Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy mạch máu của bạn có thể đang bị tắc nghẽn và bác sĩ cảnh báo bạn nên đi khám sớm nhất có thể nếu thấy những dấu hiệu này.
Như chúng ta đã biết, mạch máu một trong những bộ phận trọng yếu nắm giữ sinh mệnh của con người. Mạch máu khỏe mạnh, thông thoáng sẽ giúp cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể kịp thời để duy trì các hoạt động thường ngày. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng sự thông thoáng của mạch máu có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Trong những năm gần đây, những căn bệnh về mạch máu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều người. Tắc động mạch đang trở thành “quả bom hẹn giờ” đối với nhiều người, trường hợp nặng còn có thể gây tử vong.
Thói quen làm tăng nguy cơ tắc động mạch
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người có các thói quen xấu làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Các thói quen đó là:
1. Chế độ ăn uống nhiều muối, đường và dầu mỡ
Rất nhiều người có thói quen ăn nhiều muối, nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Điều này làm tăng lượng cholesterol trong máu. Lượng cholesterol trong máu cao có thể làm tổn thương mạch máu, gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
2. Hút thuốc
Hút thuốc lá là một trong những "thủ phạm" hàng đầu gây hại cho mạch máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn hút hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng lên khoảng 3 lần. Ngoài ra, hút thuốc lá còn có thể làm cho chứng tắc nghẽn động mạch trở nên trầm trọng hơn, bởi nó làm gia tăng tình trạng xơ vữa ở các động mạch của tim, chân và động mạch chủ.
3. Lười tập thể dục
Lười tập thể dục cũng là một trong những thói quen xấu làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Thói quen này rất thường gặp trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt ở dân văn phòng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp cho hệ thống tim và mạch máu được tập luyện, có thể đảo ngược quá trình tắc nghẽn động mạch, làm cho tim khỏe hơn và giúp giảm huyết áp. Vì thế, bạn nên tập thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30 phút để phòng ngừa tắc nghẽn động mạch.
Dấu hiệu mạch máu bị tắc nghẽn
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:
- Tắc nghẽn mạch máu khiến tốc độ lưu thông máu chậm, gây đau nhức và sưng tấy ở tay chân.
- Tắc nghẽn mạch máu gây cản trở cho chức năng của hệ thần kinh, khiến cho người bệnh nói không rõ ràng.
- Khi xuất hiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu, lượng máu cung cấp cho não không đủ, sẽ dẫn đến triệu chứng đau đầu chóng mặt, giảm thị lực.
- Mạch máu tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng tứ chi không có sức lực và xuất hiện hiện tượng tê bì chân tay, chân tay lạnh ngắt.
- Khi xuất hiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tùy theo lượng máu lưu thông đến động mạch phổi mà có thể gây ra thuyên tắc phổi, kèm theo đó là triệu chứng hô hấp khó khăn, hoặc triệu chứng đau tức ngực.
Nhóm thực phẩm “cứu nguy” cho mạch máu
Một số loại thực phẩm có tác dụng tốt cho mạch máu vì có thể làm tan huyết khối. Các thực phẩm đó là:
1. Nho khô
Nho khô chứa hàm lượng sắt và canxi phong phú, có tác dụng bổ máu. Nho khô là loại thực phẩm ít natri và chứa nguồn kali tốt, vì vậy nó sẽ có tác dụng giúp các mạch máu thư giãn. Ngoài ra trong nho khô còn chứa một số hợp chất chống oxy hoá, giúp làm chậm quá trình lão hoá.
Kiên trì sử dụng một lượng nho khô vừa đủ còn giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, đẩy nhanh tốc độ bài tiết các chất độc hại trong mạch máu.
2. Hạt óc chó
Hạt óc chó có tác dụng rất tốt với mạch máu và hệ tuần hoàn, giúp giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng tế bào nội mô. Ngoài ra, trong hạt óc chó có chứa axit béo omega 3, có hiệu quả ngăn ngừa các cục máu đông, giảm nguy cơ gây đau tim.
Tuy nhiên, mọi người không nên ăn quá nhiều hạt óc chó bởi vì trong hạt óc chó chứa lượng axit béo cao, có thể làm tăng mỡ máu. Do đó, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1-2 hạt óc chó là đủ.
3. Táo
Trong táo chứa hàm lượng vitamin phong phú và rất nhiều nguyên tố vi lượng. Pectin trong táo giúp làm giảm cholesterol, làm sạch mạch máu.
Ngoài ra, các chất như quercetin, kali và magie trong táo sẽ giúp hạ mức cholesterol và giữ cholesterol trong tầm kiểm soát, từ đó làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
4. Yến mạch
Yến mạch chứa nguồn năng lượng dồi dào, phong phú, có tác dụng giảm béo. Ngoài ra, yến mạch còn có tính chống viêm, giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, cải thiện hệ tuần hoàn một cách tích cực, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
5. Cần tây
Cần tây chứa một lượng vitamin K phong phú, có tác dụng chống đông máu. Ngoài ra, cần tây còn có giúp ổn định huyết áp.
Cần tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp làm sạch mạch máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất độc hại ra khỏi mạch máu, từ đó giúp giảm nguy cơ gây ra xơ cứng mạch máu.
Ngoài nhóm thực phẩm trên, thường ngày mọi người cũng nên lưu ý những điểm sau để bảo vệ sức khoẻ của mạch máu.
Các biên pháp phòng ngừa khác
Ăn ít muối và dầu mỡ
Đồ ăn dầu mỡ và nhiều muối có thể gây tăng lipid máu, cao huyết áp và các bệnh khác, thậm chí gây hại cho sức khỏe của mạch máu. Do đó, chúng ta nên hạn chế các loại thực phẩm này trong chế độ ăn của mình và thay vào đó nên ăn nhiều thức ăn có lợi cho mạch máu.
Đảm bảo có thói quen sinh hoạt điều độ, lành mạnh
Đảm bảo thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học; tránh thức khuya; giữ tâm trạng vui vẻ sẽ giúp phòng ngừa được nguy cơ tắc động mạch, nhồi máu não.
Kiểm soát bệnh lý nền, khám sức khỏe định kỳ
Những người có các bệnh lý nền như cao huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường,... cần quan tâm và điều trị bệnh tích cực; khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát được tình trạng bệnh của mình.
Kết luận
Để phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu, mọi người cần có một lối sống khoa học, một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, chúng ta nên loại bỏ các thói quen không lành mạnh để mạch máu bài tiết các độc tố ra bên ngoài tốt hơn.