Nhiều người có thói quen uống một cốc nước chanh mỗi ngày. Tuy nhiên, họ chỉ biết chanh chứa một lượng lớn vitamin C tốt cho sức khỏe, mà không hề biết rằng nó còn là một trong những loại trái cây có giá trị chữa bệnh rất cao.
Chanh có rất nhiều loại, trong đó loại phổ biến nhất trên thị trường là chanh vàng và chanh xanh.
Chanh
vàng được sử dụng rất nhiều trong các món Tây. Nước chanh có tác dụng
khử mùi tanh của hải sản rất tốt. Ví dụ như cá hồi nướng chanh hoàn
toàn không có mùi tanh. Ở các nhà hàng nước ngoài, chanh cũng thường
được cắt lát và ngâm nước. Ngoài ra, chanh vàng có thể làm chanh ngâm
mật ong rất thơm.
Một loại khác là chanh xanh. Nhiều người nhầm
tưởng chanh xanh chính là chanh vàng là lúc chưa chín, thực ra thì chúng
chỉ là “chị em họ hàng”. Chanh xanh có hai loại, một loại vỏ dày,
vị thơm nồng, loại không hạt thì không quá đắng, còn gọi là chanh thơm,
rất thích hợp để pha trà, thường được dùng trong một số quán trà sữa ở
Quảng Đông, Trung Quốc.
Ngoài ra còn có một loại chanh xanh, vỏ
mỏng, nhiều nước, hình dáng khá tròn, hàm lượng vitamin C cao hơn chanh
vàng gấp vài lần và độ chua cũng cao hơn
Công dụng trị bệnh của chanh
Chanh được gọi là “quả thần dược” vì đã từng cứu các thủy thủ khỏi bệnh scorbut.
Theo ghi chép lịch sử, ngay từ năm 1593, hơn 10.000 thủy thủ Anh đã chết vì bệnh scorbut. Một nửa thủy thủ của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước khác chết cũng vì căn bệnh này. Nhiều học giả y khoa đã nghiên cứu về nó. Vào giữa thế kỷ 18, một bác sĩ người Anh tên là Linde đã tiến hành thí nghiệm y học trên 6 nhóm người sử dụng rau, trái cây và thuốc. Kết quả là nhóm bệnh nhân ăn chanh giống như uống được “tiên đơn” vậy. Họ khỏi bệnh một cách thần kỳ và sức khỏe hoàn toàn hồi phục. Sau đó, hải quân Anh yêu cầu các thủy thủ uống nước lá chanh mỗi ngày trong thời gian ở trên biển. Bất ngờ là căn bệnh scorbut của họ đã biến mất. Người Anh thường dùng biệt danh thú vị là “người chanh” để gọi các thủy thủ, thủy binh của mình.
Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine) đã tiến hành một loạt nghiên cứu ấn tượng về nước cốt chanh, cho thấy rằng nó có tác dụng chữa khỏi hoặc rút ngắn đáng kể thời gian của một số bệnh đe dọa đến tính mạng, bao gồm:
1. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm (SCA)
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 95.000 người Mỹ mắc bệnh SCA, và cứ 500.000 người Mỹ gốc Phi sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh này.
SCA là một rối loạn máu di truyền được đặc trưng bởi sự bất thường ở phân tử huyết sắc tố mang oxy trong hồng cầu. Một thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em bị SCA cho thấy sau khi sử dụng nước chanh, có thể làm giảm các cơn đau, tình trạng sốt và tỷ lệ nhập viện.
2. Bệnh sốt rét
Sốt rét là bệnh ký sinh trùng do muỗi truyền. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng bệnh sốt rét gây ra 219 triệu ca bệnh và 660.000 ca tử vong mỗi năm. Trong ngành y tế, người ta sử dụng rộng rãi các loại thuốc có độc tính cao để điều trị bệnh. Tuy nhiên trong một nghiên cứu cho thấy, nước cốt chanh giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ chữa khỏi bệnh sốt rét khi kết hợp với việc điều trị bằng thuốc tiêu chuẩn.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Khi kết hợp với các loại thuốc chống sốt rét thích hợp, nước cốt chanh có thể tăng cường loại bỏ ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium), đặc biệt là ở những bệnh nhân không biến chứng.”
3. Khử vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm
(Ảnh: Sissoupitch/ Shutterstock)
Trong một nghiên cứu cho thấy nước cốt chanh có thể khử trùng hoàn toàn các mầm bệnh tiềm ẩn trong các món ceviche (gỏi hải sản của Mỹ Latin). Trong ceviche cá sống có thể chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển) và Salmonella enterica, bằng cách thêm chiết xuất chanh, cam hay quýt thì đều có thể giảm đi một số lượng nhất định của cả 2 loại vi khuẩn này.
4. Khử trùng nước
Chanh có thể tăng cường khử trùng nước bằng cách tiêu diệt Norovirus và E.coli. Chanh cũng có tác dụng trong việc tiêu diệt mầm bệnh dịch tả. Theo thống kê, tính đến năm 2010, bệnh tả đã lây nhiễm cho 3 đến 5 triệu người mỗi năm và khiến 100.000 đến 130.000 ca tử vong.
5. Điều trị ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy được biết đến là một căn bệnh ung thư khó điều trị. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước cốt chanh có thể gây ra cái chết được lập trình trong các tế bào ung thư tuyến tụy.
6. Cai bỏ thuốc lá
(Ảnh: Fongbeerredhot/ Shutterstock)
Hút thuốc lá có lẽ là nguyên nhân gây tử vong dễ được ngăn ngừa nhất trên trái đất. Một thử nghiệm lâm sàng so sánh kẹo cao su nicotin với chiết xuất nước cốt chanh cho thấy chanh tươi có thể là một phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả.
Xử lý chanh đúng cách
Quả chanh được bán trên thị trường thường có một lớp màng sáp trên bề mặt, bạn có thể dùng muối ăn chà xát vỏ chanh nhiều lần, sau đó rửa sạch bằng nước để khử trùng và loại bỏ lớp màng sáp này, thành phần hoạt tính của vỏ có thể được giải phóng.
Nhiệt độ nước ngâm tốt nhất là từ 50-60 độ C. Các hoạt chất của chanh sẽ bị phân hủy và giải phóng nhanh nếu nhiệt độ nước vừa phải. Nếu nhiệt độ nước mát thì thời gian giải phóng sẽ lâu hơn và xác suất bị oxy hóa sẽ tăng lên. Ngâm nước nóng sẽ phá hủy vitamin C. Vì vậy, nhiệt độ vừa phải là rất quan trọng.
Nước chanh rất tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý một số trường hợp không nên sử dụng. (Ảnh: Shutterstock)
1. Uống một cốc nước chanh mật ong vào mỗi buổi sáng có thể giúp cơ thể giải độc rất tốt. Nhưng chanh là thực phẩm nhạy cảm, nếu bạn muốn làm trắng da và giảm cân thì nên uống một ly nước chanh trước khi đi ngủ. Làm như vậy là để tránh ánh sáng, nếu không sẽ phản tác dụng, bạn có thể bị nổi mụn. Nếu uống vào ban ngày, hãy nhớ bôi kem chống nắng và tránh ánh nắng trực tiếp.
2. Không nên uống nước chanh khi bụng đói, bởi vì axit citric trong quả chanh sẽ gây kích ứng dạ dày và làm giảm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Tốt nhất bạn nên kiểm soát lượng nước chanh uống ở mức khoảng một lít mỗi ngày.
3. Nước chanh và sữa bò không nên uống cùng nhau, vì nó có thể gây đầy hơi, dạ dày khó chịu, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và canxi.
4. Nước chanh và quả chanh không nên ăn cùng với cà rốt. Vì cà rốt có chứa enzyme axit ascorbic, nếu kết hợp với axit chứa trong quả chanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Một số trường hợp không nên uống chanh thời gian dài
1. Người mắc bệnh về dạ dày không nên uống chanh trong thời gian dài. Bởi trong chanh có chứa nhiều axit citric và axit malic có thể làm tăng axit dạ dày, khiến tình trạng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
2. Những người bị cảm lạnh, đặc biệt là các bạn nữ trong kỳ kinh nguyệt nên hạn chế uống nước chanh.
Ngọc Diệp/ Theo Sound of Hope/trithucvn