Từ
thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những
từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn
tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn
tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.
Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?
‘Dấu’
là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng:
‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes
(1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho
ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.
Dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. (Ảnh qua facebook)
Tục
ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân
Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu
một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương
đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ
‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai
dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì
không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.
Trong từ ‘chợ búa’ thì ‘búa’ có nghĩa là gì?
‘Búa’
là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của chữ này là ‘phố’,
nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán. (Ảnh qua facebook)
‘Búa’
trong ‘chợ búa’ chắc chắn không liên quan đến cái búa để đốn cây rồi.
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến được xem là vững chắc nhất
thì cho rằng ‘búa’ là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của
chữ này là ‘phố’, nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán. Chợ búa nói chung
là nơi người ta tụ tập mua bán.
‘Búa’ trong tiếng Việt hiện đại đã dần mất nghĩa và không dùng độc lập, nhưng nếu nói nó vô nghĩa thì không đúng. Tiếng Việt có rất nhiều từ cổ bị mất nghĩa khi đứng một mình, nhưng chúng không vô nghĩa.
‘Búa’ trong tiếng Việt hiện đại đã dần mất nghĩa và không dùng độc lập, nhưng nếu nói nó vô nghĩa thì không đúng. Tiếng Việt có rất nhiều từ cổ bị mất nghĩa khi đứng một mình, nhưng chúng không vô nghĩa.
Người ta nói ‘gậy gộc’, ‘gậy’ thì hiểu rồi, còn ‘gộc’?
‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn lớn cũng là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.(Ảnh qua facebook)
‘Gộc’
là từ mà hiện nay đã không còn nghĩa độc lập. Tiếng Hán, ‘gộc’ là chữ
này [㭲]. Sách ‘Đại Nam quốc âm tự vị’ của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘Gộc’ là
‘cây củi có khúc đẩn(?) mà lớn’ và cho ví dụ ‘ông gộc’ là người già cả
hơn hết hoặc làm lớn hơn hết trong một xứ. Cũng có tài liệu giảng
‘gộc’ là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.
Theo đó, gậy gộc nghĩa là những cây gậy lớn, thường dùng để đánh nhau.
Mình hay nói ‘hỏi han’ nhau, ‘hỏi’ thì rõ nghĩa rồi, vậy ‘han’ có nghĩa không?
Han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’. (Ảnh qua facebook)
Tương tự như ‘gậy gộc’, ‘hỏi han’ không phải là từ láy mà là từ ghép đẳng lập, trong đó cả ‘hỏi’ và ‘han’ đều có nghĩa.
Đại
Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích: ‘han’ nghĩa là ‘hỏi
tới’, ‘nói tới’. Theo đó, ‘hỏi han’ nghĩa là hỏi một việc gì đó, hỏi
tới hay nói tới một việc nào đó.
Truyện
Kiều của Nguyễn Du từng dùng ‘han’ như một từ độc lập, không dính đến
từ ‘hỏi’, trong câu: ‘Trước xe lơi lả han chào / Vâng lời nàng mới bước
vào tận nơi’ (Phần Kiều rơi vào tay Tú Bà và Mã Giám Sinh). ‘Han chào’
chính là chào hỏi.
Khi mình nói về một chuyện gì đó ‘to tát’ thì ‘tát’ có nghĩa là gì?
‘To
tát’ không phải là từ láy mà là từ ghép, cả ‘to’ và ‘tát’ đều có
nghĩa. Tuy nhiên, ‘tát’ ở đây là một minh chứng cho hiện tượng dùng sai
nhiều thì thành đúng trong ngôn ngữ. ‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.
‘Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’. Khi nói ‘tuổi tác’ thì đã mang nghĩa lớn tuổi, già rồi. Tuy nhiên, ngày nay mình hay nói ‘tuổi tác đã lớn’, cách nói này xét về nguồn gốc thì không đúng, bị lặp từ.
Do trong quá trình sử dụng đã có nhiều biến chuyển, nên ‘tuổi tác’ thường dùng để chỉ tuổi. Thậm chí tuổi còn nhỏ cũng dùng ‘tuổi tác’, ví dụ: ‘Tuổi tác còn nhỏ’, ‘tuổi tác mới có bây lớn’,…
Do trong quá trình sử dụng đã có nhiều biến chuyển, nên ‘tuổi tác’ thường dùng để chỉ tuổi. Thậm chí tuổi còn nhỏ cũng dùng ‘tuổi tác’, ví dụ: ‘Tuổi tác còn nhỏ’, ‘tuổi tác mới có bây lớn’,…
Riêng
từ ‘to tác’ để chỉ cái gì đó lớn thì đã dùng thành ‘to tát’. Tuy nhiên,
để viết đúng chính tả tiếng Việt hiện đại thì mình vẫn cứ dùng ‘to
tát’.
Có câu, ‘cần cù bù thông minh’, ‘cần cù’ là từ láy hay từ ghép? ‘Cù’ có nghĩa gì không?
Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả. (Ảnh qua facebook)
‘Cần
cù’ là từ ghép, cả ‘cần’ và ‘cù’ đều có nghĩa. Đây là từ gốc Hán, viết
là 勤劬. ‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.
Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao).
Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.
Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao).
Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.
Bếp núc
Núc’ là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’ và có thể hiểu núc chính là ông Táo. (Ảnh qua facebook)
– Bếp là nơi nấu ăn;
– Núc là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’, cho nên có thể hiểu núc chính là ông Táo. (theo Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị)
‘Thêu thùa’ là từ ghép tổ hợp (hay ghép đẳng lập), trong đó cả thêu và thùa đều có nghĩa
Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm. (Ảnh qua facebook)
– Thêu là dùng chỉ màu đính lên bề mặt vải làm ra hoa văn;
– Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.
Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.
– Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.
Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.
‘Vải vóc’ là một từ ghép với chữ ‘vóc’ cũng có nghĩa
Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may. (Ảnh qua facebook)
– Vải là chỉ bông hoặc đồ dệt bằng chỉ bông;
– Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.
Ngày
nay thì vải không nhất thiết là dệt bằng chỉ bông mà có thể dệt bằng
nhiều chất liệu khác. Còn vóc thì ít khi thấy dùng một mình nữa, người
ta thường lầm tưởng ‘vải vóc’ là từ láy.
Vũ Tuấn (sưu tầm)/nguoiphuongnam
Nguồn: tinhhoa.net