Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Ăn khoai lang cần chú ý một số điều kẻo rước bệnh vào người.

Khoai lang là loại củ phổ biến được nhiều người lựa chọn vì giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn khoai lang bạn cần chú ý một số điều kẻo rước bệnh vào người.

 Khong nen an khoai lang kieu nay keo ruoc them benh vao nguoi

1. Ăn khoai lang vào buổi tối

Ăn khoai lang vào buổi tối gây ra hội chứng trào ngược axit, nhất là những người bụng yếu hoặc người già tiêu hóa kém. Điều này cũng sẽ dẫn đến đầy bụng, cộng với sự trao đổi chất luôn thấp vào ban đêm nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Thời điểm tốt nhất nên ăn khoai lang vào bữa sáng với sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm một ít hạt và rau củ sẽ là bữa sáng đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

2. Ăn khoai lang khi đói

Khoai lang có chất bột đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi chướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai lang phải được nấu chín, luộc, nướng kỹ hoặc cho một ít rượu vào nấu để diệt men. Nếu đầy bụng bạn có thể dùng nước gừng để chữa. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn không nên ăn khoai lang khi bụng đói.

3. Ăn khoai sống

Một số người có sở thích ăn khoai lang khi còn tươi sống, tuy nhiên thói quen này không có lợi và mang lại rủi roc ho sức khỏe. Vì nếu không bị nhiệt phá hủy trong quá trình nấu chín, màng tế bào chứa nhiều tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể.

Đồng thời khi luộc khoai các enzym trong khoai sẽ bị phân hủy nên sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,…

4. Ăn quá nhiều khoai lang

Đầu tiên, dù thèm khoai lang đến đâu, bạn cũng chỉ được phép ăn khoai lang ở mức độ cho phép. Điều này là bởi vì khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh ra lượng lớn carbon dioxide (CO2), ăn quá nhiều sẽ gây đầy hơi, ợ hơi.

Vì vậy, tốt nhất không nên ăn quá nhiều khoai lang, đặc biệt là khi đói, khi đó dạ dày sẽ dễ kích thích tiết axit dạ dày dẫn đến khó chịu ở bụng.

Khong nen an khoai lang kieu nay keo ruoc them benh vao nguoi

Không nên ăn quá nhiều khoai lang, đặc biệt là khi đói, khi đó dạ dày sẽ dễ kích thích tiết axit dạ dày dẫn đến khó chịu ở bụng.


5. Ăn củ khoai có đốm đen

Khoai lang bảo quản không tốt sẽ dễ bị thâm, xuất hiện đốm đen, nhiều người không vứt đi mà cắt bỏ phần hỏng, đốm đen đem luộc lên ăn tiếp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những đốm này có nghĩa là củ khoai lang đã bị nhiễm chất ô nhiễm, gây độc cho gan.

Độc tố này sẽ không bị tiêu diệt dù bạn luộc khoai trong nước sôi hay nướng khoai trên lửa than hồng. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt đi, đừng tiếc mà bóc vỏ và ăn tiếp kẻo gây hại cho cơ thể.

6. Ăn  khoai lang với các thực phẫm dưới đây

Kẹo

Bản thân khoai lang đã ngọt. Nếu bạn bổ sung đồ ngọt để ăn vào thời điểm này, khả năng trào ngược sẽ tăng gấp đôi, vì vậy cố gắng không ăn khoai lang với đồ ngọt.

Quả hồng

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng nhau, ít nhất phải cách nhau 5 tiếng. Nếu ăn cùng nhau, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn, đồng thời phản ứng với tanin và pectin trong quả hồng sẽ tạo kết tủa. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây xuất huyết, chảy máu dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng.

Bí ngô

Khoai lang và bí ngô đều là những thực phẩm gây ứ trệ, có thể gây đầy bụng nếu ăn chưa chín. Nếu cả hai ăn cùng nhau sẽ dẫn đến đầy hơi, đau bụng, ra nước chua.

Chuối

Khoai lang và chuối không thể ăn cùng nhau. Sau khi ăn khoai lang và chuối rất dễ bị đầy bụng, đồng thời kèm theo đó là tình trạng trào ngược axit. Ăn quá no sẽ khiến thức ăn đọng lại trong dạ dày lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn dạ dày và gây ngộ độc mãn tính.

suckhoegiadinh