Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

6 loại thuốc có thể gây hại cho thận

 

Dịch từ “6 Types of Medications That Can Harm Your Kidneys-By Barbara Sadick,   AARP - May 23, 2023

Multicolored Pills on a Blue Background

Hầu hết các loại thuốc theo toa được bài tiết qua thận. Nhiều loại thuốc không cần toa cũng vậy. Cho dù bạn có bị suy giảm chức năng thận hay không, điều quan trọng là bạn phải cho bác sĩ và dược sĩ biết về những loại thuốc bạn đang dùng, liều lượng và tần suất bạn dùng chúng. Liều lượng có thể phải được điều chỉnh để ngăn ngừa tác dụng phụ, độc tính và mức gia tăng thiệt hại cho thận.

Bác sĩ chuyên khoa thận Steven Coca -- phó giáo sư tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York -- cho biết bạn cần biết mức lọc cầu thận ước tính (eGFR), và tỷ lệ albumin/creatinine trong nước tiểu của bạn (UACR)

Số đo  eGFR của chức năng thận sẽ hiển thị bất cứ lúc nào bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu tiêu chuẩn. Đó là một phần công việc cơ bản của phòng thí nghiệm mà bạn có thể nhận được.

Xét nghiệm UACR cho biết mức độ protein trong nước tiểu của bạn và thường được thực hiện mỗi năm một lần để theo dõi tổn thương thận đối với những người mắc bệnh thận. UACR cũng theo dõi thận của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1 từ 5 năm trở lên và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Theo bác sĩ Coca “Bạn nên biết những con số trên vì bệnh thận mãn tính là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tim mạch và vì nhiều loại thuốc mà người lớn tuổi sử dụng sẽ bị thận đào thải và trong một số trường hợp, có thể gây hại hoặc làm trầm trọng thêm bệnh thận đã có từ trước. ,"

Bác sĩ chuyên khoa thận Karthik Ramani--tại Michigan Medicine thuộc Đại học Michigan-- cho biết “ những người dễ bị tổn thương nhất đối với các biến cố bất lợi về thận do thuốc bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên, những người mắc bệnh thận tiềm ẩn, những người bị mất nước, bệnh nhân bị huyết áp thấp và những người mắc các bệnh kèm theo như tiểu đường, bệnh tim hoặc đã từng mắc bệnh thận, đã bị phẫu thuật hoặc cấy ghép tim,.

Bác sĩ Ramani gợi ý rằng trước khi dùng thuốc, kể cả thuốc bổ sung không kê toa và thảo dược, bạn hãy thảo luận  với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn  và tự tìm hiểu thêm bằng cách lấy thông tin từ các nguồn tin cậy như Tổ chức Thận Quốc gia, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ. , Viện Y tế Quốc gia và Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ.

Bác sĩ chuyên khoa thận Michelle Josephson- giáo sư y khoa và phẫu thuật tại Khoa Y Đại học Chicago và là chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ --cho biết.  “Trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn như khi bạn cần trải qua hóa trị liệu để được cứu sống nhưng cũng có thể bị một số tổn thương về thận,thì  bạn cần thảo luận về loại tình huống này với bác sĩ của mình và cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của việc dùng thuốc hóa trị,”

Dược sĩ lâm sàng Derek Owen- thuộc nhóm thận tại Khoa Y Đại học Chicago-cảnh báo rằng bạn đừng nên cho rằng thuốc không cần toa là vô hại. Ông giải thích như sau“Nhiều loại thuốc không cần toa có chứa nhiều dược phẩm khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải luôn kiểm tra nhãn dán  để đảm bảo rằng mỗi thành phần của thuốc đều an toàn cho việc sử dụng

Dưới đây là một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thận.

1. Thuốc giảm đau thông thường(Common pain medications)

Hầu hết các loại thuốc giảm đau không kê toa (OTC), thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc giảm đau(analgesics), được chia thành hai loại - thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen. NSAID giảm đau, hạ sốt và điều trị một số triệu chứng cảm lạnh. Khả năng giảm viêm của NSAID thường làm cho thuốc này hiệu quả hơn acetaminophen được sử dụng để điều trị cơn đau nhẹ đến trung bình và hạ sốt.

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tức thì tại nhà [BÁC SĨ TƯ VẤN]

Ví dụ: Các loại thuốc không steroid NSAID không kê toa phổ biến bao gồm aspirin (Bayer, Anacin, Bufferin), naproxen (Aleve) và ibuprofen (Advil, Motrin). NSAID theo toa thường được sử dụng để điều trị đau do viêm khớp, bệnh gút, đau bụng kinh và đau đầu. Acetaminophen bao gồm các nhãn hiệu như Tylenol và Actamin.

Một số thuốc giảm đau theo toa nổi tiếng hơn bao gồm codeine, oxycodone, hydrocodone và methadone. Bác sĩ Owen cho biết NSAID thường được biết đến có thể bao gồm indomethacin, meloxicam và celecoxib.

Ảnh hưởng đến thận như thế nào: NSAID thường an toàn khi sử dụng không thường xuyên và chỉ nên được sử dụng theo chỉ dẫn. Tuy nhiên, nếu dùng quá lâu, chúng có thể gây hại bằng cách giảm lưu lượng máu đến thận. Nếu chúng được dùng khi bạn bị mất nước hoặc khi huyết áp thấp, chúng có thể gây tổn thương thận cấp tính. Tất cả các loại thuốc giảm đau OTC nên được dùng theo chỉ dẫn trên nhãn, nhưng không nên dùng thuốc nào trong hơn 10 ngày liên tục để giảm đau hoặc 3 ngày liên tục khi bị sốt. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, hãy cho bác sĩ của bạn biết . Sử dụng lâu dài với liều lượng cao thuốc có thể gây tổn thương thận mãn tính bằng cách giảm lưu lượng máu đến thận. Bác sĩ Owen cho biết liều lượng ibuprofen OTC không được vượt quá 400mg (tức hai viên thuốc 200mg) cứ sau 6 giờ. Liều naproxen OTC không được vượt quá 220mg cứ sau 8 giờ.

2. Kháng sinh(Antibiotics)

7 sự hiểu nhầm phổ biến nhưng cực nguy hiểm về thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Theo bác sị Owen thuốc kháng sinh có thể dùng qua đường uống, bôi tại chỗ hoặc tiêm, mặc dù phần lớn thuốc bôi có tác dụng hạn chế bên trong cơ thể. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến hơn mà thuốc kháng sinh chống lại là viêm họng liên cầu khuẩn và nhiễm trùng đường tiết niệu. Chúng không cần thiết cho tất cả các bệnh nhiễm trùng và chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Ví dụ: Một số loại kháng sinh phổ biến nhất bao gồm penicillin, amoxicillin, ciprofloxacin, doxycycline và azithromycin.

Ảnh hưởng đến thận như thế nào: Nếu bạn bị bệnh thận, hãy hiểu chức năng thận của bạn là gì trước khi bạn dùng thuốc kháng sinh. Điều đó sẽ giúp bạn và bác sĩ của bạn xác định liều lượng. Bác sĩ Owen nói rằng một số loại thuốc dùng để điều trị vi-rút có thể gây tổn thương thận. Ông nói, điều quan trọng là phải giữ cơ thể đủ nước khi dùng các loại thuốc như acyclovir hoặc valacyclovir. Ông nói: khi cơ thể bị mất nước, thuốc có thể kết lại với nhau và tạo ra các tinh thể làm bạn đi tiểu khó khăn.

Theo bác sĩ Owen, thận của một số người có thể có phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh. Phản ứng đôi khi chỉ xảy ra ở bên trong thận và đôi khi có thể gây phát ban hoặc sốt. Phản ứng như vậy ở thận là do viêm và kích ứng. Bác sĩ Owen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho bác sĩ  của bạn biết nếu bạn có bất cứ thay đổi nào về lượng nước tiểu sau bất kỳ đợt điều trị kháng sinh nào.

Nếu không dùng theo chỉ dẫn hoặc với liều lượng quá cao, thuốc kháng sinh có thể nguy hiểm và dễ gây ra nhiều vấn đề hơn. Những người bị suy giảm chức năng thận nên dùng liều lượng nhỏ hơn những người khác.

3. Thuốc nhuận tràng (laxatives)

PEG Laxatives especially harmful to pregnant women and children! - NW

Thuốc nhuận tràng thường được dùng để giảm táo bón và làm sạch ruột trước khi nội soi. Các loại thuốc được sử dụng để chuẩn bị cho nội soi cần có toa và thường được dùng bằng đường uống dưới dạng viên nén, viên nang, bột, chất lỏng hoặc thuốc đạn.

Ví dụ: Một số thuốc nhuận tràng OTC phổ biến nhất bao gồm bisacodyl (Dulcolax), senna (Senokot, Ex-Lax), docusate (Colace) và polyethylen glycol (Miralax).

Ảnh hưởng đến thận như thế nào: Nếu được dùng theo chỉ dẫn, hầu hết các loại thuốc nhuận tràng đều an toàn cho những người không có vấn đề về thận. Đối với những người mắc bệnh thận, điều quan trọng là phải giữ đủ nước bằng cách uống nhiều nước và chất lỏng trong suốt. Mất nước có thể gây tổn thương thận do giảm lưu lượng máu đến thận.

Đôi khi, lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây sỏi thận. Theo bác sĩ Owen thì nếu bạn cần dùng thuốc nhuận tràng nhiều lần trong tuần để điều trị táo bón, hãy bàn luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo rằng thuốc an toàn cho bạn.

4. Thuốc nhuộm tương phản(Contrast dyes)

Thuốc nhuộm tương phản được nuốt hoặc tiêm để sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán như chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI và chụp mạch để tăng cường dộ rõ của  hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán và điều trị.

Ví dụ: CT scan sử dụng chất tương phản dựa trên iốt và MRI sử dụng chất tương phản dựa trên gadolinium.

Ảnh hưởng đến thận như thế nào: Mặc dù hiếm gặp nhưng thuốc nhuộm tương phản được sử dụng để quét hình (scans) có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thận.

Bàc sĩ Owen cho biết rằng thuốc nhuộm tương phản i-ốt để chụp CT có thể dẫn đến bệnh thận do thuốc cản quang. Điều đó có nghĩa là thuốc nhuộm tương phản có thể tạm thời thay đổi lưu lượng máu đến và đi từ thận.

Theo bác sĩ Owen thuốc nhuộm tương phản gadolinium được sử dụng cho MRI có thể gây xơ hóa hệ thống thận hoặc làm dày hoặc sẫm màu một số đốm trên da. Ông nói rằng điều này có thể xảy ra khi một người đã mắc bệnh thận đi chụp cộng hưởng từ và khuyên rằng trước khi chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính, đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân cần kiểm tra chức năng thận của người này để đảm bảo an toàn cho thận

5. Thuốc ức chế axit (Acid suppressants)

Thuốc ức chế axit được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị chứng ợ nóng và khó tiêu bằng cách giảm axit trong dạ dày và có thể mua không cần toa (OTC) hoặc theo toa.

Các nhóm thuốc cơ bản trong điều trị bệnh dạ dày - Dạ dày FYKOFA

Ví dụ: Một số thuốc ức chế axit phổ biến nhất bao gồm omeprazole (Prilosec) và esomeprazole (Nexium), famotidine (Pepcid) và canxi cacbonat (Tums).

Ảnh hưởng đến thận như thế nào: Bác sĩ Owen cho biết là một số chất ức chế axit có thể gây viêm và kích ứng thận. Ông nói, các loại thuốc như omeprazole hoặc esomeprazole chỉ nên dùng trong thời gian ngắn (dưới một tháng). Nếu bạn đang dùng thuốc ức chế axit trong hơn một tháng thì bạn hãy cho bác sĩ   của bạn hay. Nếu bạn dùng canxi cacbonat (Tums) thường xuyên để điều trị chứng ợ nóng hoặc khó tiêu thì bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem có lựa chọn nào khác không.

6. Thảo dược bổ sung (.  Herbal Supplements)

 Alternative medicine | | About Health Problems

Thảo dược có thể là một loại thực phẩm bổ sung có đặc tính trị liệu được bán dưới dạng viên nén, viên nang, bột, trà, chất chiết xuất và dưới dạng cây tươi hoặc khô. Mặc dù nhiều người sử dụng thảo dược vì họ tin rằng chúng cải thiện sức khỏe, nhưng thảo dược không trải qua các kiểm nghiệm cần thiết như đối với thuốc nên có thể gây hại cho sức khỏe.

Ví dụ: Một đánh giá năm 2007 về rối loạn chức năng thận do thực phẩm bổ sung đã liệt kê hơn 15 loại thảo mộc và chất bổ sung được báo cáo là gây ra các vấn đề về thận, bao gồm crom, creatine, cam thảo, vỏ cây liễu, vitamin C và yohimbe.

-----------------------------------------------------------------------------------------------

                 Danh sách những thảo dược bổ sung mà bệnh nhận thận cần tránh sử dung:

Astragalus (đậu ván dại), Apium graveolens, Horsetail (đuôi ngựa),Licorice root (Rễ cây cam thảo), Parsley root (Rễ rau mùi tây), Uva ursi,Barberry (dâu rừng), Creatine, Huperzinea,Nettle ( cây tầm ma),Pennyroyal (cây bạc hà) , Yohimbe, Cat’s claw (móng mèo), Goldenrod,nJava tea leaf (Lá trà Java), Oregon grape root (Rễ nho Oregon),Ruta graveolens

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ảnh hưởng đến thận như thế nào: Đừng cho rằng vì thảo dược là những chất bổ sung “tự nhiên” nên luôn an toàn. Một số có thể tương tác xấu với thuốc kê toa. Những loại khác có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc nước và có thể gây kích ứng hoặc tổn thương cho thận. Bác sĩ Owen cho biết nhiều thảo dược có chứa kali và phốt pho, cả hai chất này có thể cần được hạn chế ở những người mắc bệnh thận. Nói chung, những người mắc bệnh thận không nên sử dụng các chất bổ sung thảo dược mà không nói chuyện trước với bác sĩ hoặc dược sĩ.

NBNtintuccaonien