Tình cảm gia đình là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng. Ấy thế nhưng không phải ai cũng biết trân trọng nó…
Người
xưa có câu: “Trẻ cậy cha, già cậy con”.Tuy nhiên, người hiện đại lại
cho rằng: Sinh con là một nhiệm vụ, nuôi con là một nghĩa vụ nhưng dựa
vào con là một sai lầm.
Bức
thư dưới đây của một người bố sắp mất phần nào bày tỏ được nỗi lòng
trên của các bậc phụ huynh ngày nay. Vào một ngày mùa đông lạnh giá, một
người đàn ông họ Ngô sống ở Thượng Hải đã lập di chúc trên giường
bệnh.Điều ngạc nhiên là người bố này chỉ để lại cho cô con gái duy nhất
tài sản trị giá 1¥, còn tất cả những khoản tài sản khác bao gồm nhiều
bất động sản và số tiền trị giá 800.000¥ đều được mang tên bà Trần –
người giúp việc. Tại sao lại xảy ra điều mâu thuẫn này? Phải chăng có
khúc mắc gì ở đây?
Phía sau bản di chúc tưởng chừng trớ trêu ấy thực chất lại là một câu chuyện buồn lấy đi nước mắt của nhiều người.
“Con gái,
Ngày
con được sinh ra, ta đã rất hạnh phúc. Khi ấy, chẳng nghĩ chẳng rằng,
ta đi thẳng đến quảng trường của bệnh viện để tạ ơn Chúa đã ban cho ta
một báu vật vô giá. Ngày hôm ấy, cũng là ngày ta hút điếu thuốc cuối
cùng. Sau bao nhiêu lần tự hứa cai thuốc không bỏ được, ngày con sinh
ra, ta đã có thêm quyết tâm và từ ấy đến nay cũng đã được 28 năm.
Cuộc
sống gia đình không suôn sẻ, ta và mẹ con ly hôn. Ta không cần bất cứ
tài sản nào nhưng chỉ cần một điều kiện: được nuôi con. Ta không an tâm
khi để ai khác chăm sóc con ngày ngày.
Khi
một mình nuôi con, ắt hẳn người cha “gà trống” này sẽ gặp khó khăn. Ta
nhớ có những lần con bị sốt cao vào giữa đêm, đưa con vào viện mà nước
mắt ta chực rơi vì lo lắng. Con ngước mắt lên hỏi ta rằng con có sao
không, ta chỉ mỉm cười đáp lại: “Rồi con sẽ khỏe lại thôi, con yêu”.
Những
đứa trẻ rồi cũng đến ngày trưởng thành. Con dần dần lớn lên và ngày
càng xa ta, tự ta cảm thấy vậy. Rồi đến một ngày, con dẫn bạn trai về
nhà ra mắt. Thực lòng, ta cảm thấy vui vì con đã có một người đồng hành,
ta có thêm một người cùng chăm sóc, che chở cho con nhưng ta cũng cảm
thấy buồn vì đứa con gái bé nhỏ sắp rời xa vòng tay người đàn ông này để
đến sống với một gia đình khác.
Một
chàng trai lạ mặt gọi ta là bố vợ, đưa con gái ta đến một nơi ở mới,
cùng con kết hôn và sinh em bé, rồi dần dần cách xa người cha già này.
Thời
gian đầu, mỗi tuần, con đều đặn gọi cho ta một lần. Sau đó, con nói con
bận công việc, thời gian liên lạc giữa ta và con rút ngắn chỉ còn một
lần một tháng. Tất nhiên, ta không thể hiện sự buồn bã ấy ra ngoài. Và
rồi con bảo con bận chăm con nhỏ và công việc, ta mòn mỏi chờ điện thoại
của con cả nửa năm nhưng vẫn không có một cuộc gọi đến nào.
Nhà
chồng con và nhà ta chỉ cách nhau có một tiếng chạy xe. Con gái à, ta
đau lắm chứ, nhưng càng đau hơn khi nghe những lời hỏi thăm lạnh nhạt
của con mỗi khi gọi đến. Khoảng cách địa điểm tưởng gần mà lại xa ngàn
dặm, xa hơn thế là tình cảm con dành cho ta.
Dạo
gần đây, sức khỏe ta yếu đi, phải nhập viện. Nhìn các bệnh nhân khác
được con cháu tới thăm rất đông, ta thực lòng cảm thấy cô đơn. Con có
đến thăm ta nhưng chỉ được hai lần mà lần nào con cũng bận công việc rồi
vội vã ra đi.
Ta
luôn cố gắng dặn lòng là cuộc sống mình đang ổn và cũng chỉ mong con
gái mình sẽ một lần nghĩ đến người cha già này đang cần một lần ngồi tâm
sự trước khi nhắm mắt xuôi tay. Cha bị bệnh, con chưa có một ngày nào
chăm cha. Tất nhiên, cha cũng vui vì con đã đến thăm ta. Nhưng vì việc
công ty bận, con không có thời gian nên đã thuê một bảo mẫu xa lạ, phó
thác cho người ta toàn thời gian chăm ta, có chăng cũng chỉ là những
cuộc gọi dặn dò từ xa với bà bảo mẫu ấy mà thôi.
Cuộc
đời ta đã đi qua đủ sinh, lão, bệnh và bây giờ sắp đối mặt với án tử.
Trái tim ta khô héo từng ngày vì sự cô đơn, vì không có con cái bên
cạnh.
Ta
sống đến từng tuổi này rồi. Ấy vậy mà, chỉ trong 3 tháng thôi, ta đã
ngộ ra nhiều điều. Ta cũng cảm ơn con vì đã kiếm “người giữ cha” tốt.
May thay, cô ấy là một người hiền lành, tử tế.
Ta
đã đưa ra ý định này: Tiền thuê nhà ở Thượng Hải quá đắt, ta quyết định
để lại nhà cho cô Trần tốt bụng, tiền tiết kiệm của ta không nhiều
nhưng đủ cho con lấy chồng và sinh con, giờ ta chỉ còn hơn 800.000¥
lương hưu, để cho cô ấy nốt vậy.
Ta dừng bút đây. Cảm ơn vì sự có mặt của con trong cuộc đời này.”