị thám tử Pháp bắt cóc tại ga Bắc Trạm, gần Thượng Hải, rồi giải về Hà
Nội, trong phiên toà 23/11/1925, cụ Phan lãnh án tử hình. Nhưng cao trào của
nhân dân đòi ân xá, Toàn quyền Alexandre Varenne, thuộc đảng SFIO, phải nhượng
bộ, cho đưa cụ Phan về giam lỏng tại Huế. Từ đó cụ Phan sống những ngày tàn
trong một ngôi nhà nhỏ, ở xóm Bến Ngự, cho đến ngày 29 tháng 9 ta, năm Canh Thìn,
tức là ngày 29 tháng 10 dương lịch 1940, giờ Ngọ thì từ trần, hưởng thọ 74
tuổi.
Trong thời gian 15 năm, cụ Phan Sào Nam đã sống nơi đây, chia thì giờ giữa căn nhà nhỏ, với con thuyền đậu bến nhà vua xưa, núp bóng cây sung già cỗi, cho nên có lẽ từ nơi này đã phát xuất câu phong dao nói trên. Bên kia sông Bến Ngự, đối diện là ngôi chùa Linh Quang, có các nhà sư gõ mõ sớm chiều triêu mộ, như để đem lại sự lắng dịu trong lòng nhà chí sĩ từ nay cho đến lúc lìa đời:
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
Thiện hạ hà nhân bất thức quân
Bảy mươi tư tuổi trót phong trần
Nay được bạn mới tinh thần hoạt hiện
Những ước anh em đầy bốn biển,
Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian.
(Sào Nam 1940)
Bình sinh cụ Phan Sào Nam ưa sống giản dị và đạm bạc, rau cơm qua ngày, vui với chén trà thần, câu thơ thánh, ưa hút điếu cày mà cụ đã diễn tả như sau
Đầu tròn thân cứng đủ tam tài
Ngoài kín trong đầy vạn sự hay! Ngoài ra, cây sung cỗi và chiến thuyền nan của Ông Già Bến Ngự trong mười mấy năm trời vẫn là hình ảnh cổ điển dính liền với sông núi Thần Kinh. Cây sung tượng trưng cho người ẩn sĩ là vì: Hoa ẩn núp bên trong trái, cho nên gọi là giống ẻn hoa (cryptogame), thấy trái mà chẳng thấy hoa, phải chẻ làm đôi mới thấy hoa, cho nên người Trung Hoa gọi là "vô hoa quả" ngược lại với các giống cây khác, có hoa trước rồi mới thành quả sau, giống này gọi là hiện hoa (phanérogame).
Trong thời gian 15 năm, cụ Phan Sào Nam đã sống nơi đây, chia thì giờ giữa căn nhà nhỏ, với con thuyền đậu bến nhà vua xưa, núp bóng cây sung già cỗi, cho nên có lẽ từ nơi này đã phát xuất câu phong dao nói trên. Bên kia sông Bến Ngự, đối diện là ngôi chùa Linh Quang, có các nhà sư gõ mõ sớm chiều triêu mộ, như để đem lại sự lắng dịu trong lòng nhà chí sĩ từ nay cho đến lúc lìa đời:
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
Thiện hạ hà nhân bất thức quân
Bảy mươi tư tuổi trót phong trần
Nay được bạn mới tinh thần hoạt hiện
Những ước anh em đầy bốn biển,
Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian.
(Sào Nam 1940)
Bình sinh cụ Phan Sào Nam ưa sống giản dị và đạm bạc, rau cơm qua ngày, vui với chén trà thần, câu thơ thánh, ưa hút điếu cày mà cụ đã diễn tả như sau
Đầu tròn thân cứng đủ tam tài
Ngoài kín trong đầy vạn sự hay! Ngoài ra, cây sung cỗi và chiến thuyền nan của Ông Già Bến Ngự trong mười mấy năm trời vẫn là hình ảnh cổ điển dính liền với sông núi Thần Kinh. Cây sung tượng trưng cho người ẩn sĩ là vì: Hoa ẩn núp bên trong trái, cho nên gọi là giống ẻn hoa (cryptogame), thấy trái mà chẳng thấy hoa, phải chẻ làm đôi mới thấy hoa, cho nên người Trung Hoa gọi là "vô hoa quả" ngược lại với các giống cây khác, có hoa trước rồi mới thành quả sau, giống này gọi là hiện hoa (phanérogame).
Chúng ta còn tìm thấy tên sung trong một thành ngữ nữa là:
Ăn quả vả, trả quả sung.
Quả vả thì to lớn bằng nắm tay, thịt đầy, hoa cũng ở bên trong, Tây phương gọi là figue de Roxburg, còn quả sung thì nhỏ mà tròn, Tây phương gọi là figue-sycomore, cả hai thuộc giống Ficus, họ Moracées cũng như cây đa (banian), cây si, cây bồ đề (bodhi, arbre de la Sagesse) mà Đức Thích Ca Mâu Ni ngày xưa đã núp bóng, ngồi tham thiền trong 49 ngày để thành Người Đại Giác (Bouddha l'Eveillé, l'Illuminé). Cây này người Ấn Độ gọi là pippal, còn khoa học thực vật gọi là Ficus religiosa.
Câu "ăn quả vả, trả quả sung" ngụ ý rằng: Ăn thì nhiều mà trả thì ít, cũng như nhà thơ nào đó, hình như đã chết năm 1986, đã nói: "Cho thì nhiều mà lấy lại chẳng bao nhiêu". Thành ngữ quả vả và quả sung cũng còn ngụ ý: Vay và trả không tương xứng, trong hai người có một người khôn (vặt) và một người dại khờ, nên lấy đó mà làm kinh nghiệm, chớ dại lần thứ hai và cũng chẳng thèm khôn vặt, tiểu xảo làm gì?
Ngoài
ra, ở ngoài Bắc còn có câu tục ngữ nữa liên quan đến quả sung:
Ăn sung giả ngái.
Câu này nghiã là: Ăn thứ này trả thứ khác, hơn nữa: Sung và ngái hai quả tuy giống nhau, nhưng mà sung thì ăn được, mà ngái thì không ăn được, vì ăn vào thì ngứa ngáy khó chịu, lại thêm có chất độc. Ăn quả sung của người ta cho, rồi lại đem quả ngái mà trả, như thế là đánh lừa người làm ơn cho mình, không những đánh lừa, phỉnh phờ người ta mà còn là vong ân bội nghĩa!
Ăn sung giả ngái.
Câu này nghiã là: Ăn thứ này trả thứ khác, hơn nữa: Sung và ngái hai quả tuy giống nhau, nhưng mà sung thì ăn được, mà ngái thì không ăn được, vì ăn vào thì ngứa ngáy khó chịu, lại thêm có chất độc. Ăn quả sung của người ta cho, rồi lại đem quả ngái mà trả, như thế là đánh lừa người làm ơn cho mình, không những đánh lừa, phỉnh phờ người ta mà còn là vong ân bội nghĩa!
Ăn sung ngồi gốc cây sung
Ăn rồi lại ném tứ tung ngũ hoành.
Câu này nghĩa là: Muốn ăn sung thì cứ việc ngồi nơi gốc sung mà hái ăn, vì quả sung mọc từ gốc sung trở lên, đó là việc quá dễ dàng, không mệt nhọc chi cả. Ấy thế mà ăn chán thì ném quả sung khắp tứ phía, tứ tung là bốn phía dọc, còn ngũ hoành là năm phía ngang. Nghĩa bóng của câu này là: Vừa ăn của người ta lại vừa phá hại của người, ăn uống bừa bãi, ám chỉ người không biết điều, ích kỷ, chỉ biết ngon miệng vui mồm cho mình, mà chẳng nghĩ tới những kẻ đến sau.
Ăn rồi lại ném tứ tung ngũ hoành.
Câu này nghĩa là: Muốn ăn sung thì cứ việc ngồi nơi gốc sung mà hái ăn, vì quả sung mọc từ gốc sung trở lên, đó là việc quá dễ dàng, không mệt nhọc chi cả. Ấy thế mà ăn chán thì ném quả sung khắp tứ phía, tứ tung là bốn phía dọc, còn ngũ hoành là năm phía ngang. Nghĩa bóng của câu này là: Vừa ăn của người ta lại vừa phá hại của người, ăn uống bừa bãi, ám chỉ người không biết điều, ích kỷ, chỉ biết ngon miệng vui mồm cho mình, mà chẳng nghĩ tới những kẻ đến sau.
Một lần là tởn tới già
Chớ đi nước mặn mà hà ăn chân!
Chớ đi nước mặn mà hà ăn chân!
Câu trên này dân gian đặt ra để tự cảnh cáo lấy mình, đã khờ dại đi vào cạm bẫy của người ta, bị thất thu thua lỗ, tróc vẩy trầy da, "chu choa" là dại, cũng chỉ vì nghe lời đường mật, hoặc tự mình dấn thân, không biết suy tính lợi hại, để đến nổi phải gánh chịu những hậu qủa ê chề đau đớn. Lúc bấy giờ mới rút kinh nghiệm, tuy đã muộn màng sẽ không dại gì mà làm lại như vậy nữa.
Nghĩa đen của câu này, và đặc biệt là nơi vế hai, có nói tới nước mặn và hà ăn chân. Ai ở miền biển, có tụ tập ghe thuyền nhiều, đều biết một giống vật nhỏ bé, tên là con hà, tên Pháp là taret, hơi giống con gián (cancrelat) nhưng nhỏ bé, hình lép, có răng nhọn, chuyên đục đẽo ghe thuyền gỗ mà ăn với bọt nước biển. Cho nên cứ đến mùa nắng ráo, thì đám dân chài lật ngược thuyền, thắp đuốc huí gỗ khắp châu thân phía ngoàii, để tiêu diệt những con hà đó.
Dân chài nước ta từ thời xa xưa, vốn là dân miền duyên hải và hải đảo, đã nắm vững kỹ thuật tạo tác ghe thuyền. Muốn cho gỗ ráp lại được dính chặt với nhau, và nước không thấm vào bên trong, họ đã vào rừng tràm (melaleuca leucadendron), tước vỏ mềm như điền điển (liège) đem về nhét vào chỗ hai tấm gỗ, lấy búa mà gõ nơi giáp mối, làm thế nào cho miếng vỏ tràm bị kẹt cứng vào giữa hai thành gỗ. Lúc thuyền được ráp xong rồi, thì dân chài lấy chất nhựa (sève, résine) của cây dầu (dipterocarpus alatus), phết trét mấy lớp phía ngoài ghe và một lớp phiá trong, để cho ghe được hoàn toàn "chấn nước" (imperméable, waterproof).
Ngày xưa, giống nòi Bách Việt chuyên môn đóng ghe và bơi thuyền, dọc theo sông Dương tử trở xuống Đông Nam Á. Họ không phải giống dân du mục chuyên cưỡi ngựa và lạc đà. Sắc dân Bách Việt rải rác tới Nam Dương và các quần đảo Thái Bình Dương, chèo ghe, ở nhà sàn, đội nón lá kè, cày cấy ruộng nước, giống như dân tộc Lạc Việt chúng ta. Với một căn bản ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ "Á-Úc" (langues austro-asiatiques) cho tới bây giờ người Tây phương như Gaughin, P. Loti và J. Brel đã tới các đảo Bora Bora và Ile de Pâques, mà thổ dân còn gọi là Rapa Núi. Và chúng ta nhớ rằng các danh từ núi non hòn đồi có nhiều liên hệ với nhau và có khả năng tương hoán (permutable).
Trở về con hà, thật sự nó không moi chân của dân chài mà ăn, như ăn gỗ ghe vậy đâu! Nhưng mà nước mặn vốn có chất chlore và thấm nhiều chất iode và calcium, ba thứ ấy mà thấm vào bàn chân và các ngón chân, lâu ngày trải qua nhiều năm tháng, sẽ bị moi chợt như mặt rỗ, mà thiên hạ xem như bị hà ăn chân!\
Đưa đũa ghét năm – Đưa tăm ghét mười.
Đây là một lời khuyên răn: Chẳng nên trao đũa và trao tăm trực tiếp cho ai cả. Có muốn chăng thì nên đặt đôi đũa hoặc chiếc tăm trên bàn cái đã, rồi để mặc cho người kia đưa tay nắm, lượm mà dùng theo ý của mình.
Và đây là lời bàn thêm:
Câu này chỉ là tin nhảm hoặc mê tín (superstition), đầu nhọn của đũa và tăm có thể gây thương tích cho nhau.
Thế thường, đũa thì có đôi có cặp, còn tăm thì đơn độc lẻ loi. Cả hai thứ đều: đầu đuôi to nhỏ không đều nhau. Và đầu phải to hơn đuôi, cũng như người ta nói "đít không cao hơn đầu", nếu mà ngược lại thì "loạn tới nơi rồi".
Bởi vậy cái đầu con người phải ở phía trên và ở phía trước, khác với loài cầm thú, nhưng dân ta thỉnh thoảng ưa hài hước, ưa đố ngược như sau:
Vòi vỏi vòi voi – cái vòi đi sau – hai chân trước đi sau – hai chân
sau đi trước – cái đuôi đi trước hết!
Thính giả một đài phát thanh nọ, lắng tai nghe xướng ngôn viên, cứ tưởng là cô ta đọc lộn; đến lúc cô ta giải thích, ai nấy đều cười rồ lên: đó là con voi đi thụt lùi, như ta thấy mấy gánh xiếc ưa biểu diễn.
Thừa hứng, xướng ngôn viên mới đố thêm một câu nữa:
Đi thì nằm – ngồi thì nằm – nằm thì ngồi.
Thính giả khắp nơi nghe xong đều chưng hửng, Tây nói là "penaud, ébahi" còn người phương Đông thì ưa nghĩ bậy (Honni soit qui mal y pense!). Cô xướng ngôn viên hiểu ý, muốn ngăn ngừa bèn la lên lời giải đáp, khiến thiên hạ cười "pể pụng" mà nhớ tới Sáu Thoàn, nhà hài hước số một của miền Nam:
Đó là cái bàn chân! Bàn chân sắp sẵn mà đi hè sắp tới, vạn sự khởi hành vui!
Thính giả khắp nơi nghe xong đều chưng hửng, Tây nói là "penaud, ébahi" còn người phương Đông thì ưa nghĩ bậy (Honni soit qui mal y pense!). Cô xướng ngôn viên hiểu ý, muốn ngăn ngừa bèn la lên lời giải đáp, khiến thiên hạ cười "pể pụng" mà nhớ tới Sáu Thoàn, nhà hài hước số một của miền Nam:
Đó là cái bàn chân! Bàn chân sắp sẵn mà đi hè sắp tới, vạn sự khởi hành vui!
Độc
giả có hỏi về ý nghĩa hai chữ thoải mái và thành ngữ mút mùa Lệ Thủy.
Bao La Cư Sĩ vừa đi dự Đại Hội Quốc Tế Pháp Ngữ tại Payrac về, vội thu xếp hành trang một bên để trả lời như sau:
Bao La Cư Sĩ vừa đi dự Đại Hội Quốc Tế Pháp Ngữ tại Payrac về, vội thu xếp hành trang một bên để trả lời như sau:
1- Thoải mái:
Thoải mái gồm hai chữ: thoải nghĩa là thung dung, thong dong, không có gì ràng buộc, thong thả, kết với chữ thoai đứng trước (tiền âm: préfixe) thành ra thoai thoải, có nghiã là từ từ nghiêng xuống như một triền núi, nhẹ nhàng, không mệt nhọc như lúc trèo lên. Như một khoảnh đất dài và nghiêng dần xuống. Giáo sĩ Eugène Gouin dịch chữ thoải là libre, dégagé, à l'aise. Còn chữ thoai, ông dịch là en pente douce, peu porté, peu enclin à. Thoai là một tiếng đệm, thêm phía trước để nghe cho êm tai (euphonique).
Còn mái là một bên, một phía, như mái nhà (một phía nhà lợp xiên xiên, mái hiên (véranda): tấm chái thêm kê lấy mái nhà. Mái ngoài: phía ngoài, bề ngoài, lớp ngoài. Mái tóc: mỗi mé tóc ở hai bên đầu. Xuôi theo một mái: xuôi theo nhau một mái, một phía. Mái chèo: bề dẹp của cây chèo (côté plat de la rame). Như cô lái đò cất mái chèo lên, đẩy nước mà đưa tới; nhờ thuận gió xuôi buồm không có gì trắc trở xuôi giòng đưa tới bến đợi bờ thương... Thoải mái hàm ý như vậy.
Thoải mái gồm hai chữ: thoải nghĩa là thung dung, thong dong, không có gì ràng buộc, thong thả, kết với chữ thoai đứng trước (tiền âm: préfixe) thành ra thoai thoải, có nghiã là từ từ nghiêng xuống như một triền núi, nhẹ nhàng, không mệt nhọc như lúc trèo lên. Như một khoảnh đất dài và nghiêng dần xuống. Giáo sĩ Eugène Gouin dịch chữ thoải là libre, dégagé, à l'aise. Còn chữ thoai, ông dịch là en pente douce, peu porté, peu enclin à. Thoai là một tiếng đệm, thêm phía trước để nghe cho êm tai (euphonique).
Còn mái là một bên, một phía, như mái nhà (một phía nhà lợp xiên xiên, mái hiên (véranda): tấm chái thêm kê lấy mái nhà. Mái ngoài: phía ngoài, bề ngoài, lớp ngoài. Mái tóc: mỗi mé tóc ở hai bên đầu. Xuôi theo một mái: xuôi theo nhau một mái, một phía. Mái chèo: bề dẹp của cây chèo (côté plat de la rame). Như cô lái đò cất mái chèo lên, đẩy nước mà đưa tới; nhờ thuận gió xuôi buồm không có gì trắc trở xuôi giòng đưa tới bến đợi bờ thương... Thoải mái hàm ý như vậy.
2- Mút mùa Lệ Thủy
Mút mùa có nghiã là hết mùa, xong xuôi gặt hái. Mút là cái đuôi, phần cuối, phần chót, như ta thường nói: mút đũa (l'extrémité d'une baguette). Mút mùa (en fin de saison), như ta nghe thấy trong ca dao Bình Trị Thiên:
Mút mùa rạ ngã rơm khô
Bạn về quê bạn, biết nơi mô mà tìm!
Đây là lời than thở của cô gái nhà quê đã gặp chàng trong mùa gặt hái và đã có lời hẹn ước sang năm sẽ gặp lại, nhưng đối với cặp nhân tình đã thề non hẹn biển thì thời gian tâm lý (temps psychologique) quá dài như thuyền trôi qua mười hai bến nước!
Cũng có nơi hát như sau, nhất là trong Nam:
Rồi mùa rạ ngã rơm khô
Bậu về quê bậu, biết nơi đâu mà tìm!
Trong câu này có chữ rồi thay chữ mút, có chữ bậu thay chữ bạn, có chữ đâu thay chữ mô. Và ta nên chú ý vần âu (bậu, đâu) thay vần ô (khô; mô) mà vẫn giữ âm hưởng trùng vận, và đây là "nội vận" (rime intérieure, bậu và đâu).
Ngoài ra ta cũng nên lưu ý nơi chữ bậu. Trong Nam có câu ca dao dí dỏm, mặc dầu nghe rất dữ tợn như "xin tí huyết":
Ví dầu tình bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái xương bậu nát, cái da bậu mòn!
Hai câu trước là đưa ra sự kiện có thể xảy ra, còn hai câu nối tiếp là "dằn mặt, đe dọa, hăm he xé xác, nghe mà rởn gáy, rùng mình". Nhưng mà không can chi, người mình ưa "giơ cao đánh khẽ", chỉ khoa trương bằng lời nói, mà rốt cuộc cũng nương tay.
Cái điều chúng ta thắc mắc là chữ bậu. Theo tôi do sự rút ngắn (contraction) của hai chữ "phàng dậu" là cách đọc theo giọng Quảng Đông của hai chữ bằng hữu. Còn hai chữ mạo dậu mà ta thường nghe phía Hải Phòng, Chợ Lớn, là do hai chữ ma hữu, có nghiã là "không có" chi cả!
Suýt chút nữa thì chúng ta quên hai chữ Lệ Thủy. Đây là tên huyện "Lệ Thủy", phía Nam Quảng Bình. Lệ là đẹp, còn thủy là nước. Lệ Thủy là nước đẹp, có gaọ trắng nước trong, trai thanh gái lịch. Xưa kia là Phong Phú cộng với Phong Lộc (Quảng Ninh) là Hai Huyện trong thành ngữ "Nhứt Đồng Nai, nhì Hai Huyện", sản xuất lúa gạo nhiều nhất miền Trung, chỉ thua Đồng Nai mà thôi. Nơi đây có làng An Xá, làng Đại Phong cùng tổng Đại Phong là quê quán của tổng thống Diệm và tướng Giáp, tuy "gần nhà" mà "xa ngõ", có cái hói (sông nhỏ) ngăn cách đôi làng như số phận hẩm hiu của nước Việt chúng ta xưa kia và thuở nọ. Trong mùa thì gặp nhau nhìn qua liếc lại, mà rã mùa thì y như lời than của Thế Lữ:
Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi?