Người trên 50 tuổi, không chỉ phải biết đạp ga, mà còn phải biết đạp phanh.
Phía sau là nửa đời trước, phía trước là nửa đời sau, đứng ở nơi giao nhau của vận mệnh, chúng ta có thu hoạch, cũng có mất mát.
Hãy thử nghĩ xem, hầu hết mọi người đều có nhà cửa và xe cộ, còn nhiệm vụ tiếp theo là sống an nhàn cho đến khi về hưu.
Tuy nhiên, làm người phải có tầm nhìn xa trông rộng, đừng để vụ thu hoạch tạm thời bịt mắt.
Tiền tài là sức mạnh lớn nhất khi nghỉ hưu, vì vậy đừng để đánh mất nó.
Lời khuyên dành cho tất cả mọi người: 3 người không nên cho và 3 loại tiền không nên tham.
3 người không nên cho
Nhà văn Oscar Wilde nói: “Khi tôi còn trẻ, tôi nghĩ tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời, và giờ khi tôi già rồi, tôi biết đúng là như thế”.
Ai không yêu tiền? Đó là ngoài miệng nói mà thôi, cuộc sống thực, không thể tách rời khỏi tiền bạc. Hơn nữa, kiếm tiền giống như tích cát thành tháp, và tiêu tiền như nước chảy ra biển. Nếu không kiểm soát tốc độ tiêu tiền, tôi sợ rằng tất cả các khoản tiền gửi sẽ nhanh chóng biến mất.
Điều đáng sợ nhất đối với con người là “con người vẫn còn sống, nhưng tiền thì đã tiêu hết”.
Mặc dù, khi chúng ta già đi, chúng ta có thể tìm đến con cái để yêu cầu phí cấp dưỡng. Thế nhưng con cái liệu có năng lực đó không? Chúng liệu có lòng hiếu thảo này không? Ít nhiều còn phải xem sắc mặt con dâu và con rể nữa.
Chỉ cần là một người biết tiết kiệm tiền, và bạn có thể dựa vào chính mình cho đến hết đời.
Trong Dụ Thế Minh Ngôn, có một người đàn ông tên là Nghê thái thú, sáu bảy mươi tuổi, vợ của ông đã qua đời.
Trong nhà có rất nhiều ruộng đất, cũng có không ít bạc. Nhưng ông vẫn không muốn giao toàn bộ số tiền cho con trai mình là Nghê Thiện Kế bảo quản.
Nghê Thái Thú trong lòng biết rõ: “Nghê Thiện Kế là một người vừa tham lam vừa tàn nhẫn…”
Qua vài năm sau, Nghê Thái Thú kết hôn lần hai, và có một cậu con trai nhỏ tên là Nghê Thiện Thuật.
Thấy trong nhà có thêm một người tranh đoạt, Nghê Thiện Kế tức giận đến nghiến răng nghiến lợi.
Lúc Nghê Thái Thú qua đời, viết ra một bản di chúc, nhưng nhiều lần dặn dò người vợ thứ hai là Mai Thị không được tiết lộ di chúc cho đến khi tiểu nhi tử trưởng thành.
Mai thị nuốt giận cho đến khi Nghê Thiện Thuật trưởng thành, bà mới rút ra di chúc và kiện Nghê Thiện Kế vì tội độc chiếm tài sản thừa kế.
Huyện lão gia điều tra rõ tình huống, giúp Nghê gia một lần nữa phân phối lại tài sản, Nghê Thiện Kế trong lòng không cam lòng, nhưng chỉ có thể làm theo.
Có bài thơ viết: “Đạo trời không ích kỷ, có thể cười Nghê Lang tâm quá si”.
Rất rõ ràng, một ông già, để bảo vệ sự bình an của gia đình đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp, điểm mấu chốt, chính là để giữ tiền bạc, không để cho con trai tham lam muốn làm gì thì làm.
Từ thực tiễn của người xưa, và xã hội ngày nay để phân tích, đề nghị tất cả mọi người, không đưa tiền cho ba loại người sau đây:
Thứ nhất, con cái đã trưởng thành, không nên tùy tiện cho tiền, nhất là những đứa con bất hiếu, dễ bại gia, ngàn vạn lần không nên cho.
Thứ hai, những người thân nhân quá tham lam và lười biếng. Nếu bạn đưa tiền cho hắn, chính là đang khuyến khích những thói hư tật xấu. Cho dù là huynh đệ tỷ muội, cũng phải tính toán, đừng quá hào phóng. Ai cũng đều có một đôi tay, lao động chính là tài phú.
Thần tiên cũng không thể thay đổi kẻ lười biếng, bạn nên hiểu đạo lý này.
Thứ ba, người hỗ trợ quản lý tài chính. Luôn luôn có một số người, biết bạn có tiền gửi sẽ gợi ý bạn cách quản lý tài chính như bảo hiểm, các loại bảo hiểm chen nhau vào. Bạn không thể nhìn thấu. Luôn luôn có một số người, nhân danh “thiện chí” thân tình, hữu nghị mà làm những việc xấu.
3 loại tiền không nên tham
Người xưa nói: “Người chết vì tiền, chim chết vì ăn”.
Trong tay có tiền, nếu có thể tiền đẻ ra tiền, thì càng tốt. Nếu có cơ hội, tiếp tục làm giàu, thực sự là một bất ngờ.
Đừng vội mừng, người ta thường đau trước niềm vui.
Hãy nhớ một quan điểm: Sống một cuộc đời ít dục vọng là cách tốt nhất để cứu lấy cuộc đời mình.
Thứ nhất, tham tiền bạc bất chính là thất đức
Lợi dụng địa vị để lấy của công, được nhiều tiền nhưng cũng bị người ta coi thường.
Nếu không có sự thảo luận của anh chị em, bạn mang tài sản của cha mẹ trở về gia đình nhỏ của mình, chắc chắn sẽ gây ra mâu thuẫn gia đình. Và chúng ta cũng không thể làm điều thất đức như vậy với cha mẹ.
Người hơn năm mươi tuổi, đều là ông bà cả, nếu đánh mất đạo đức sẽ mất đi hình tượng gia đình, bại hoại gia phong. Chúng ta nên cảnh giác và thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức.
Thứ hai, tham tài sản không rõ ràng càng bất an
Bạn nên trả lại số tiền nhặt được trên đường cho chủ sở hữu, nếu không, bạn cũng nên giao nộp cho cảnh sát. Bạn sẽ bất an khi bỏ tiền vào túi.
Vật có giá trị cũng vậy, chỉ cần là lai lịch không rõ ràng, thì nên bỏ đi.
Con người ở nơi làm việc, bạn cũng có một vị trí nhất định, ai đó tặng quà cho bạn thì bạn phải lo. Nếu tặng quà to thì phải có chuyện để làm. Bạn nhận được một món quà, đó là bị ràng buộc kiểm soát bởi những người khác.
Sau năm mươi tuổi, làm sao có thể để lại vết nhơ trong cuộc sống? Thậm chí còn rắc rối hơn nếu bạn bị mất việc làm.
Sự giàu có khiến bạn bất an đều là dư thừa, và một khi bạn có được nó, bạn phải biết cho đi.
Thứ ba, tài sản xấu mang lại tai họa
Một số điều không may mắn. Ví dụ, không nhận cống phẩm trong nghĩa trang. Nếu bạn mang về nhà, ngược lại sẽ làm cho mình nghi thần nghi quỷ, cuộc sống cũng không tốt. Và cũng đừng tham lam những thứ liên quan đến mê tín dị đoan.
Thứ tư, tài lộc bất ổn, cầu mà không được
Đừng làm những việc mình không chắc chắn, rất dễ thất bại.
Trong nửa sau của cuộc đời, bạn phải ổn định bản thân và dành thời gian cho mình. Thành công chậm cũng không sao, chỉ cần bạn có thể sống một cuộc sống đơn giản, thế là đủ.
Số tiền chi ra không nên lãng phí, số tiền được trả lại phải công bằng và đàng hoàng.
Sau khi bước sang tuổi năm mươi, chúng ta sắp nghỉ hưu và thời gian của chúng ta đang giảm dần. Phần đời còn lại, bạn cần quản lý tiền bạc và lên kế hoạch hợp lý.
Của mình thì nhận, không phải của mình thì bỏ. Đừng để tiền trở thành căn bệnh tim và phá hỏng hạnh phúc của bạn.
Kỳ Mai biên dịch/van dieu hay
Vương Hòa – aboluowang