Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh nặng

Đôi khi đó là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính nhưng nhiều người thường bỏ qua.

Hoa mắt, chóng mặt – Nỗi ám ảnh của người cao tuổi

Bạn đã bao giờ cảm thấy đau nhói ở lưng và nghĩ rằng mình bị ung thư chưa? Hầu như bạn chỉ cảm thấy đau cơ do đệm nằm chưa ổn, do tập luyện quá sức... Nhưng ngoài những lúc đó, nhiều triệu chứng mơ hồ đôi khi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã bị bệnh nặng, bệnh mãn tính.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang thực sự không ổn chút nào.

1. Chóng mặt

Chóng mặt có thể do bạn đứng dậy quá nhanh hoặc cơ thể bị mất nước. Trong một số trường hợp, chóng mặt - cảm giác quay cuồng, không gian đảo lộn - hoặc choáng váng cũng có thể là dấu hiệu não bộ, hệ tiêu hoá, mắt, tai đang có vấn đề.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh nặng, thậm chí đã mắc bệnh mãn tính - Ảnh 1.

TS Sharat Honnatti (bác sĩ ở Bangalore, Ấn Độ) cho biết, rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến chóng mặt. "Lo lắng có thể gây chóng mặt. Hàm lượng huyết sắc tố thấp, được gọi là thiếu máu, cũng gây chóng mặt", chuyên gia chia sẻ.

Đau tai do virus có thể gây chóng mặt tạm thời. Huyết áp cao, huyết áp thấp cũng gây chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược toàn thân.

Chóng mặt cũng có thể do lượng đường trong máu cao hoặc thấp. Nó là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh tiểu đường, tuyến giáp hoặc tim mạch.

Nếu tình trạng chóng mặt kéo dài kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác, kịp thời.

2. Đổ mồ hôi quá nhiều

Đổ mồ hôi quá nhiều hay tăng tiết mồ hôi có thể là "sản phẩm" của thời kỳ mãn kinh, béo phì, tập thể dục quá sức, lo lắng hoặc căng thẳng. Thậm chí, ăn thực phẩm quá cay cũng gây ra tình trạng này.

 5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh nặng, thậm chí đã mắc bệnh mãn tính - Ảnh 2.

Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, bệnh tiểu đường hoặc tim mạch.

TS Adam Friedman (Trưởng khoa Da liễu, Đại học George Washington) cho biết, nhiệt độ cơ thể bạn cần tăng lên để kiểm soát nhiều hoạt động khác nhau. Bạn có thể căng thẳng, lo lắng hoặc chỉ đang thư giãn và xem TV, mồ hôi chảy ròng ròng đều không phải vấn đề.

Tuy nhiên, chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát thường liên quan đến một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Đó có thể là bệnh tiểu đường, cường giáp, một số bệnh nhiễm trùng, thậm chí ung thư. Đó cũng có thể do bạn sử dụng một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp hoặc thuốc chống trầm cảm.

3. Luôn cảm thấy lạnh

Cảm thấy lạnh đồng nghĩa với việc bạn cần tăng nhiệt độ. Theo Cleveland Clinic, cảm giác ớn lạnh dai dẳng có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giáp, thiếu máu, tuần hoàn máu kém hoặc lượng mỡ trong cơ thể thấp.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh nặng, thậm chí đã mắc bệnh mãn tính - Ảnh 3.

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp của bạn sản xuất quá ít hormone để điều chỉnh quá trình trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. TS Janet Morgan (chuyên gia nội khoa tại Trung tâm Phẫu thuật và Sức khỏe Gia đình Beachwood ở Ohio) cho biết, đây là một phần của quá trình điều nhiệt - quá trình cơ thể bạn điều chỉnh nhiệt độ để duy trì ở mức bình thường. Ví dụ khi bạn ngủ, cơ thể hoạt động chậm lại để bảo tồn năng lượng và sẽ lạnh hơn".

TS Eric Berg (bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống ở Alexandria, Virginia) cho biết, lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết cũng có thể là thủ phạm. Cách khắc phục là không ăn 6 bữa một ngày hoặc ăn đường khi lượng đường trong máu của bạn thấp.

Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng luôn cảm thấy lạnh bao gồm thiếu sắt hoặc thiếu một số vitamin nhất định.

4. Giảm cân ngoài ý muốn

Giảm cân không thể giải thích được thường là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn việc chỉ bỏ ăn 1-2 bữa.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh nặng, thậm chí đã mắc bệnh mãn tính - Ảnh 4.

Theo Cleveland Clinic, đây có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày, bệnh tuyến giáp, Crohn, tim mạch, bệnh Addison, Parkinson, AIDS, các vấn đề về đường tiêu hóa, răng lợi, trầm cảm hoặc lo lắng.

Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tác dụng phụ của thuốc theo toa, bệnh celiac, tiểu đường, nhiễm ký sinh trùng, lạm dụng ma túy, rối loạn ăn uống không được chẩn đoán, sưng tuyến tụy, lạm dụng rượu, khó nuốt hoặc mất trí nhớ.

Để xác định đó là bệnh gì, bạn nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Xuất hiện đốm bất thường trên da

Nốt ruồi hoặc đốm bất thường trên da có thể là dấu hiệu của ung thư da hoặc không. Nếu nốt ruồi hoặc tàn nhang có hình tròn, đối xứng hoặc không thay đổi, có lẽ bạn không sao.

Tuy nhiên, theo Tổ chức Ung thư da, nếu các đốm mới đang phát triển không đối xứng hoặc không có đường viền rõ ràng, chúng có thể là dấu hiệu của khối u ác tính - một loại ung thư da gây chết người.

Ngay cả những nốt ruồi không phải ung thư nhưng không đều, đây là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn. Tổ chức khuyên bạn nên nắm rõ sức khoẻ làn da của mình, theo dõi các nốt ruồi và kiểm tra thường xuyên.

 (theo soha)