Quả hồng được mệnh danh là “quả thiêng trong các loại trái cây”, có giá trị dinh dưỡng cao, mềm, dẻo, ngọt và có giá trị chữa bệnh nhất định theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên, một số người nên cẩn trọng khi ăn quả hồng.
Tục ngữ Trung Quốc có câu “một quả hồng 10 thang thuốc bổ” nhằm nhấn mạnh tác dụng chữa bệnh của nó.(Ảnh: Viktory Panchenko/ Shutterstock)
Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, q
Tục ngữ Trung Quốc có câu “Một quả hồng bằng 10 thang thuốc bổ”, tức là quả hồng có tác dụng chữa bệnh nhất định đối với cơ thể con người, có thể dùng để dưỡng sinh, trị bệnh.
Trong cuốn “Danh Y Biệt Lục” viết: “Quả hồng có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, tiêu đờm, giảm ho, chủ yếu dùng trị ho, khát nước, nôn ra máu và ung nhọt”.
Cuốn “Bổn Thảo Cương Mục” cũng nói rằng quả hồng là máu của lá lách và phổi. Có vị ngọt, tính chát, vì vậy, có tác dụng bổ tỳ, ngăn tiêu chảy, giảm ho và cầm máu.
Quả hồng rất giàu pectin và chất xơ. Ăn hồng đúng cách có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm táo bón và bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột.
Trong quả hồng có chứa carotene (chất tạo ra màu cam của cà rốt) có tác dụng bảo vệ thị lực, chống lại quá trình oxy hóa. Đối với những người thường xuyên sử dụng điện thoại di động hoặc xem máy tính, ăn hồng điều độ có thể ngăn ngừa cận thị.
Ăn hồng có thể làm mềm mạch máu, thúc đẩy máu lưu thông và cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra còn có tác dụng bổ phổi, nhuận phổi, có tác dụng phụ trị ho khan do nhiệt phổi, khô họng, đau họng, đau miệng.
Trong quả hồng có chứa chất xơ và pectin, có tác dụng cầm máu, làm ẩm phân, giảm sưng đau do bệnh trĩ. Ăn hồng vừa phải có thể giúp thải độc tố và rác thải trong ruột, có lợi cho sức khỏe cơ thể.
Quả hồng còn có tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng, nhuận phổi và giảm ho. Quả hồng và sương đọng trên quả hồng có thể làm nhuận phổi và thúc đẩy dịch cơ thể, giải rượu và điều trị vết loét. Cuống trên quả hồng cũng có thể làm giảm khí hư và hết nấc cũng như trị tiểu đêm.
Mặc dù ăn hồng rất tốt cho cơ thể, nhưng không nên ăn quá nhiều. Vì trong quả hồng có chứa axit tannic, khi kết hợp với các khoáng chất như kẽm, canxi trong cơ thể sẽ tạo thành các hợp chất khác nhau, cản trở quá trình hấp thụ khoáng chất của cơ thể, không có lợi cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Quả hồng tuy tốt nhưng một số người nên cẩn trọng khi dùng:
1. Người tỳ vị suy yếu nên ăn ít
Tỳ vị suy yếu nghĩa là chức năng của lá lách và dạ dày tương đối yếu, cơ thể lạnh. Quả hồng có tính hàn, nên nếu ăn quá nhiều, tính hàn trong cơ thể sẽ tăng lên, gây kích thích lá lách và dạ dày.
2. Người tiểu đường nên ăn ít
Như chúng ta đã biết, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao. Hồng là loại thực phẩm điển hình có hàm lượng đường cao, trong đó có đường fructose, sucrose và các loại đường khác, khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều hồng sẽ không có lợi cho sự ổn định của bệnh này.
3. Bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt nên ăn ít
Những bệnh nhân này cơ thể thường thiếu chất sắt và cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung. Quả hồng không những không chứa sắt mà còn chứa axit tannic, kẻ thù tự nhiên của sắt.
Axit tannic sau khi ăn sẽ kết hợp với các nguyên tố khác trong cơ thể, sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt, vì vậy bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt nên ăn ít lại.
Quả hồng dẫu có nhiều công dụng tốt, nhưng thứ gì cũng có hai mặt. Nếu bị nóng trong hoặc táo bón, có thể điều chỉnh bằng cách ăn quả hồng. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh thiếu máu do thiếu sắt, tiểu đường và các bệnh khác thì tuyệt đối không nên ăn.
Sanh Ca, Vision Times/trithuc