Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Tìm hiểu về thuốc giảm đau

See the source image

 Khi bị các cơn đau hành hạ, nhiều người không chịu đựng được và nhớ tới sự trợ giúp bằng cách uống thuốc giảm đau. Vậy loại thuốc này có thực sự mang lại hiệu quả và lợi ích giống như mong muốn hay không? Hãy cùngchúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây

1. Thông tin cần biết về thuốc giảm đau

Để có thể giúp ích cho bản thân thêm các kiến thức về thuốc giảm đau hãy tìm hiểu kĩ hơn về nó.

Thuốc giảm đau là gì?

Thuốc giảm đau là một loại dược phẩm được sử dụng với mục đích giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau do bệnh mang lại.


 Thuốc giảm đau giúp hỗ trợ trong các cơn đau

Cơn đau có thể khiến người bệnh có cảm giác khó chịu đồng thời khi đau cũng có khả năng các mô tế bào đang bị tổn thương. Để thoát khỏi tình trạng đó thuốc giảm cơn đau thường được đưa vào sử dụng. Thuốc này mang lại hiệu quả rõ rệt cho người dùng, nó có thể không hoàn chấm dứt cơn đau nhưng lại giúp bạn vơi bớt phần nào và cảm thấy thoải mái.

Những bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh giảm đau

Thuốc giảm đau có hiệu quả nhưng không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng nên sử dụng chúng. Khi bạn gặp phải các bệnh sau đây có thể sử dụng thuốc:

Nhức đầu, cảm lạnh, cảm cúm.

Đau cơ, đau khớp, đau lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc do chứng hẹp ống sống.

Chấn thương vật lí, phẫu thuật hoặc sinh đẻ.

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng với những bệnh khác nhau. Điều quan trọng là phải biết lựa chọn thuốc cho phù hợp.

2. Những loại thuốc làm giảm đau thường gặp

Mỗi loại thuốc giảm đau sẽ có những cơ chế hoạt động khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý. Việc tìm hiểu kỹ về thuốc này sẽ giúp bạn sử dụng thuốc một cách tốt và an toàn hơn. 


                                              Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng cách và đúng liều lượng

Thuốc giảm đau thông thường được chia thành 2 nhóm:

Thuốc làm giảm đau không kê theo đơn

Loại thuốc này được sử dụng khá rộng rãi với việc điều trị các bệnh đau nhẹ và đau vừa như đau đầu, sốt, cảm cúm, đau nhức răng, đau bụng kinh,… Thuốc giảm đau không kê theo đơn không có chất dẫn thuốc phiện, không gây ngủ.

Trong thuốc giảm đau không kê đơn lại được chia thành 2 loại:

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như meloxicam, piroxicam, aspirin, diclofenac, indomethacin,… Đây là nhóm thuốc được dùng để điều trị hạ sốt, nhức đầu đồng thời còn thể điều trị cảm lạnh và cả viêm xoang.

Thuốc giảm đau paracetamol: Đây là loại thuốc phổ biến nhất và là thuốc giảm đau cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ cho tới trung bình, đặc biệt là hạ sốt. Tuy nhiên, nhiều người lạm dụng thứ thuốc này quá nhiều gây ra một số triệu chứng không mong muốn.

Thuốc kháng sinh giảm đau kê đơn


Thuốc kháng sinh giảm đau theo cơn hoạt động bằng cách tác động lên não, tuỷ sống và cả ống tiêu hoá từ đó có thể thay đổi các cơn đau giúp người bệnh bớt đau hơn. Thuốc này bao gồm các loại như sau:

Morphine: Sử dụng trước và sau khi thực hiện phẫu thuật.

Oxycodone: Dùng trong các trường hợp đau vừa đến nặng.

Codeine: Dùng trong trường hợp đau nhẹ đến vừa, thường được kết hợp cùng với thuốc paracetamol.

Hydrocodone: Dùng trong trường đau vừa đến nặng, thường được kết hợp cùng với thuốc paracetamol.

3. Uống thuốc làm giảm đau nhiều có hại sức khoẻ không?

Uống nhiều thuốc giảm đau sẽ tác động trên đường tiêu hóa

Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp ở các thuốc nhóm NSAIDs [35]. Bạn có thể bị đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc nặng hơn nữa là loét dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa  Các tác dụng phụ này biểu hiện nặng hơn ở những đối tượng có nhiều nguy cơ như bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có sức khỏe yếu, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá…, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến nhập viện hoặc tử vong.

So với NSAIDs, paracetamol thường ít gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa ]. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều cao hoặc dùng trong thời gian dài, paracetamol có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa trên và gây ra các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn.

Uống thuốc làm giảm đau nhiều gây tổn thương gan

Một vấn đề khác khi nói về việc uống thuốc giảm đau nhiều có hại không chính là gan bị tổn thương.

Một trong những chức năng chính của gan là phân hủy các chất mà chúng ta đưa vào cơ thể bằng đường uống, bao gồm cả thuốc, thảo mộc và thực phẩm chức năng. Quá trình này thường diễn ra hiệu quả và không gây hại. Tuy nhiên, dùng thuốc ở liều cao hoặc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến gan .

Paracetamol là thuốc gây hại cho gan được biết đến nhiều nhất. Nếu dùng đúng chỉ định, loại thuốc này cực kỳ an toàn ngay cả với những người bị bệnh gan. Tuy nhiên, dùng quá nhiều paracetamol cùng một lúc hoặc dùng liều cao liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương gan và tử vong do suy gan cấp tính .

Tổn thương thận


Các NSAIDs, bao gồm cả thuốc giảm đau và thuốc cảm thông thường, có thể gây hại cho thận nếu dùng trong thời gian dài hoặc dẫn đến các vấn đề cấp tính ở thận nếu dùng khi mất nước hoặc huyết áp thấp . Paracetamol được xem là an toàn với thận hơn các thuốc nhóm NSAIDs  Tác dụng phụ của thuốc giảm đau có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời .

Lạm dụng thuốc làm giảm đau gây ra các vấn đề về tim mạch

Từ rất lâu, người ta nhận thấy rằng thuốc nhóm NSAIDs (trừ aspirin) có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch như cơn đau tim, tăng huyết áp, tim đập nhanh, suy tim và đột quỵ . NSAIDs gây ảnh hưởng đến tim mạch chủ yếu qua 2 cơ chế chính. Đầu tiên, chúng làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, khiến máu dễ đông hơn. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch ở tim, từ đó gây cơn đau tim. Thêm vào đó, NSAIDs làm thay đổi lưu lượng máu đến thận, khiến cơ thể giữ lại nhiều muối và nước hơn. Điều này có thể làm huyết áp tăng cao, đồng thời tăng nguy cơ đột quỵ .

Ngược lại, các nghiên cứu về tác dụng phụ của paracetamol lên tim mạch vẫn chưa thật đầy đủ [20]. Theo đó, một nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều hơn 15 viên paracetamol mỗi tuần có 68% nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc sử dụng paracetamol liều cao hơn liên quan tới các cơn đau tim, đột quỵ và hai nghiên cứu khác cho thấy liên quan đến cao huyết áp . Tuy nhiên, paracetamol vẫn an toàn hơn NSAIDs và có thể được chỉ định cho những người bị bệnh tim mạch để thay thế NSAIDs .

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Tuy vậy sử dụng giảm đau không hợp lý cũng sẽ gây ra một số nguy hiểm. Trong đó có loại thuốc không kê theo đơn rất dễ mua trên thị trường cũng như dễ sử dụng. Từ đó, nhiều người lạm dụng thuốc này.


                                                      Không phải bệnh nào cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau

Những loại thuốc giảm đau nhìn chung sẽ an toàn nếu sử dụng đúng cách. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc này và thuốc nào cũng có thể sử dụng. Sau đây là một số đối tượng cần phải lưu ý khi sử dụng:

Trẻ em: Cơ thể và sự phát triển của trẻ em khác người lớn rất nhiều chính vì thế khi chọn thuốc cần phải hết sức lưu ý. Ví dụ như trẻ em dưới 16 tuổi không được sử dụng thuốc aspirin vì có thể ảnh hưởng tới não và gan.

Phụ nữ có thai và cho con bú: Đây là những giai đoạn cực kì quan trọng với người phụ nữ. Đặc biệt trong trường hợp mang thai, phụ nữ không nên sử dụng các loại thuốc trong đó có các loại thuốc liên quan đến giảm đau.

Người cao tuổi: Khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi cần hết sức thận trọng. Cơ thể của họ nhiều khi sẽ có một số tác dụng phụ với các thành phần của thuốc. Chính vì vậy cần phải lựa chọn chính xác loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng hợp thì mới mang lại hiệu quả.

(theo suckhoe&giadinh)