Dịch theo “I’m a neurosurgeon — these 5 healthy habits may be the secret to living longer-Fox News- 8/6/2023”
Theo dữ liệu tháng 12 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tuổi thọ trung bình ở Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 76.4 tuổi thế nhưng nhiều chuyên gia y tế tin rằng mọi người có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách áp dụng một số thói quen sinh hoạt nhất định.
Bác sĩ Brett Osborn - bác sĩ giải phẫu thần kinh ở West Palm Beach, Florida-- là người sáng lập cơ sở chăm sóc sức khỏe phòng ngừa và chống lão hóa Senolytix.
Ông làm việc với các bệnh nhân để giúp họ đạt được cân nặng hợp lý, áp dụng các thói quen chăm sóc sức khỏe tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì và tiểu đường.
Ông nói: “Phương châm của tôi là không bao giờ quá trẻ hoặc quá già để có sức khỏe tốt”
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News Digital, bác sĩ Osborn đã chia sẻ 5 thói quen sức khỏe hàng ngày mà ông khuyên các bệnh nhân của mình để giúp họ sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn
1. Hãy chịu trách nhiệm về sức khỏe của chính mình
Mặc dù điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi cần thiết, bác sĩ Osborn nhấn mạnh rằng mọi người nên lắng nghe cơ thể mình và xác định những rủi ro tiềm ẩn. Ông cho biết: “Nói chung, tiêu chuẩn giám sát sức khỏe đối với người Mỹ trung bình là kém. Đơn giản là chúng ta chưa đủ tích cực trong việc kiểm tra và nắm bắt các yếu tố nguy cơ gây ra những căn bệnh chết người.”Theo ông thì hầu hết mọi người không chủ động phát hiện ra rủi ro cho bản thân mà phụ thuộc quá nhiều vào bác sĩ hoặc thông tin sức khỏe trực tuyến.
Bác sĩ Osborn cảnh báo: “Đừng nghĩ rằng bác sĩ sẽ tìm ra tất cả các yếu tố nguy cơ và cứu bạn khỏi cơn đau tim hoặc đột quỵ - vì thường ra điều đó không xảy ra. Hai bệnh này là những kẻ giết người thầm lặng có thể gây sát thương trước khi các triệu chứng xuất hiện ”
Do tỷ lệ mắc cả bệnh cao huyết áp và tình trạng kháng insulin, bác sĩ Osborn khuyến cáo mọi người nên tự theo dõi tại nhà để phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu của những vấn đề có thể gây tử vong này.
Ông nói: “Những người chờ đợi cuộc kiểm tra sức khỏe hàng năm để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra với sức khỏe của họ đang mắc phải một sai lầm khủng khiếp”. “Rất nhiều điều có thể xảy ra trong một hoặc hai năm giữa những lần đến gặp bác sĩ và việc thiếu sự chú ý liên tục hoặc sự trì hoãn có thể giết chết bạn.”
2. Hãy thực hiện 6 xét nghiệm máu dưới đây - và thực hiện chúng một cách nghiêm túc
Bác sĩ Osborn khuyến nghị thực hiện 6 xét nghiệm máu để giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác
Theo bác sĩ Osborn, cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ - và bước đầu tiên để làm điều đó là xác định các yếu tố nguy cơ.
Ông ta cho biết: “Gần như không thể đạt được sức khỏe tối ưu nếu không chụp ảnh nhanh các hoạt động bên trong cơ thể để hướng dẫn bạn.Điều này có thể được cung cấp bởi các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và sẽ giúp xác định chính xác bất kỳ và tất cả các yếu tố nguy cơ”.
The ông thì thực hiện sớm những bài kiểm tra dưới đây - và xem xét kết quả một cách nghiêm túc - có thể cứu sống bạn.”
1. Hồ sơ lipid (lipid profile) Thử nghiệm này cung cấp một ý niệm sơ bộ về tỷ lệ giữa cholesterol “tốt” và cholesterol “xấu”.
2. Cấu hình tự động dọc (Vertical Auto Profile =VAP). Đây là xét nghiệm cholesterol, lipid và lipoprotein để đo tất cả các thành phần của hồ sơ lipid tiêu chuẩn và cũng là nghiên cứu sâu hơn, phân chia cholesterol thành các loại phụ.
Bác sĩ Osborn cho biết: “Tôi thực sự sẽ lựa chọn xét nghiệm VAP thay cho hồ sơ lipid tiêu chuẩn nếu bệnh nhân bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Lý do là vì những gì từng được coi là ‘bình thường’ trong thành phần lipid tiêu chuẩn lại không hề như vậy.”
3. Protein phản ứng C ( C-Reactive Protein -CRP). Bác sĩ Osborn giải thích “ Bệnh nhân béo phì và mắc hội chứng chuyển hóa có nồng độ CRP tăng cao. Đây là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường loại 2 và rối loạn lipid máu do xơ vữa.
4. Homocystein. Theo bác sĩ Osborn “Sự gia tăng homocystein có liên quan đến nhiều loại bệnh, bao gồm đau tim, đột quỵ, bệnh Alzheimer và chứng loãng xương”.
5. Huyết sắc tố A1C (Hemoglobin A1C ). Xét nghiệm này đo lường mức độ đường trong máu được kiểm soát tốt như thế nào trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Bác sĩ Osborn giải thích. “A1C cho biết mức trung bình của đường huyết dưới một góc nhìn rộng, chú không phải là số đo nhanh tức thời như mức đường huyết lúc đói. Mức A1C này càng thấp thì càng tốt.”
6. Vitamin D3. Theo bác sĩ Osborn, có bằng chứng cho thấy thiếu hụt Vitamin D3 có liên quan đến đột quỵ, kháng insulin, chứng mất trí nhớ Alzheimer, bệnh động mạch vành và ung thư.
Ông cảnh báo: “Hãy kiểm tra điều này và can thiệp nếu cần thiết, vì nếu không làm như vậy sẽ khiến bạn mắc nhiều loại bệnh”.
. 3. Hãy tận dụng 10 chất bổ sung đưới đây
Bác sĩ Osborn khuyến nghị sử dụng 10 chất bổ sung dinh dưỡng để giúp ngăn ngừa tổn thương gây ra bởi gốc tự do, stress oxy hóa và viêm mãn tính
Ông cho biết, mặc dù các chất bổ sung này không được sử dụng làm phương pháp điều trị chính cho bệnh tật, nhưng chúng có thể được sử dụng như một chất bổ sung cho chế độ ăn kiêng và tập thể dục toàn diện.
Ông nhấn mạnh “Các chất bổ sung không khắc phục được tình trạng mức đường trong máu cao , huyết áp, viêm khớp do gút và huyết áp tăng cao - chỉ có bạn mới có thể làm đươc điều này chứ không có lối thoát nào dễ dàng cả”
Ông nói thêm: “Tuy nhiên, chế độ bổ sung phù hợp có thể tối ưu hóa sức khỏe của bạn để sự cố gắng của bạn được phát huy tối đa tiềm năng của nó và nên được coi cũng quan trọng như việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và thói quen tập thể dục”.
Dưới đây là danh sách 10 chất bổ sung dinh dưỡng hàng đầu mà theo bác sĩ Osborn có thể giúp ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do, stress oxy hóa và viêm mãn tính -- những yếu tố chính gây ra các bệnh liên quan đến tuổi tác:
Axit béo omega-3 ( Omega-3 fatty acids)
Resveratrol
Chiết xuất trà xanh (Green tea extract)
Vitamin D3
tinh bột nghệ (Curcumin)
Phức hợp vitamin B ( B-complex)
Vitamin C
Vitamin E
Magie (Magnesium)
Probiotic
Bác sị Osborn đã quyết định bỏ qua vitamin tổng hợp (multivitamin) vì “liều lượng của từng thành phần riêng lẻ của chất bổ sung này khá thấp”.
4-Hãy tập thể dục cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cần thúc đẩy bộ não làm việc ! Mặc dù não không phải là cơ bắp nhưng bác sĩ Osborn nhấn mạnh rằng bộ não được hưởng lợi từ việc tập thể dục, cả về tinh thần lẫn thể chất.
Ông nói: “Tập thể dục và tư duy phản biện đều tạo nên các đường dẫn thần kinh trong não. Quá trình học tập khi tập thể dục hoặc giải quyết các thử thách tinh thần như câu đố (puzzles) thực sự giúp tái tạo (rewire)lại bộ não.”
Ông nói thêm: “Khi chúng ta già đi, việc giữ cho não hoạt động thông qua hoạt động thể chất sẽ giúp ngăn ngừa sự tiến triển của chứng teo cơ do tuổi tác”.
Bác sĩ Osborn giải thích, hoạt động thể chất giúp hình thành các khớp thần kinh (synapses) tức là các kết nối giữa các tế bào thần kinh giúp giảm viêm, đảo ngược tình trạng mất trí nhớ không gian (spatial memory)liên quan đến tuổi tác và tăng cường khả năng học tập. Ngoài ra, theo bác sĩ Osborn, nó cũng còn giúp ngăn ngừa các bệnh như Parkinson và Alzheimer.
Bác sĩ Osborn còn cho biết thêm là “Có bằng chứng cho thấy việc lưu lượng máu đến não tăng thêm trong khi tập thể dục sẽ thúc đẩy quá trình hình thành thần kinh (hình thành các tế bào thần kinh mới trong não- neurogenesis ). Hơn nữa tập thể dục có thể nâng cao cả khả năng học tập và trí nhớ.”
Theo bác sĩ Osborn thì ngoài hoạt động thể chất nói trên, việc học một kỹ năng mới cũng có thể “tăng tốc hoạt động” cho não.
5. Hãy tìm hiểu về chỉ số đường huyết ( GI=glycemic index)) trong thực phẩm
Sau khi bạn ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp thì lượng glucose trong máu chỉ tăng nhẹ, nghĩa là lượng insulin được sản xuất ra ít hơn.
Bác sĩ Osborn giải thích “ Đo chỉ số đường huyết (GI) trong thực phẩm là một cách đánh giá tác động của thực phẩm đối với lượng đường trong máu và insulin.
Kiến thức này sau đó có thể được sử dụng để tìm và tránh các loại đường ẩn (hidden sugars). Ví dụ, đậu thận (kidney beans) có chỉ số đường huyết là 23, đậu phộng (peanut) được đánh giá là 7 và gạo trắng là 89.Nói một cách đơn giản, thức ăn càng ngọt thì giá trị GI càng cao.
Như vậy sau khi ăn thực phẩm có GI thấp, glucose chỉ tăng nhẹ, nghĩa là lượng insulin được sản xuất ít hơn.
Bác sĩ Osborn giải thích: “Việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ chủ yếu là chức năng của một số yếu tố liên quan đến nhau, chẳng hạn như ăn thực phẩm có GI thấp, giảm chĩ số khối lượng cơ thể BMI và tập thể dục hàng ngày”.
NBNtintuccaonien