Hồ tiêu là loài thực vật có danh pháp khoa học Piper nigrum,họ Piperaceae. Họ Piperaceae có tới 3.600 loài và chia làm 5 chi. Chúng là các loại cây thân gỗ nhỏ, cây bụi hay dây leo sống một năm hoặc nhiều năm và phân bố rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới.
Hoa hồ tiêu là quốc hoa của đất nước Liberia. Ở Việt Nam, cây hồ tiêu được trồng tại nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ Quảng Trị đến Kiên Giang, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Bình Phước, Gia Lai, Đắc Nông, Đắc Lắc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc.Một sản phẩm từ Piper nigrum(cây hồ tiêu) được biết đến nhiều nhất là hồ tiêu đen, loại gia vị được dùng rất phổ biến trong ngành ẩm thực. Nhiều loài khác trong họ Piperaceae cũng được sử dụng làm gia vị, tuy không phổ biến rộng rãi bằngbằng.
Mô tả và sinh học:
Hồ tiêu chúng ta thường thấy còn gọi là tiêu ăn,hạt tiêu…là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae, trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Quả là loại quả mọng nhưng khi chín phần thịt bên ngoài trở nên khô và nhăn nheo.
Hồ tiêu trồng ở Việt Nam là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không có lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Trong các vườn tiêu, người ta dùng trụ để cây hồ tiêu leo bám vào.Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, quả rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Quả này được thu hoạch để sử dụng. Đốt cây rất giòn, khi vận chuyển nếu không cẩn thận thì cây có thể chết.Hạt tiêu là tên gọi chung cho các sản phẩm từ quả hồ tiêu. Các hình dưới, vườn tiêu, hoa hồ tiêu, hồ tiêu trắng và đỏ.
Thu hoạch, chế biến và các loại hồ tiêu:
Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm một lần. Tùy theo thời gian thu hoạch và cách chế biến có thể tạo thành hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh ( hái và sử dụng khi quả còn non, có màu xanh , thường dùng để nấu trong các món ăn) và hồ tiêu đen.Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh. Những quả còn non quá chưa có hạt cứng (hay sọ) rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác đã chín khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả thu hoạch khi đã chín).Bên dưới là hình hồ tiêu đenvà trắng
.
Ngoài hai loại chính là hồ tiêu đen và trắng , tuy hiếm hơn,còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa – Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen. Hồ tiêu xanh, như đã nói trên là quả hái còn non,mục đích dùng nấu ăn.
Thành phần hóa học:
Hồ tiêu rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu calcium trong một ngày cho một người lớn.
Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là hai loại ankaloit có vị cay hắc tạo nên vị cay của hạt tiêu . Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.
Công dụng của hồ tiêu:
Trong ẩm thực , người ta thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị, tăng thêm vị ngon cho món ăn. Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá.
Công dụng về dược học:Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, ngăn ngừa các bệnh ung thư và tim mạch.Nói chung, Hạt tiêu có tác dụng trên hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn ,giúp giảm tình trạng chán ăn, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn, kích thích dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, khó chịu.
Tác dụng kháng khuẩn: Hạt tiêu có tác dụng kháng khuẩn cao chống tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp, các vấn đề về răng lợi như sâu răng, viêm lợi...
Trên hệ thần kinh: Giúp cải thiện tâm trạng, giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi do có chất làm cho cơ thể tăng sản xuất serotonin.
Giúp giảm cân duy trì vóc dáng: Các chất có trong vỏ hạt tiêu giúp cơ thể loại bỏ lượng calo dư thừa, tăng bài tiết mồ hôi và nước dư thừa thông qua đường tiết niệu. Do đó, nếu sử dụng một ít vỏ ngoài của hạt tiêu trước khi bắt đầu tập luyện thể thao sẽ làm tăng hiệu quả loại bỏ mỡ dư thừa.
Theo y học cổ truyền thì hạt tiêu có vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ hàn, kháng khuẩn, giảm đau, trừ đàm. Cho nên được sử dụng để điều trị các chứng đau bụng do lạnh, tiêu chảy, tay chân lạnh, nôn ói, ho do lạnh…
Chú thích:
Đông y cho rằng mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị, nói về tính có 5 tính:
1. Tính Ôn: Nghĩa là vị thuốc có tính ấm;
2. Tính nhiệt (nóng): Đây là tính vị nóng nhất trong 5 tính.
3. Tính hàn: vị thuốc có tính lạnh, hay tính âm.
4. Tính lương (mát): Vị thuốc có tính mát, bớt lạnh hơn so với tính hàn.
5. Ngoài ra đông y còn có thêm Tính bình (nghĩa là không nóng cũng không lạnh).Có những tài liệu không cho tính bình thuộc thể nào trong đông y mà chỉ coi nó là một dạng tính cộng thêm vào các tính đã nói.
Trong đông y tính nhiệt và tính ôn thuộc dương, còn tính hàn (lạnh) và tính lương (mát) thuộc âm. Còn tính bình ở giữa không thuộc âm và cũng không thuộc dương.
Vậy có thể kết luận tính bình không xác định rõ được tính chất nên không thuộc thể nào.Việc xác định tính vị rất quan trọng trong đông y để có thể chẩn đoán bệnh và lấy đúng thuốc.Xác định sai có thể gây tác hại xấu tới người bệnh.
Cách trồng hạt tiêu:
1. Chuẩn bị trước khi trồng
Chọn thời điểm trồng: thường là vào đầu mùa mưa. Cụ thể như sau: Tháng 6-8 ở Đông Nam Bộ, tháng 9-10 ở miền Trung và tháng 5-8 ở Tây Nguyên. Đất nên được cày bừa tơi xốp và xử lý mầm bệnh. Nếu đất chua cần được bón vôi thích hợp.Đào hố trồng: Công việc này kết hợp với việc bón phân lót (phân chuồng và Super lân) nên được chuẩn bị ít nhất là nửa tháng. Cần tiến hành rắc dung dịch chống nấm bệnh trong và quanh hố 3-5 ngày trước khi trồng để phòng ngừa dịch hại.Thêm vào đó, bạn cần chuẩn bị sẵn trụ tiêu trên luống trồng và đào hệ thống mương giúp thoát nước cho cây.
2. Cách trồng :Khi đã chuẩn bị xong xuôi các bước trên, việc trồng tiêu trở nên đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ việc xé bỏ bầu tiêu ở cây con, đặt vào hố, lấp đất và cố định cây. Trong những ngày đầu chú ý quan sát xem có cây con nào chết hay không để tiến hành dặm cây mới. Khi cây bắt đầu lớn và vươn tới trụ đỡ, bạn cần dùng dây buộc để cố định cành leo và khi cành leo bám trụ thì tiến hành cắt bỏ dây. Ngoài việc tưới nước đầy đủ cho tiêu, bạn cũng cần lưu ý tỉa cành để cây nhận đủ ánh sáng mặt trời đồng thời hạn chế sâu bệnh phát triển. Mỗi năm một lần vào đầu mùa mưa, tiêu rất cần được bón phân, và đợt bón thứ hai là lúc cây đang mang quả.
Thí dụ về món ăn nấu với tiêu xanh.
Thịt heo kho tiêu xanh:
Ốc lác hầm tiêu xanh:
Thịt kho , nấm đùi gà, tiêu xanh:
DN tham khảo, 6/30/2023 (bài do bạn Bá Trần giới thiệu)
--