Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

7 lầm tưởng về sức khỏe tim mạch

Dịch từ” 7 Myths About Heart Health That Just Aren't True Anymore-Anika Nayak-, March 14, 2023”

 

Heart Health Myths & Obnoxious Vegetarians - Episode 1219 - Vinnie Tortorich

Duy trì những thói quen tốt cho tim mạch có thể khó khăn khi có rất nhiều lời đồn thổi xung quanh. Chẳng hạn như có nên tránh chất béo do cholesterol hay không? Rượu vang đỏ có tốt cho tim hay không?

Với những nghiên cứu gần đây  và các hướng dẫn mới được công bố, việc trả lời những  câu hỏi như trên có thể  thay đổi theo thời gian là điều bình thường.

Dưới đây là những lầm tưởng về sức khỏe tim mạch mà các bác sĩ tim mạch mới cho biết

Lầm tưởng 1: Bạn không nên lo lắng về sức khỏe tim mạch của mình nếu bạn còn trẻ.

Nếu bạn dưới 50 tuổi, bạn có thể nghĩ rằng mình không cần phải lo lắng về sức khỏe tim mạch của mình và khả năng mắc bệnh tim của bạn là thấp. Mặc dù  nguy cơ mắc bệnh tim tăng theo tuổi tác, nhưng nó có thể bắt đầu sớm do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thói quen sinh hoạt.

Bác sĩ tim mạch Elizabeth Klodas-- giám đốc y tế của Step One Foods-- cho biết: “Bảy yếu tố nguy cơ chính có thể thay đổi được đối với bệnh tim bao gồm hút thuốc, lười vận động, cholesterol cao, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, thừa cân và chế độ ăn uống kém.

Khi nói đến việc theo dõi sức khỏe tim mạch của bạn, việc đo lường các yếu tố nguy cơ như cholesterol, huyết áp và lượng đường trong máu cần phải được  đánh giá thể chất (physical evaluation) và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Bác sĩ Klodas nói: “Giả sử 'các con số đo' nói trên của bạn tốt, thì nguyên tắc chung của tôi là mọi người nên làm xét nghiệm này hai lần ở độ tuổi 20, ba lần ở độ tuổi 30, bốn lần ở độ tuổi 40 và sau đó hàng năm sau 50 tuổi.

Như vậy bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn không có phức tạp như chúng ta vẫn tưởng.

Lầm tưởng 2: Bạn chỉ nên tập trung vào việc tăng HDL (cholesterol 'tốt') cho sức khỏe tim mạch.

Cholesterol-- một chất sáp giúp chúng ta xây dựng các tế bào khỏe mạnh-- không hoàn toàn có hại. Có hai loại cholesterol: lipoprotein mật độ cao (HDL) - được gọi là cholesterol "tốt"- vì nó tải cholesterol đến gan để được loại bỏ ra khỏi máu của chúng ta - và lipoprotein mật độ thấp - được gọi là cholesterol "xấu"- vì nó đưa cholesterol trực tiếp đến các động mạch của chúng ta.

Cholesterol kya hai|LDL|HDL|VLDL|Good and bad cholesterol|how to reduce cholesterol|Tips ...

Bác sĩ Joyce Oen-Hsiao-- giám đốc khoa tim mạch lâm sàng tại Yale Medicine—cho biết “Mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì làm cho có nhiều mảng (plaques) lưu thông trong máu và những mảng này có thể lắng đọng trên thành các động mạch tim. Bạn có thể nghĩ rằng việc tăng lượng cholesterol HDL(tốt) có thể bù đắp lượng cholesterol LDL (xấu) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tuy nhiên theo bác sĩ tim mạch Danielle Belardo, có trụ sở tại Newport Beach, California , thì ý tưởng tăng cholesterol HDL để có sức khỏe tim mạch tốt là không chính xác và đã lỗi thời. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng cholesterol HDL không liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nghiêm trọng.

Ở một số người, mức cholesterol HDL cao lại có thể là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Mặc dù điều này vẫn còn đang được các nhà khoa học điều tra thêm , nhưng các nghiên cứu cho đến nay đã gợi ý là điều này có liên hệ với di truyền.

Bác sĩ Belardo nói: “Tuy nhiên, chúng tôi biết điều gì làm giảm nguy cơ tim mạch và đó là  làm giảm cholesterol LDL(xấu)”

Các yếu tố như chế độ ăn nhiều thực vật (plants)và chất xơ(fiber) nhưng ít chất béo bão hòa (saturated fat)có thể đóng vai trò tích cực trong việc giảm mức cholesterol LDL. Bác sĩ Belardo cho biết thêm là  trong một số tình huống nhất định --như các cá nhân mắc bệnh động mạch vành hoặc rối loạn lipid máu di truyền—thì họ có thể cần uốngthuốc  nữa .

Lầm tưởng 3: Tất cả các chất béo đều có hại cho sức khỏe tim mạch.

Mặc dù đúng là việc hấp thụ chất béo chuyển hóa (trans fats) và chất béo bão hòa ( saturated fats)làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng chế độ ăn ít chất béo không cần thiết để có đươc một sức khỏe tim mạch tối ưu. Nghiên cứu cho thấy rằng chất béo lành mạnh - chẳng hạn như chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fats) và không bão hòa đa (polyunsaturated fats)- là chìa khóa cho một chế độ ăn uống cân bằng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thế nào là chất béo không bão hòa? | Vinmec

Theo bác sĩ Belardo thì “Không một loại thực phẩm nào—với một liều lượng duy nhất—có thể gây ra bệnh mãn tính. Nhưng thay thế thực phẩm giàu chất béo bão hòa--như thịt đỏ và bơ—bằng  thực phẩm ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn-- như dầu ô liu và trái bơ (avocado)-- có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,”.

Bạn nên biết rằng một chất béo có nguồn gốc từ thực vật không nhất thiết là có lợi cho tim mạch. Ví dụ như dầu dừa chủ yếu là chất béo bão hòa - nhiều hơn khoảng 50% so với bơ

Bác sĩ Hsiao giải thích: “Các cá nhân nên nhắm đến một chế độ ăn kiêng đạt được mỗi ngày từ 5% đến 6% lượng calo từ chất béo bão hòa và khoảng 13 gam chất béo bão hòa

Lầm tưởng 3: Tất cả các chất béo đều có hại cho sức khỏe tim mạch.

Mặc dù đúng là việc hấp thụ chất béo chuyển hóa (trans fat) và chất béo bão hòa ( saturated fats)làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng chế độ ăn ít chất béo không cần thiết để có đươc một sức khỏe tim mạch tối ưu. Nghiên cứu cho thấy rằng chất béo lành mạnh - chẳng hạn như chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa - là chìa khóa cho một chế độ ăn uống cân bằng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo bác sị Belardo nói “Không một loại thực phẩm nào—với một liều lượng duy nhất—có thể gây ra bệnh mãn tính. Nhưng thay thế thực phẩm giàu chất béo bão hòa--như thịt đỏ và bơ—bằng  thực phẩm ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn-- như dầu ô liu và trái bơ (avocado)-- có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bạn cũng nên biết rằng một chất béo có nguồn gốc từ thực vật không nhất thiết là có lợi cho tim mạch. Ví dụ như dầu dừa chủ yếu là chất béo bão hòa - nhiều hơn khoảng 50% so với bơ (butter)

Bác sĩ Hsiao giải thích: “Các cá nhân nên nhắm đến một chế độ ăn kiêng đạt được mỗi ngày từ 5% đến 6% lượng calo từ chất béo bão hòa và khoảng 13 gam chất béo bão hòa

Lầm tưởng 4: Rượu vang đỏ tốt cho sức khỏe tim mạch.

Rượu vang đỏ nổi tiếng là tốt cho sức khỏe tim mạch, nhưng trước khi bắt đầu kê cho mình một hoặc hai ly bạn nên biết rằng mối liên hệ giữa việc uống rượu và sự cải thiện sức khỏe tim mạch vẫn chưa được rõ ràng.

Truy lùng danh tính loại rượu vang đỏ ngon nhất thế giới

Theo bác sị Hsiao“Chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ niêm mạc mạch máu trong tim. Tuy nhiên, nếu bạn đang không uống rượu thì tôi không khuyên bạn không nên bắt đầu uống  chỉ vì nghĩ rằng uống rượu vang đỏ tốt cho tim mạch. Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới thì trên thực tế  không có lượng cồn nào được phát hiện là có tác dụng bảo vệ tim mạch,

Theo bác sĩ Belardo thì  giảm bớt uống rượu sẽ có khả năng làm giảm nguy cơ tim mạch cho tất cả các cá nhân. Ông ta khuyên “vào những ngày uống rượu bạn nên hạn chế uống hai ly hay ít hơn đối với nam giới hoặc một ly hay ít hơn đối với nữ giới”

Bạn đừng có phụ thuộc vào rượu vang đỏ để cải thiện trái tim của bạn.

Lầm tưởng 5: Uống aspirin hàng ngày tốt cho sức khỏe tim mạch.

Bệnh tim là một cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Hoa kỳ, vì nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người lớn hàng năm. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đưa ra khuyến nghị  về việc phòng ngừa ban đầu (primary prevention) nhằm giảm nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ ở người lớn từ 40 đến 59 tuổi và chưa bao giờ bị mắc bệnh tim.

Reasons to Use Baby Aspirin While TTC - ConceiveEasy

Một khuyến nghị phổ biến là uống hàng ngày “ baby aspirin “liều lương thấp để giảm hoạt động đông máu của tiểu cầu trong máu nhằm ngăn ngừa cơn đau tim. Theo hướng dẫn của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, baby aspirin liều thấp (75-100 miligam mỗi ngày) có thể được xem xét để phòng ngừa ban đầu cho những người trưởng thành ở độ tuổi 40-70 có nguy cơ cao bị bệnh tim và không có nguy cơ chảy máu (bleeding) cao.

Tuy nhiên, dùng aspirin hàng ngày có thể gây hại vì nó khiến người bệnh có nguy cơ cao bị loét và chảy máu dạ dày, ruột và não. Bác sĩ Belardo cho biết: “Nguy cơ chảy máu tăng theo độ tuổi và có thể gây nguy hiểm cho các cá nhân”

Trên thực tế, Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Hoa Kỳ  gần đây đã khuyến nghị các bác sĩ lâm sàng ngừng kê đơn baby aspirin liều thấp hàng ngày cho người lớn trên 60 tuổi vì tác hại tiềm ẩn của chảy máu lớn hơn lợi ích của việc phòng ngừa bệnh tim.. Điều này không áp dụng cho những người đã từng bị lên cơn đau tim, đột quỵ hoặc bệnh xơ vữa động mạch vành. Theo bác sị Belardo bệnh nhân ỡ trong các trường  hợp này cần nói chuyện với bác sĩ của mình về rủi ro và cách điều trị cho bản thân mình 

Biến chứng nguy hiểm của xơ vữa động mạch vành

Lầm tưởng 6: Chỉ tập thể dục dựa trên tim mạch mới tốt cho sức khỏe tim mạch.

Bạn đã bao giờ nghe nói rằng các bài tập tim mạch ( cardio exercise)như chạy bộ hoặc bơi lội khiến tim bạn đập mạnh chưa? Cardio, hay điều hòa tim mạch, là một hình thức tập thể dục nhịp điệu (aerobic execise). Điều này có nghĩa là tim và nhịp thở của bạn sẽ tăng lên khi tham gia hoạt động này

Bác sị Hsiao cho biết, mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục nhịp điệu (aerobic exercise) tốt cho tim mạch có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhưng đó không phải là hoạt động duy nhất mang lại tác dụng bảo vệ tim mạch. Tập luyện sức bền (strength exercise) cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như giảm huyết áp.

Hướng dẫn của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị ,để giảm nguy cơ mắc bệnh tim ,người lớn nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động tích lũy với cường độ vừa phải (accumulated moderate-intensity ) hoặc 75 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất hiếu khí cường độ cao (vigorous-intensity aerobic physical activity ) hay hoạt động tương đương kết hợp giữa cưởng độ vừa phải và mạnh mẽ

Điểm mấu chốt là vào cuối ngày bạn phải làm sao tập thể dục nhất quán với sự kết hợp giữa các hoạt động cường độ cao và vừa phải - cho dù đó là đi bộ hay rèn luyện sức mạnh.

Lầm tưởng 7: Nếu bạn tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, bạn sẽ không bao giờ bị đau tim.

Mặc dù thay đổi lối sống lành mạnh---chẳng hạn như tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc--- là vô cùng quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng có nhiều yếu tố di truyền khác nhau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn. Những yếu tố này ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim và các bệnh liên quan khác.

Hơn nữa nguy cơ mắc bệnh tim của bạn có thể tăng cao hơn nữa khi di truyền kết hợp với lựa chọn lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá và ăn uống không lành mạnh.

Bác sĩ Belardo cho biết “Phòng ngừa là biện pháp can thiệp tốt nhất cho bệnh tim mạch. Bạn cần tìm hiểu về tiền sử bênh  lý gia đình của bạn và theo dõi các con số đo huyết áp, lượng cholesterol của bạn và thảo luận với bác sĩ của bạn về về các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng khác như bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính khác,”

NBNtintuccaonien