Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Tuyến tuy nhân tạo dành cho những người bị bệnh tiểu đường loại 1


 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vừa chấp thuận cho phép sử dụng tại Hoa kỳ "tuyến tụy nhân tạo " (artificial pancreas)  đầu tiên . Hệ thống này có thể  tự động  cung cấp insulin cho những người bị bệnh tiểu đường loại 1  


Bác sĩ Jeffrey Shuren giám đốc đặc trách về Thiết bị và Sức khỏe Phóng xạ tại FDA cho biết  " Kỹ thuật mới mẻ này có thể giúp những người bị bệnh tiều đường loại 1 có nhiều tự do hơn trong đời sống của họ vì họ sẽ không còn phải tự giám sát mức glucoz nền  cùa mình và chích insulin bằng tay một cách kiên định"


Tuyến tụy nhân tạo này--có tên đặt là MiniMed 670G và do hảng Medtronic sản xuất--là một hệ thống vòng kín hybrid. Điều này có nghĩa là thiết bị sẽ giám sát đường huyết và sau đó sẽ cung cấp liều lượng insulin cơ bản cần thiết cho người sử dụng  . Thiết bị cũng sẽ ngưng cung cấp insulin khi mà mức đường huyết xuống quá thấp

Tuy nhiên, thiết bị này chưa phải là một tuyến tụy nhân tao hoàn hoàn toàn tự động.Người bị tiểu đường loại 1 vẫn còn phải tính toán xem thực phẫm họ tiêu dùng chứa bao nhiêu carbohydrat và đưa thông tin này vào trong hệ thống thiết bị

Theo hãng sản xuất Medtronic thiết bị mới này sẽ được đưa ra thị trường vào mùa Xuân 2017 . Hiện nay FDA chỉ mới cho phép sữ dụng thiết bị cho những người 14 tuổi hay hơn và công ty đang làm thữ nghiệm lâm sàng cho những bệnh nhân nhỏ tuổi hơn

Bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn nhiễm làm cho các tế bào sản xuất insulin lành mạnh trong cơ thể bị tấn công nhầm lẫn và bị tiêu diêt bởi hệ miễn nhiễm. Insulin là một hormon cần thiết để đẩy đường vào trong các tế bào cùa cơ thể và não để cung cấp nhiên liệu cho các tế bào này. Những người bị tiểu đường loại 1 phải thay thế insulin mà cơ thể họ không còn sản xuất được bằng cách chích insulin nhiều lần trong ngày hoặc qua một ống rỗng gắn vào một máy bơm insulin
Tuy nhiên xác định được chính xác lượng insulin cần phài chích là bao nhiêu không phải là dễ. Nhiều insulin quá hoặc ít insulin quá đều có thễ có những hậu quả nghiêm trọng thậm chí chết người   

This image is a diagram showing each part that makes up an artificial pancreas.  It has items numbered one through four.  Item one is the continuous glucose monitor.  Item two is the computer-controlled algorithm.  Item three is the insulin pump.  Item four is the patient effect.  

BGD (blood glucose device): bộ phận để bệnh nhân hiệu chính định kỳ bộ phận CGM
Continuous glucose monitor (CGM) : bộ phân giám sát liên tục glucoz
Computer -Controlled Algorithm: Bộ phận xử lý dữ kiện với thuạt toán máy tính phức tạp
Insulin pump: máy bơm nsulin                                                                                                              

Kỹ thuật mới trên đây sẽ giúp giải quyết khó khăn trên . Thiết bị có một bộ phận giám sát liên tục glucoz để đo không ngừng mức đường trong máu.  Sau đó một thuật toán máy tính phức tạp sẽ giúp xác định mức đường-huyết của bệnh nhân quá thấp hoặc quá cao.
Nếu mức đường-huyết quá cao thì một liều lượng chính xác insulin sẽ được cung cấp cho bệnh nhận qua một ống rỗng luồn dưới da và gắn vào một ống nối với một máy bơm insulin. Vùng chích insulin  cần phải đuợc thay đổi khoảng mổi ba ngày một lần.                    Nếu mức đường huyết quá thấp thì thiết bị sẽ ngưng không cung cấp insulin cho bệnh nhân

Theo bác sĩ Aaron Kowalski thuộc tổ chức JDRF ( Juvenile Diabetes Research Fundation)  thỉ cho tới khi tìm ra cách chữa trị bệnh tiểu đường loại 1 " tuyến tụy nhân tạo này sẽ giúp cải thiện đời sống cho nhiều người"

Artificial Pancreas to Treat Diabetes Approved by FDA-Clyde Hughes- September 29,2016