Bệnh gan là một căn bệnh nguy hiểm, có thể là do di truyền hoặc do các yếu tố gây tổn hại gan như nhiễm virus, uống rượu bia, mắc bệnh béo phì gây nên.
Bệnh gan có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng sự tiến triển của bệnh gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (Viêm – nhiễm), giai đoạn 2 (gan xuất hiện sẹo), giai đoạn 3 (suy gan) đây là giai đoạn cuối gan đã hết khả năng thực hiện chức năng vốn có dẫn đến ung thư gan đe dọa tính mạng người bệnh. Có rất nhiều loại bệnh liên quan đến gan như: suy gan, ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ … Nhưng điển hình nhất đó chính là căn bệnh viêm gan B, một căn bệnh mà hầu như chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh của Việt Nam, có khả năng lây lan và dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Bệnh viêm gan B là gì?
Bệnh viêm gan B là bệnh lý điển hình về gan mà chúng ta dễ mắc phải. Từ việc sử dụng rượu bia liên tục, ăn uống không điều độ, không luyện tập thể dục thể thao.
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Nó có thể tồn tại trong máu và các chất dịch khác của người bệnh từ đó dẫn đến viêm gan B mãn tính. Bệnh viêm gan B vẫn là mối nguy đe dọa lớn đối với toàn cầu. Thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy trên thế giới có hơn 400 triệu người mắc phải bệnh viêm gan B và ở Việt Nam số lượng người mắc phải virus viêm gan B có đến hơn 20% tổng số dân.
Từ căn bệnh viêm gan virus B sẽ dẫn đến các tình trạng và triệu chứng nặng hơn như xơ gan, suy gan, ung thư gan … Virus B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ở một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn không thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Dấu hiệu bệnh gan:
Bệnh viêm gan B không có triệu chứng rõ ràng cụ thể, rất khó nhận biết có nhiều người đã bị nhưng không hề hay biết. Tuy không có triệu chứng, nhưng virus B này phát triển mạnh mẽ và gây tổn hại nặng đến gan làm cho cơ thể của bạn sẽ cảm thấy khác hẳn, nếu có các triệu chứng bất thường sau thì nên đi khám xét nghiệm bệnh viêm gan B:
Đau nhức xương khớp.
Nước tiểu có màu vàng sẫm.
Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
Thường xuyên buồn nôn, đau bụng, ói mửa.
Vàng da, vàng mắt.
Phân màu xanh xám, sẫm màu.
Có hiện tượng xuất huyết dưới da.
Hay bị rối loạn tiêu hóa.
Đau hạ sườn phải, sưng bụng, chướng bụng.
Các triệu chứng viêm gan B giai đoạn cuối
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B có cơ chế lây nhiễm giống virus HIV. Tuy nhiên, virus B được cảnh cáo là còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với virus HIV.
Virus B có thể sống bên ngoài tự nhiên 1 tháng, còn virus HIV sống bên ngoài không lâu thì sẽ bị tiêu diệt ngay và không thể lây nhiễm trong môi trường tự nhiên. Giống với HIV, virus viêm gan B lây qua đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con. Khả năng lây lan của virus B là rất mạnh và nhanh, cao gấp 100 lần so với sự lây lan của virus HIV.
Lây qua đường máu
Việc sử dụng bàn cạo, bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người bị viêm gan B sẽ khiến bạn dễ dàng bị lây bệnh. Ngoài ra virus B lây qua đường hiến máu, truyền máu, xăm hình, kim tiêm … nếu không khử trùng đúng cách.
Lây đường quan hệ tình dục
Bác sĩ khuyến cáo khi quan hệ tình dục phải có những biện pháp an toàn như việc sử dụng bao cao su nếu không sẽ nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nó có thể lây qua các hành vi tình dục khác giới hoặc đồng giới.
Lây từ mẹ sang con
Khi phụ nữ đang có thai mà mắc phải bệnh viêm gan B thì sinh ra em bé cũng có khả năng mắc bệnh theo. Tùy theo từng giai đoạn và thời gian mắc bệnh của mẹ sẽ có tỷ lệ lây truyền khác nhau.
Cụ thể: nếu mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai 3 tháng đầu tỉ lệ lây truyền là 1%, nếu nhiễm 3 tháng giữa thai kỳ thì tỷ lệ mắc bệnh khi thai nhi sinh ra là 10%, trường hợp người mẹ nhiễm virus B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì khả năng thai nhi bị bệnh truyền nhiễm lên đến 70%. Nếu sau khi sinh mà vẫn không có biện pháp nào hợp lý để bảo vệ và ngăn ngừa thì khả năng nhiễm sẽ lên đến 90% .
Phương pháp điều trị viêm gan B
Giai đoạn cấp tính: bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong khoảng thời gian này, tránh tiếp xúc thân mật với người khác, ăn uống điều độ chế độ dinh dưỡng cân bằng cung cấp đủ lượng calo, nước và chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nên tiêm huyết thanh kháng virus cho những người hay tiếp xúc và có quan hệ mật thiết với người bệnh.
Giai đoạn mãn tính: mục đích chính là để ngăn ngừa các bệnh ung thư gan, sơ gan và ngăn chặn khả năng lây lan cho người khác.
Ngoài các phương pháp y học hiện đại thì chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc đông y để điều trị các bệnh lý về gan rất hiệu quả:
Tìm hiểu về cây an xoa vị thuốc quý trị bệnh gan
Cây an xoa được ví như thần dược trong việc điều trị bệnh gan. Điều trị các bệnh viêm gan B, sơ gan, men gan cao vô cùng hiệu quả và được đại đa số người sử dụng áp dụng để điều trị thay bằng thuốc tây.
Bài thuốc: chuẩn bị 50 gram cây an xoa, 50 gram cây xạ đen, 50 gram cà gai leo, bán chi liên 50 gtam, diệp hạ châu 50 gram, bạch hoa xà 50 gram. Đem tất cả sắc với 1 lít nước đến khi còn 300 mL nước thì dùng 3 lần mỗi ngày, sử dụng 4 đến 6 tháng liên tục sẽ thấy tình hình bệnh thuyên giảm và chuyển biến tốt.
Cà gai leo
Cà gai leo thường được sử dụng để giải rượu, tiêu độc, mát gan và bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Hỗ trợ điều trị bệnh gan vô cùng hiệu quả đặc biệt là viêm gan virus B.
Bài thuốc: sử dụng 30 gram cà gai leo sắc với 1 lít nước đến khi còn 1/3 lượng nước thì tắt bếp, chia ra uống 3 lần trong ngày, sử dụng sau một thời gian xét nghiệm lại sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B
Để phòng tránh và hạn chế sự tiến triển của mầm bệnh thì nên luôn sinh hoạt tình dục vợ chồng an toàn. Không dùng chung bàn cạo, bàn chải, dao cạo râu hoặc dụng cụ đã tiếp xúc máu với dịch tiết của người khác.
Trẻ em có mẹ mắc bệnh viêm gan B, khi sinh đều được tiêm chủng phòng ngừa ngay, điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B. Hãy đến xét nghiệm và gặp ngay bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng và vấn đề liên quan đến bệnh để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Bệnh viêm gan B có thể tiến triển nặng hơn thành xơ gan và ung thư gan nếu để bệnh trong thời gian quá dài và không chữa trị sớm.
Biên tập: Lan Hương/vandieuhay