Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Vì Sao Không Nên Ăn Cá Sống?

 



Thông thường cá chỉ được ăn chín mà thôi, tuy vậy cũng có người thích dùng sống, thí dụ như hai món Sushi và Sashimi của Nhật Bản. Riêng tại Canada, các dân tộc thiểu số Indien và dân Eskimo cũng có tập quán ăn cá sống. Một vài loại sò biển cũng đôi khi cũng vậy. Chúng ta tự hỏi liệu điều này có nguy hiểm cho sức khỏe hay không?

Cá tôm và đồ biển là nguồn thực phẩm rất quý báu của con người. Ngoài chất đạm ra, thủy sản còn cung cấp cho chúng ta các chất khoáng (calcium, phosphorus) và vitamins (vitamin A và D). Chất béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe, thấy hiện diện trong mỡ cá đặc biệt là trong các loại cá vùng nước lạnh, chẳng hạn như mackerel, salmon, herring, tuna…
Canada có đường bờ biển dài nhất và cũng là một trong những quốc gia có nghề cá đứng hàng đầu. Môi trường thiên nhiên độc đáo đã tạo ra hương vị riêng cho hải sản của đất nước có biểu tượng hình lá phong này. Tuy nhiên, gần đây, một ngư dân khu vực này tiết lộ bí mật lớn trong nghề:
Mỗi miếng sashimi mà mọi người ăn vào miệng đều ẩn chứa những nguy hại lớn về sức khỏe.
Ngư dân chia sẻ “những bí mật không thể kể” trong nghề
Theo chia sẻ của một ngư dân tới từ British Columbia, nhiều loại hải sản được dạt vào bờ ở vùng biển Canada có chứa một lượng lớn các loại ký sinh trùng. Dưới đây là những kinh nghiệm được ghi lại.

Hôm đó người dân Canada bắt được một con cá hồi rất lớn. (Ảnh: news.toutiaoabc.com)

Ngư dân này từng đánh bắt cá ở các khu vực quanh bãi biển British Columbia. Nước biển trong vắt, môi trường biển tuyệt vời và không có ô nhiễm, đây là nơi mọi người thường đánh cá. Hôm đó là ngày may mắn bởi anh ấy đánh được một con cá hồi rất lớn. Rất lấy làm hào hứng về điều này, anh dự định sẽ xử lý qua một chút rồi chụp vài bức ảnh gửi cho bạn bè. Tuy nhiên, sau khi mổ bụng, anh ta phát hiện trên đầu cá có một vật thể màu đỏ không rõ hình dạng.
Để tìm hiểu, anh dùng một cây gậy nhựa chọc vào vật màu đỏ và phát hiện, ngoài 8 con ký sinh trùng này còn có những con khác hình sợi dài, màu hồng phấn này đang không ngừng tăng lên. Người ngư dân có lương tâm đã đấu tranh với lương tâm và tiết lộ bí mật này trên Facebook.

Nguy cơ nhiễm độc do ăn cá sống
 
Cá có chứa nhiều axit béo không no (Omega 3), chất đạm, vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, iốt… rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, não bộ… Cơ quan Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, mỗi người nên ăn 227 – 340g cá các loại (chia thành 2 – 3 bữa một tuần) trong tuần, sẽ có lợi cho sức khỏe.
 
Tuy nhiên, cá cũng dễ trở thành con dao hai lưỡi khi ăn không đúng cách hay ăn phải loại nhiễm, chứa độc chất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ăn cá sống hoặc chế biến chưa chín kỹ sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các loại cá cũng có thể chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, khi ăn sống chúng sẽ theo vào cơ thể gây ngộ độc.

Khi mổ cá anh phát hiện trong đó có 8 con ký sinh trùng. (Ảnh: news.toutiaoabc.com)

Ngoài ra, cá cũng có thể bị nhiễm độc do môi trường nước ô nhiễm hoặc bị tẩm, ướp bởi chất bảo quản, hóa học giúp làm tươi hay giữ cá lâu hư vượt quá quy định. Nguy cơ nhiễm hay chứa loại kim loại nặng như chì, crom, thủy ngân… ở loài thực phẩm này cũng rất cao. Thống kê của Viện Nghiên cứu Đa dạng Sinh học (Mỹ) cho thấy, đến 84% lượng cá trên thế giới chứa một lượng thủy ngân gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, những loài cá lớn, sống ở tầng biển sâu như cá thu, ngừ, mập, kiếm… luôn có hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng khác cao hơn các loài bé.

Bên cạnh việc có thể gây ngộ độc cấp như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…, các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay kim loại nặng từ cá xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều hậu quả lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt tại gan. Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã phát hiện, độc chất từ cá sống một mặt sẽ trực tiếp kích hoạt Kupffer – loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan, hoạt động quá mức, khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan.
 
Mặt khác, độc chất còn khiến gan phải làm việc liên tục khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt quá mức tế bào Kupffer. Nó một lần nữa gây tổn thương tế bào gan nghiêm trọng hơn, khiến bộ phận này càng suy yếu và hư hại nhanh. Khi vai trò khử độc cùng nhiều vai trò quan trọng khác của gan suy yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho toàn cơ thể.

Phương pháp diệt ký sinh trùng
 
Theo các chuyên gia tiêu hóa, những con giun này chết khi cá được nấu chín và không bị nhiễm ký sinh trùng. Họ cũng khuyến cáo nên làm nóng cá đến 145 độ F (khoảng 62 độ C) trong 15 giây để loại bỏ chúng. Thực tế, không cần phải lo lắng về việc phá hủy các chất dinh dưỡng trong cá hồi chín bởi chúng đều như nhau.
 
Nhưng nếu bạn phải ăn cá hồi sống thì sao? FDA khuyến cáo, hãy chắc chắn ăn cá đã để đông lạnh. Nói một cách đơn giản: cá mua từ siêu thị là đông lạnh. Những con cá được đánh lên từ biển sâu nên nấu chín và nhất định không được ăn sống.

Làm thế nào để biết cá hồi có tươi không?

Nên chọn cá hồi đã qua đông lạnh. (Ảnh: news.toutiaoabc.com)

Cho dù là cá hồi sống hoặc nấu chín, độ tươi và thành phần dinh dưỡng là rất quan trọng. Cá được đánh bắt cho tới bàn ăn phải qua rất nhiều công đoạn. Một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến độ tươi ngon của chúng chính là thời gian bảo quản, môi trường, nhiệt độ, đồ bảo quản… Nếu bạn ăn cá hồi không tươi, nguy cơ ngộ độc và nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ nhiều hơn. Để phán đoán xem cá có tươi không, hãy chú ý đến những điều sau:

Nếu mua cả con cá, trước tiên hãy nhìn vào da cá và vảy có còn nguyên vẹn và sáng bóng không. Mắt cá phải thật trong, mang cá màu đỏ tươi, không nát và lẫn lộn, ngửi mùi thấy có vị nước biển, không thối, ấn ngón tay để kiểm tra xem cá có đàn hồi không. Tốt nhất nên chọn cá hồi ướp lạnh có ngày sản xuất mới nhất, vì việc rã đông và tái đông sẽ ảnh hưởng đến hương vị của chúng.

Nếu bạn mua cá hồi cắt, nên chú ý đến màu sắc của chúng. Thịt cá hồi tươi có màu đỏ cam. Nếu màu trắng hoặc thâm, là chất lượng không tốt lắm. Cá hồi tươi sẽ có tính đàn hồi khi chạm vào, ấn xuống sẽ dần hồi phục. Loại không tươi sẽ ngược lại.
 
Ngoài ra, bề mặt của cá hồi tươi mọng nước, không khô, vì hàm lượng nước là một chỉ số quan trọng về độ tươi của cá hồi, nếu thấy những đốm nâu trên bề mặt và bên ngoài thì không nên mua.

Theo Secretchina Kiên Định/dkn.tv