Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

Ẩm thực Phật giáo

Mỗi quốc gia đều có ẩm thực riêng và độc đáo khác nhau. Tuy nhiên, ẩm thực Phật giáo vẫn giữ một quy tắc chung là không thịt, cá, chỉ có rau củ quả từ tự nhiên. Về xuất phát về văn hóa ẩm thực này, là câu chuyện dài từ xa xưa.


Nguồn gốc văn hóa ẩm thực Phật Giáo
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Là việc các nhà sư đi khất thực, thọ thực của tăng sĩ tùy thuộc vào thực phẩm cúng dường của dân chúng. Mà Đức Phật cũng biết rằng, con người hay động vật. Đều có sự sống, ai cũng muốn được sống. Nhưng thực phẩm lại hoàn toàn dựa vào sự cúng dường của người dân. Nên Đức Phật không thể cấm chư tăng không được ăn mặn. Do đó, Ngài đã cho Tăng chúng dùng “tam tịnh nhục”. Là ăn thú vật đã chết, không thấy người giết, không nghe tiếng rên la. Không bị giết với mục đích để cúng dường. Đây chỉ là quá trình xuất hiện ẩm thực Phật giáo chứ không phải là đề cập đến ẩm thực của người tu hành.

Sau đó, giáo lý của đạo Phật đã dần thay đổi cái nhìn của người Ấn. Họ không còn cúng dường thịt cá nữa thay vào đó là những thức ăn từ rau củ. Từ đó đạo Phật cũng được truyền bá rộng rãi sang các nước Đông Nam Á. Đặc biệt là Trung Hoa, được xem là nền tảng ẩm thực khuôn mẫu cổ xưa nhất. Ảnh hưởng đến nhiều nước Đông Nam Á về ẩm thực Phật giáo. Từ đây, ẩm thực chay đã được coi là món ăn hàng ngày của Tăng lữ. Từ tất cả các nước có đạo Phật đều ăn chay.

Ẩm thực theo lời Phật dạy
Theo đạo Phật, mọi hành động đều dựa vào sự từ bi, phổ độ chúng sanh. Không bám víu, chấp mắc vào bất cứ việc gì cho dù là thiệt hay bất thiện. Và mục đích của ăn uống là để nuôi thân tu tập và giác ngộ. Do đó, chắp mắc vào việc ăn uống là phạm vào 1 trong 5 món dục vọng (tài, sắc, danh, thực, thùy). Nó làm cản trở con đường tu tâm của mỗi người. Vậy nên Phật đã dạy các đệ tử cách thức ăn và thái độ ăn vô cùng rõ ràng.

Thái độ khi ăn là tâm không tham trước, không đam mê. Ý thức rõ rệt sự xuất ly, trong thời gian ăn không nghĩ đến tự hại. Cũng không được nghĩ đến việc hại người. Đức Phật cho rằng tất cả con vật đều có sự sống, đều như con người có sự tham sống sợ chết. Mình vì miếng ăn mà lại đi giết hại sinh linh khác thì là phi công đức. Đã không giúp được cho chúng sanh mà còn trực tiếp làm hại. Để thỏa mãn dục vọng của bản thân. Trái với trời đất, trái với luân thường đạo lý.

Ngoài chánh niệm, ẩm thực Phật cũng là lòng từ bi. Những món ăn có nguồn gốc thiên nhiên giúp tâm hồn hướng thiện ở mức độ cơ bản. Ở đó, không có sự trỗi dậy của cái ác, giúp cho tâm hồn được thanh thản hưởng thiện.

Với người Phật tử chưa thể ăn chay trường, Phật khuyên rằng không nên lạm sát. Tức khi không cần ăn thì không nên ăn. Không nên lạm sát tước đi sinh mạng của muôn loài. Tập dần ăn chay theo kỳ.


Văn hóa ẩm thực Phật giáo là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam
Ăn chay ngoài giúp cho tâm hồn thanh thản trong sạch. Mà còn giúp cho cải thiện sức khỏe mỗi người. Văn hóa ăn chay không chỉ dành cho các tín đồ Phật giáo. Còn ảnh hưởng rất lớn đến người dân không theo Phật. Vì cơ bản họ biết, sát sanh là phạm trọng tội, khiến cho tâm hồn có sát khí.

Văn hóa ẩm thực chay ngày nay đã phổ biến hơn trong các bữa ăn hàng ngày. Ngay cả đám cưới, cỗ chay đã xuất hiện nhiều hơn sánh vai cùng những món ăn mặn khác. Nhà hàng chay, buffet chay cũng xuất hiện rộng rãi, món ăn được chế biến đa dạng hơn.

Ngoài ra, người Việt tìm đến đồ ăn chay với nhiều mục đích khác nhau. Người mong muốn giữ tâm thanh tịnh và an lạc. Người muốn thưởng thức được những món ăn thanh đạm và thư giãn. Người lại muốn mang lại sức khỏe tốt, tránh các chất béo có hại. Để mang lại một vóc dáng hoàn hảo và làn da đẹp. Ngoài ra ăn chay cũng giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống cho các loài vật. Đang dần bị mai một và có nguy cơ tuyệt chủng vì con người.

Văn hóa ẩm thực Phật giáo đã trở thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Xuất hiện ngày một nhiều trong các bữa cơm gia đình. Hãy ăn chay để giữ tâm thanh tịnh và sức khỏe tốt hơn nữa nhé. Thông qua những món ăn đơn giản, thanh đạm để chiêm nghiệm lại cuộc sống. Luật nhân quả của cuộc đời.

Theo: dangnho/quinhon11