Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2023

8 thói quen sinh hoạt giúp bạn sống khỏe, sống lâu

 

Trường thọ” là gì? Một số người cho rằng, nếu đã vượt quá tuổi 75 và không mắc bệnh hiểm nghèo, cơ thể vẫn còn khỏe mạnh, tư duy minh mẫn và sống vui vẻ mỗi ngày, thì đó được coi là trường thọ.

Đáng tiếc là hiện nay có nhiều người dù sống trên 75 tuổi nhưng lại gặp nhiều vấn đề sức khỏe, di chuyển khó khăn và không giao tiếp với xã hội. Dù còn sống nhưng lại phải sống trong đau đớn, chống chọi với bệnh tật, chật vật mưu sinh.

Vậy làm thế nào để sống lâu và khỏe mạnh? Thật ra không có con đường tắt. Để sống trường thọ thì cần duy trì các thói quen sống lành mạnh. Hãy tham khảo 8 thói quen để duy trì sức khỏe sau đây.

1. Tích cực vận động

Lợi ích của việc vận động là rất rõ ràng. Vận động có thể làm cho con người trẻ hơn, tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch, ngoài ra còn có thể kiểm soát cân nặng, giúp chỉ số BMI của bạn đạt chuẩn hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư,…

Tuy nhiên, để việc vận động đạt hiệu quả tốt hơn, hãy kiên trì trong thời gian dài. Việc “3 ngày đánh cá, 2 ngày phơi lưới” sẽ không mang lại hiệu quả tốt.

                                                        Nguồn: nubesttall.vn

2. Không hút thuốc

Thuốc lá có mối liên hệ mật thiết với nhiều loại bệnh, và việc hút thuốc kéo dài sẽ làm giảm tuổi thọ. Đây không phải là lời đe dọa vô căn cứ. Một số người thường nói rằng có những người hút thuốc sống đến 80, 90 tuổi, nhưng đó chỉ là hiện tượng cá biệt.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư phổi cao nhất trên thế giới, điều này có liên quan chặt chẽ đến số lượng người hút thuốc. Vì vậy, đừng tìm lý do cho bản thân, hãy bỏ thuốc lá ngay lập tức vì sức khỏe của bạn. 

3. Không uống rượu thường xuyên

Uống rượu có thể gây nghiện và khiến bạn khó cưỡng lại. Việc uống rượu thường xuyên và quá mức sẽ gây tổn hại cho cơ thể. Rượu có thể gây hại cho gan, tụy, dạ dày, tim và não. Vì vậy, những người uống rượu trong thời gian dài thường khó có thể sống thọ.

4. Ăn uống lành mạnh

Người ta hay nói “họa từ miệng mà ra”, thói quen ăn uống không lành mạnh dễ gây ra nhiều loại bệnh. Hãy kiềm chế khẩu vị và tránh xa thức ăn không lành mạnh.

Những loại đồ muối chua, thịt hun khói, thực phẩm chiên giòn, thức ăn cay hoặc đồ ăn nhanh, nếu ăn quá thường xuyên sẽ gây ra nhiều bệnh tật, không tốt cho sức khỏe.

5. Giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ngon có thể giúp chúng ta tràn đầy năng lượng và cải thiện khả năng miễn dịch. Nếu chất lượng giấc ngủ kém hoặc đồng hồ sinh học không đều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe về lâu dài.

6. Kiểm soát căng thẳng

Mỗi lứa tuổi đều có những căng thẳng riêng, quan trọng là chúng ta làm thế nào để kiểm soát nó (Nguồn: adobe stock)

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn không thể tránh khỏi căng thẳng. Mỗi lứa tuổi đều có những căng thẳng riêng, quan trọng là chúng ta làm thế nào để kiểm soát nó.

Nếu bạn không thể kiểm soát căng thẳng, thậm chí còn bị căng thẳng chi phối thì sau một thời gian dài, bạn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều cảm xúc tiêu cực, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.

7. Tránh dùng các loại thuốc có chứa opioid  (thuốc phiện)

Thuốc chứa opioid là gì? Đó là những hợp chất được chiết xuất từ ​​​​thuốc phiện (cây anh túc), tác động với các thụ thể trên hệ thần kinh, có thể làm giảm đau và tạo cảm giác sảng khoái. Các loại thuốc như morphine, pethidine đều thuộc loại thuốc chứa opioid. Sử dụng lặp đi lặp lại có thể gây nghiện, triệu chứng bao gồm khao khát, lo âu, tâm trạng xấu, ngáp, đổ mồ hôi, nổi da gà, chảy nước mắt, chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, đau co thắt, đau cơ, sốt và mất ngủ,…

Một khi đã nghiện sẽ rất khó bỏ, lâu dần nó sẽ tương đương với việc sử dụng ma túy.

8. Tương tác xã hội tích cực

Chúng ta đang sống trong xã hội này, giao tiếp với người khác là điều cần thiết. Nếu không giao tiếp với người khác trong thời gian dài, bạn không chỉ trở nên cô đơn mà còn dễ mắc bệnh Alzheimer khi về già.

Nguồn: SecretchinaLan- Chi biên dịch/vandieuhay