Biến chứng của tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và có thể trở thành mối nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với điều chỉnh lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng đó.
Biến chứng mắt
Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc tiểu đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
Biến chứng về tim mạch
Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của tiểu đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.
Biến chứng ở bàn chân
Bệnh nhân tiểu đường có thể có những vấn đề ở bàn chân. Các vấn đề về chân thường xảy ra khi có biến chứng tổn thương thần kinh. Nó có thể gây ngứa ran, đau (rát hoặc cảm giác như kim châm) hoặc yếu chân. Nó cũng có thể gây mất cảm giác ở bàn chân. Lưu lượng máu đến chân kém hoặc biến dạng bàn chân hoặc ngón chân cũng có thể gây ra vấn đề về bàn chân.
Ketoacidosis tiểu đường
Ketoacidosis tiểu đường (DKA) là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong. Khi các tế bào trong cơ thể không nhận được glucose cần thiết để sản sinh năng lượng, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng, tạo ra ketone. Ketone là hóa chất mà cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo thành năng lượng. Cơ thể làm điều này khi nó không có đủ insulin để sử dụng glucose.
Biến chứng về thận
Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.
Biến chứng nhiễm trùng
Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
Để phòng ngừa biến chứng
Để phòng ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường cần chú ý một số lưu ý như sau:
1. Ổn định đường máu
Người bệnh nên kiểm tra đường huyết mỗi ngày nên giới hạn trong 80-110mg. Nên tập thể dục, dùng thuốc hạ đường liên tục và đều đặn, tái khám với bác sĩ điều trị và kiểm tra nồng độ đường máu định kỳ.
2. Tuân thủ chế độ ăn kiêng
Nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, tránh các món ăn nhiều đường, nhiều mỡ, rượu, đồ uống có gas, thuốc lá… Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, chất tinh bột, chất xơ…
Người bị tiểu đường cần uống nhiều nước hơn 2 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt.
3. Uống nhiều nước
Người mắc bệnh tiểu đường thường tiểu nhiều nên hay mất nước. Vì vậy, cần uống nhiều nước hơn 2 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt.
4. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày
Khi tắm, cần kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước…
Mỗi tối trước khi đi ngủ người bệnh nên dành từ 15-20 phút để chăm sóc đôi bàn chân của mình, bằng việc xoa bóp các đầu ngón chân, bàn chân, giúp các mạch máu lưu thông dễ dàng, giảm cảm giác phù nề, tê mỏi. Nên chọn các loại giày, dép rộng rãi làm bằng chất liệu mềm không quá cứng, gây đau chân, khiến các mạch máu khó lưu thông.
Những thực phẩm giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường
1. Ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm của chúng
Những thực phẩm này giúp tăng năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu. (Ảnh: Pinterest).
Ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm của chúng giàu chất xơ và carbohydrate phức hợp, bao gồm gạo lứt, bánh mì nguyên cám, bột yến mạch… Những thực phẩm này giúp tăng năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn giảm cholesterol và thúc đẩy chức năng tiêu hóa.
2. Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Chỉ số đường huyết của nó thấp hơn so với gạo, lúa mì và các loại thực phẩm khác. Vì vậy nó được coi là thực phẩm an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Khoai lang giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B6, kali… Những thành phần này rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
3. Đậu
Các loại đậu (bao gồm đậu đen, đậu xanh…) giàu đạm chất lượng cao, chất xơ và axit béo không no. Đồng thời, chúng có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình bằng cách ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác.
4. Rau xanh
Các loại rau xanh như rau diếp, rau bina, bông cải xanh, cải dầu… chứa nhiều chất diệp lục và các chất dinh dưỡng khác. Chất xơ và các chất như carotene trong những rau này giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
5. Cam quýt
Naringin trong cam quýt đã được chứng minh làm giảm lượng đường trong máu. (Ảnh: Pinterest).
Các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi… chứa nhiều vitamin C. Naringin trong cam quýt đã được chứng minh làm giảm lượng đường trong máu, flavonoid có thể làm tăng tiết insulin trong cơ thể, từ đó kiểm soát bệnh tiểu đường.
6. Quả hạch
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt điều… giàu axit béo không no và chất xơ. Những chất này giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
7. Cá
Cá là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như cá hồi, cá da trơn… Chúng chứa axit béo omega-3, có thể cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời, cá cũng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao.
8. Trứng
Trứng là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cân đối, giàu protein chất lượng cao và riboflavin. Lòng trắng trứng chứa nhiều protein, trong khi lòng đỏ trứng có đa dạng chất dinh dưỡng. Tất nhiên, lượng tiêu thụ trứng cụ thể nên được xác định dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.
Theo Khoa học TV