Giảm stress
Sắt, magie trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress. Khoai là thực phẩm thích hợp cho mùa đông giúp giảm nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm và tâm trạng buồn chán, uể oải của những ngày lạnh giá.
Giảm cân
100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, ít hơn lượng calo trong khoai từ và khoai tây. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết. Đường tự nhiên trong khoai lang thẩm thấu từ từ vào máu, tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể. Thay vì ăn vặt bằng bánh mì, lựa chọn khoai lang khi đói giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Để có tác dụng giảm cân, bạn ăn khoai lang vào bữa sáng. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn. Nghiên cứu cho thấy thay vì hàng ngày ăn từ một đến 2 chén cơm, bạn hãy thay bằng 1-2 củ khoai lang có thể giảm 20-25% lượng calo nạp vào cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa
Ăn hai củ khoai lang có thể cung cấp đủ lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Người có thói quen ăn khoai thường xuyên sẽ ít nguy cơ gặp bệnh về đường tiêu hóa hay chứng táo bón khó chịu.
Sống thọ hơn
Người dân Okinawa (Nhật Bản) có tuổi thọ cao nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu phương Tây phát hiện ra rằng một trong những bí mật của họ đối với tuổi thọ là một chế độ ăn giàu khoai lang. Họ ăn khoai lang tím Okinawa.
Phòng chống ung thư
Rễ mọc ra từ củ khoai lang cũng chứa beta carotene, tiêu thụ thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư thận và cơ ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Khoai lang – Thực phẩm cho người bệnh tiểu đường
Khoai lang được xem là thực phẩm ưu việt cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh lượng insulin tiết ra. Người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang thay thế gạo hoặc bổ sung lượng carbohydrate một cách lành mạnh.
Ngăn ngừa bệnh tim
Khoai lang chứa hàm lượng phong phú kali và vitamin B6, nó giúp ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ, đồng thời giúp duy trì cân bằng điện giải trong các tế bào cơ thể, cũng như huyết áp và chức năng bình thường của tim.
Chống viêm
Cũng giống như khoai tây, khoai lang cũng có đặc tính kháng viêm. Điều này chủ yếu là do sự hiện diện của beta-carotene, vitamin C và magie trong khoai lang. Nó cũng không kém phần hiệu quả trong việc chữa viêm bên trong và bên ngoài cơ thể.
Nguồn cung cấp C
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
Thị lực tốt
Khoai lang rất giàu beta-carotene, hợp chất từ thực vật mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin này tạo ra các thụ thể phát hiện ánh sáng bên trong mắt chúng ta.
Khoảng 200 gram khoai lang cam nướng (có vỏ) chứa hơn 7 lần lượng beta-carotene mà người trưởng thành trung bình cần mỗi ngày.
Khoảng 200 gram khoai lang cam nướng (có vỏ) chứa hơn 7 lần lượng beta-carotene mà người trưởng thành trung bình cần mỗi ngày.
Cải thiện chức năng não
Các anthocyanin trong khoai lang tím có thể bảo vệ não bằng cách giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương gốc tự do như được thể hiện trong các nghiên cứu trên động vật. Chất chống ô xy hóa này cũng đã được tìm thấy để cải thiện việc học và trí nhớ ở chuột, có lẽ là do đặc tính chống ô xy hóa của nó.
Các nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn nhiều trái cây, rau và chất chống ô xy hóa có liên quan đến nguy cơ suy giảm tinh thần và chứng mất trí nhớ thấp hơn 13%.
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:
– Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
– Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
– Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
– Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
– Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
– Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
– Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
– Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
Quỳnh Hoa/suckhoegiadinh