Sau đây là những điểm khác biệt của gạo Nhật:
Gạo Nhật Bản được xay xát bằng quy trình gọi là “đánh bóng”, loại bỏ cám và mầm từ gạo, chỉ để lại nội nhũ tinh bột. Điều này dẫn đến hạt gạo ngắn hơn, tròn hơn và có màu trắng đặc trưng.
Gạo được thu hoạch từ phương thức canh tác lúa nước, thời vụ ngắn hơn so với các loại gạo khác. Điều này dẫn đến hàm lượng tinh bột Amylose cao, góp phần tạo nên kết cấu dẻo, hương vị ngọt ngào. Lúa Nhật thường được trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ.
Nhật Bản tự hào là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Mặc dù người Nhật thường xuyên ăn cơm chứa nhiều carbohydrates nhưng lại rất ít chất béo trong mỗi bữa ăn. Cơm chỉ được nấu bằng nước, tránh các nguyên liệu nhiều dầu mỡ.
Một lý do khác khiến gạo Nhật Bản có thể tốt cho sức khỏe hơn các loại gạo khác là thường được ăn với súp miso chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hạt gạo ngắn có chỉ số đường huyết thấp hơn do đó ít có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu.
Về hàm lượng dinh dưỡng, gạo trắng Nhật Bản tương đối tốt cho sức khỏe, là nguồn cung cấp sắt và protein chất lượng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Gạo Nhật thường được trồng bằng các phương pháp canh tác truyền thống, tránh sử dụng các hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại.
Gạo Nhật có lượng calo thấp hơn và có hàm lượng chất xơ cao hơn đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn các loại gạo khác.
Giá đắt hơn
Gạo Nhật đắt hơn các loại gạo khác (khoảng 20%) vì nhiều lý do. Nông dân Nhật sử dụng các phương pháp canh tác truyền thống tốn nhiều lao động. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản áp đặt các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, làm tăng thêm chi phí sản xuất.
Dù vậy, nhiều người tin rằng mức giá xứng đáng vì gạo có hương vị và kết cấu vượt trội.
An Yên - VNN/quinhon11