Nghệ là một loài cây trồng ở vùng nhiệt đới rất gần gủi với con người, có thể dùng để chế biến các món ăn và chế tạo các loại thuốc chữa trị các loại bệnh hiểm nghèo.
Ngoài Nam Á, nghệ đôi khi được sử dụng làm chất tạo màu vàng rực như bánh. Nó được sử dụng trong đồ uống đóng hộp và các sản phẩm nướng, các sản phẩm sữa, kem, sữa chua (yogurt), bánh ngọt màu vàng, nước cam, bánh quy, màu của bắp rang, kẹo, bánh kem, ngũ cốc … Nghệ còn là một thành phần quan trọng trong hầu hết các loại bột curry thương mại.
Sau khi có hỗn hợp sữa chua, mật ong và nghệ, thực hiện đúng những bước sau đây.
Vài nét về cây nghệ
Nghệ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đớiTamil Nadu, một bang tại phía nam Ấn Độ, giáp với các bang Puducherry, Kerala, Karnataka … Loại cây này sinh trưởng trong thời tiết từ 20 đến 30 độ C với một lượng mưa đáng kể để phát triển. Ngoài Ấn Độ, nghệ còn có thể trồng khắp nơi tại Việt Nam và một số nước vùng nhiệt đới ở Châu Á như Indonesia, Cam Bốt, Lào, Trung Quốc …
Tên khoa học của nghệ là Curcuma L (Curcuma mestica Loir). Loại cây này thuộc họ gừng Zingiberaceae. Thân rễ cây nghệ gọi là “khương hoàng” (rhizoma curcumae longae), rễ củ nghệ gọi là “uất kim” (radix curcuma longae).
Thân cây nghệ cao từ 0,60m đến 1m. Rễ cây gọi là củ nghệ hình trụ hoặc hơi dẹt. Bẻ hoặc cắt ngang củ nghệ ta thấy hình màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon thon ở 2 đầu. Hai mặt đều nhẵn dài khoảng 45cm, rộng khoảng 18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa …
Một loại nghệ khác có tên gọi là “nghệ tây” (Crocus sativus) vì nó cũng có màu vàng và những đặc tính của một gia vị. Nhưng nghệ tây là một loại gia vị đắt nhất thế giới, chiết xuất từ nhụy của hoa nghệ tây, được phơi khô và sơ chế.
Một loại nghệ khác có tên gọi là “nghệ tây” (Crocus sativus) vì nó cũng có màu vàng và những đặc tính của một gia vị. Nhưng nghệ tây là một loại gia vị đắt nhất thế giới, chiết xuất từ nhụy của hoa nghệ tây, được phơi khô và sơ chế.
Cây nghệ thu hoạch hàng năm để lấy củ, một phần trong số củ đó nhân giống vào mùa sau. Thu hoạch rồi mà không sử dụng ngay, thì người ta thường luộc củ nghệ trong khoảng từ 30 đến 45 phút, đem sấy khô trong lò nóng, sau đó nghiền ra thành một loại bột có màu vàng cam sẫm thường được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Tamil như curry hay mustard, dùng để chế biến hương vị trong các món ăn, dùng làm thuốc để chữa trị nhiều thứ bệnh hiểm nghèo … Tóm lại, nghệ có quan hệ mật thiết với con người.
Chế biến thực phẩm
Nghệ sấy khô nghiền thành bột mịn màu vàng tươi. Thường được sử dụng trong nhiều món ăn của Ấn Độ. Trong thương mại, nghệ được chế biến thành, curry, mustardvàng, các loại soup đóng hộp. Nhiều loại thức ăn chế biến sẵn khác cũng đều dùng bột nghệ làm gia vị.
Ở miền tây Ấn Độ, lá cây nghệ được sử dụng để làm một món ăn ngọt đặc biệt là patoleo (xếp bột gạo cùng hỗn hợp dừa và lá thốt nốt (borassus flabellifer) sau đó gói lại rồi hấp trong một nồi hấp đặc biệt bằng đồng.
bột nghệ - ảnh trên NET |
Hầu hết các loại nghệ đều được sử dụng ở dạng bột hay cũ, ở một số vùng (đặc biệt là ở Maharashtra, Goa, Konkan và Kanara), lá nghệ được sử dụng để bọc và nấu thức ăn. Cách sử dụng lá nghệ như thế này thường là ở những nơi trồng nghệ, vì lá được sử dụng ngay khi vừa thu hoạch. Lá nghệ tạo một hương vị đặc biệt.
Chúng ta cũng có thể chế biến nghệ thành các thức uống. Ép nghệ tươi vào nước đun sôi từ 8 đến 10 phút cô đặc thành dung dịch sền sệt (tương nghệ). Dùng nghệ chế biến thành món sữa vàng (Golden Milk), hoặc trộn nước ép nghệ tươi với một chút bơ hoặc dầu ô liu (olive oil) khoảng 20-30 giây. Cách chế biến này sẽ làm hết vị đắng của nghệ. Nước nghệ cần được nấu chín. Cũng có thể sử dụng nghệ ở dạng viên nang có bán sẵn. Thông thường, nghệ ở dạng viên nang có nồng độ hoạt chất curcumin cao hơn so với củ nghệ ở dạng tự nhiên.
Dù nghệ được sử dụng rộng rãi, nhưng ít người biết đến công dụng tuyệt vời của nó.
Nghệ ở các vùng khác nhau
Ở Việt Nam, bột nghệ được sử dụng để tạo màu sắc, tăng thêm hương vị của các món ăn nhất định. Khi làm bánh xèo, bánh khọt và mì quảng, thường cho thêm bột nghệ để tạo màu sắc cho các món ăn trên. Bột nghệ cũng được sử dụng trong nhiều món xào và các món canh ở Việt Nam.
Tại Thái Lan, củ nghệ tươi được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn, đặc biệt là trong các món ăn ở miền nam Thái Lan, như curry, soup nghệ.
Người Padang ở Sumatra, Indonesia dùng lá nghệ chế biến thành curry, rendang (thịt ướp gia vị thơm), satay (thịt nướng xâu)và nhiều món khác.
Người Nepal trồng nghệ và sử dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh và chế biến ra các món ăn vì màu sắc cũng như giá trị tiềm năng của nó trong y học cổ truyền.
Mặc dù thường được sử dụng ở dạng bột khô, nghệ cũng được sử dụng ở dạng tươi, như gừng. Nghệ có rất nhiều ứng dụng trong một số thức ăn ở Viễn Đông, như dưa muối (làm bằngcủ nghệ mềm).
Nghệ cũng được sử dụng rộng rãi làm gia vị trong ẩm thực Trung Đông. Khi xào nấu người Ba Tư (Persians people) dùng nghệ như hành tỏi. Các món ăn chiên ở Iran đều có dầu, hành, tỏi và nghệ.
Thời trung cổ ở Châu Âu, nghệ được gọi là saffron Ấn Độ. Lý do vì người Châu Âu thời đó dùng nghệ thay thế cho saffron, loại gia vị tốn kém hơn rất nhiều. Saffron, loại gia vị lấy từ nhuỵ hoa cây nghệ tây(Crocus sativus).
Ở Nam Phi, nghệ được sử dụng để tạo màu vàng cho cơm.
Nghệ trong y học
Cách đây khoảng 4000 năm, củ nghệ đã được sử dụng để điều trị một loạt các chứng bệnh. Nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp chống nhiễm trùng và một số bệnh ung thư, giảm viêm gan, điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh ngoài da và chữa các vết thương. Nghệ còn được biết là haldi, một thành phần chính trong y học Siddha (The Siddha Ancient Indian Medicine) đã được sử dụng ở Nam Ấn Độ qua hàng ngàn năm. .
Củ nghệ chứa chất curcumin có thể chữa lành những tổn thương trong gan, dạ dày đồng thời thúc đẩy màng nhầy và da phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ các khớp xương bị thoái hóa hay bị viêm khớp, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm cholesterol, đào thải chất độc, làm khô và giúp vết thương mau lành. Curcumin còn có thể chữa được các chứng bệnh: Ung thư, alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác …
Tóm lại, nghệ là loại thần dược thiên nhiên ban tặng cho con người, nghệ có thể chữa trị được nhiều chứng bệnh. Mỗi loại nghệ khác nhau, sẽ có những tác dụng chữa bệnh khác nhau.
Tác dụng dược lý:
Uống nước nghệ có tác dụng đối với cơ năng giải độc trong gan. Theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin ta có thể thấy tăng cơ năng giải độc của gan..
Một trong những cách giúp gan loại bỏ độc tố chính là việc tạo ra mật. Lượng mật càng được sản sinh ra nhiều càng có lợi cho quá trình giải độc gan. Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu, nghệ không những giúp làm tăng lượng mật mà còn làm cho chất lượng nước mật được tiết ra tốt hơn.
– Cho nước nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượng nước mật trong tá tràng tăng cao nhưng lượng bilirubin không tăng. Khi lượng nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên. Nếu đang cho nước nghệ vào tá tràng làm lượng nước mật tăng lên, rồi không cho nước nghệ vào nữa mà cho dung dịch magie sulfat (MgSO4) đặc vào, lượng nước mật vẫn tăng lên và sánh đặc.
– Dùng nghệ trong những bệnh về gan và đường mật sẽ chóng hết đau. Đối với sỏi mật cấp tính hiệu quả chậm hơn, tác dụng từ từ.
– Đối với lượng urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngày sẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống.
– Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có nghệ 10 ngày, kiểm nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì thấy lượng galactoza giảm xuống.
Nghệ có thể chữa được các bệnh:
Đau họng (đặc biệt với trường hợp cổ họng có đờm):
Thoái hóa khớp:
Bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hóa:
Giảm bớt căng thẳng:
Lấy ½ thìa cà phê tương nghệ uống với một ly nước. Làm như vậy ngày vài lần hoặc mỗi giờ làm lại một lần nếu muốn.
Thoái hóa khớp:
Uống ít nhất mỗi ngày 1 cốc sữa vàng (Golden Milk). Uống liên tục trong 40 ngày hiệu quả sẽ tốt hơn.
Uống ít nhất mỗi ngày một ly sữa chua vàng (Golden Yogurt), có tác dụng tốt đối với sự phát triển của nấm candida ở ruột, loại sữa chua này còn tạo ra các loại vi khuẩn giúp cho hệ vệ sinh đường ruột khỏe mạnh bởi vì trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin chống nấm tự nhiên, hạn chế sự phát triển quá mức của nấm men.
Muốn giảm bớt căng thẳng, hãy dùng hỗn hợp sữa chua, chuối cùng một thìa tương nghệ. Hỗn hợp này giúp con người vượt qua căng thẳng một cách dễ dàng. Còn có thể ăn kèm nghệ với rất nhiều thức ăn khác. Có thể dùng một thìa tương nghệ vào các món ăn nấu bằng ngũ cốc, nước sinh tố dành cho bữa sáng. Thậm chí, có thể phết tương nghệ cùng với một chút mật ong lên bánh mì. Cũng có thể trộn lẫn tương nghệ vào các món ăn như cơm, đậu hũ hay trộn thêm vào các đĩa rau. Ngoài ra, nghệ có tác dụng rất tốt đối với các vùng da bị bệnh và các vết thương bên ngoài. Hãy giữ một lọ tương nghệ trong tủ lạnh dùng trong một vài tuần.
Chữa các vết thương:
Mặt nạ tinh bột nghệ sữa chua và mật ong.
Trong hộp dụng cụ cứu thương cần có bột nghệ. Nghệ giúp cầm máu rất nhanh, hơn nữa nó lại có thể kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi bị các vết đâm hay đứt tay chân… đổ bột nghệ vào chỗ vết thương, sau đó dùng gạc băng lại và ép nhẹ vào chỗ bị thương để cầm máu. Tất nhiên trong những trường hợp nghiêm trọng cần phải cấp cứu đến bệnh viện..
Mặt nạ tinh bột nghệ sữa chua và mật ong.
Đối với phụ nữ, nghệ còn có thể làm cho nước da trẻ đẹp bằng hai cách là đắp mặt nạ hoặc uống. Với cách uống thì bột nghệ thường được uống vào lúc sáng khi thức dậy, chỉ cần hòa 2 thìa với một chút nước, hoặc sữa là được. Dùng cách đắp mặt nạ bột nghệ vàng có thể kết hợp với nhiều thứ như: Mật ong, sữa chua không đường, trứng gà, rượu, bột yến mạch … Với mỗi hỗn hợp sẽ có hiệu quả riêng cho làn da của người dùng. Chăm sóc da mặt bằng mặt nạ tinh bột nghệ làn da sẽ đẹp hơn, trắng mịn hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều chị em lo ngại đắp mặt nạ với nghệ có thể làm vàng da. Bởi vậy, tốt nhất là nên dùng mặt nạ tinh bột nghệ sữa chua và mật ong.
Chăm sóc da mặt bằng mặt nạ tinh bột nghệ hay tương nghệ làn da sẽ đẹp hơn, trắng mịn hơn. Sau đây là cách làm mặt nạ từ tinh bột nghệ cùng sữa chua và mật ong:
Cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau: 1 hộp sữa chua không đường cho vào ngăn mát tủ lạnh, 2 thìa nhỏ mật ong và 2 thìa nhỏ tương nghệ. Khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, trộn đều sữa chua, mật ong và bột hoặc tương nghệ trong một chiếc bát sạch. Sau đó khuấy đều chúng lên để thành một hỗn hợp mịn. Cần lưu ý là chỉ có thể dùng hỗn hợp này trong một tuần. Hết một tuần phải làm một hỗn hợp khác.
Bước 1: Rửa sạch mặt với nước ấm, sau đó nhẹ nhàng massage lên mặt.
Bước 2: Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp nghệ, sữa chua, mật ong lên da khoảng 30 phút.
Bước 3: Rửa sạch hỗn hợp trên bằng nước lạnh. Cũng có thể xoa cùng kem dưỡng da. Nên thực hiện đắp mặt nạ vào buổi tối trước khi ngủ, như vậy da mặt sẽ được tái tạo trong giấc ngủ.
Sau khi thực hiện những bước trên, da mặt sẽ mềm mại và trắng hồng.
Đắp mặt nạ hỗn hợp sữa chua, mật ong và tinh bột nghệ sẽ không bị vàng da như bột nghệ hay nghệ tươi bình thường. Loại mặt nạ này không có hại cũng không dị ứng. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên đắp khoảng 2 đến 3 lần.
Nếu đắp bột nghệ bị vàng da, muốn loại bỏ màu nghệ chỉ cần lấy khăn ướt chùi hơi nặng tay xuống làn da mặt. Tuy nhiên chú ý chỉ chà theo đường đi ra phía ngoài một lần, không chà hai ba lần vì nghệ từ khăn ướt có thể thấm và lan ra các vùng da khác. Với cách lau này thì da mặt sẽ sạch hoàn toàn, đắp mặt nạ nghệ không bị vàng nữa …
Mặc dù nhiều thí nghiệm cho thấy nghệ là một loại dược thảo có thể chữa trị được nhiều bệnh, dùng để làm đẹp cho phụ nữ, nhưng một số ý kiến cho rằng, nghệ cũng có những tác dụng ngược lại … Bởi vậy, trước khi sử dụng nên xin ý kiến của các vị thầy thuốc Tây và Đông y hoặc các nhà chuyên môn.
Bảo An sưu tầm/quinhon11