Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

5 trường hợp dứt khoát phải gọi cấp cứu (ER)

Có thể có lúc bạn bị đau lạ lùng ở quai hàm hoặc bị nhức đầu như búa bổ. Cũng có thể có lúc bạn chỉ đơn giản cảm thấy không khỏe. Mỗi khi cơ thể bạn có gì trục trặc  thì luôn luôn bạn tự hỏi liệu có cần gọi bác sĩ hay không, chứ đừng nói tới việc gọi cấp cứu (ER). Lý do là vì người ta thường cho rằng "mình hãy còn trẻ, vẫn khỏe mạnh, chắc chẳng có gì nghiêm trọng đâu". Nhưng theo giáo sư Negan Fix, thuộc Đai học Y khoa Utah, thì các sự cố y tế nghiêm trọng --như chấn động não(concussion), viêm ruột thừa thâm chí cả đột quý--có thể xẩy cho mọi người khỏe mạnh ở bất cứ tuổi nào


Với ý nghĩ đó chúng tôi đả yêu cầu các bác sĩ cho biết trong những trường hợp nào thì họ sẽ gởi bạn bè và người thân của họ đi cấp cứu và họ đã cho biết có năm trường hợp như sau

1. Bạn cảm thấy đau âm ỉ ở ngực và khó thở bất thường ( You feel a dull ache in your chest and are unusually short of breath)



Hãy nghĩ tới : nhồi máu cơ tim (heart attack)


Ai cũng biết là đau thắt ngực (crushing chest pain) là dấu ấn của nhồi máu cơ tim. Nhưng đây không phải là triệu chứng duy nhất. Bác sì Heather Rosen , giám đốc UPMC Urgent Care in North Huntingdon, Penn.-- cho biết là các dấu hiệu nhồi máu cơ tim của phụ nữ có thể tế nhị hơn là của đàn ông. Do đó các phụ nữ trẻ thường có khuynh hướng bỏ qua các triệu chứng ban đầu và không tìm sự giúp đỡ y tế vì đôi khi họ lầm lẫn đau do nhồi máu cơ tim với đau do khó tiêu hoặc trào ngược acid. Hãy để ý tới áp lực khó chịu trên ngực của bạn (không nhất thiết phải ỡ giữa ngực---và không phải ai cũng trải nghiệm điều này), cũng như tới những triệu chúng không phải ở ngực, như khó chịu ở một hay hai cánh tay, buồn nôn hoặc choáng váng; các triệu chứng  này xẩy ra thông thuờng hơn ở phụ nữ theo như kết quà nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine.  Mồ hôi lạnh, khó thở , và đau ở cổ vai hay hàm là những triệu chứng khác có thể xẩy ra



Phải làm gì?



Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ có nhồi máu cơ tim thì bạn hãy gọi cấp cứu 911. Khi nhóm cấp cứu tới họ sẽ làm EKG (điện tâm đồ) và cho bạn uống aspirin hoặc làm trị liệu khác trong khi chở bạn tới bệnh viện. Bạn đừng tới trạm chăm sóc đặc biệt (urgent care) hoặc phòng mạch bác sĩ của bạn vì tại đây họ không có đủ phượng tiện thực hiện những thử nghiệm cần thiết để kiểm tra tim của bạn



2. Bạn bị đau quặn bụng (You're doubled over with abdominal pain)




Hãy nghĩ tới: Viêm ruột thừa ( appendicitis) hay u nang buồng trứng (ovarian cyst)


Đau bụng có thể là do ăn phải thức ăn gì không tốt  hoặc là do một bệnh mạn tính như viêm ruột kết mạn loét (ulcerative colitis), làm cho khó mà phân biệt được khi nào là cấp cứu thật sự.



Điều gây lộn xộn thêm là viêm ruột thừa không luôn luôn khởi sự gây đau như bình thưởng ở góc phần tư dưới phía bên mặt của  bụng. Trái lại bạn có thể thấy đau ở quanh rốn, hay buồn nôn, ăn không ngon hoặc khó chịu khi di chuyển. Theo giáo sư Fix " tất cả đều là dấu hiệu lớp lót của bụng bị kích thích và có thể là tín hiệu cho biết có điều gì quan trọng đang xẩy ra". Đau có thể âm ỉ nhưng thường ra sẽ trở thành dữ dội chưa từng thấy



Một u nang buồng trứng lớn có thể gây cảm giác tương tự như trên ỡ bụng. Những chỉ dấu khác là: đau ở một bên xương chậu hoặc toàn phần  xương chậu, đau này tỏa ra lưng dưới hoặc đùi. Một u nang lớn gia tăng rủi ro buồng trứng bị xoắn làm tắc dòng máu nuôi dưỡng hoặc u nang lớn cũng có thể vỡ gây  băng huyết nội (internal bleeding)



Phải làm gì? 



Bạn phải gọi cấp cứu(ER)  nếu bụng đau đột ngột hoăc bụng mổi lúc đau nhiều hơn; nếu bụng đau đến nổi không ngồi,đi, ăn uống được; nếu đau dời xuống phần tư bụng dưới về bên mặt; hoặc nếu sốt hoặc bắt đầu ói mửa





3. Đầu bạn bị va đụng  mạnh



Hảy nghĩ tới: Chấn động não(concussion) hoặc tệ hơn



Dù là bạn có té ngã và đụng đầu hoặc bị trái bóng chày đập vào đầu thì bác sĩ luôn tìm xem đầu bạn có bị chấn thương không. Dựa vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể loại bỏ những khả năng hiếm có nhưng nghiêm trọng như chảy máu não.



Bác sĩ cũng tìm kiếm xem não có bị chấn động (concussion) không . Bác sỉ Shawn Evans, đặc trách vể y khoa cấp cứu tại Scripps Health San Diego, cho biết "Ngày nay chấn động não được quan tâm và chú ý tới nhiều hơn". Mất ý thức (loss of consciousness), ói mửa liên tiếp và nhức đầu nặng cẩn phải được quan tâm tới tức thời.



Ngoài ra bạn cũng cần được kiễm tra xem đầu bạn có bị đụng không và bạn có những triệu chứng thần kinh như choáng váng hoặc những vấn đề vể thăng bắng và thị giác hay không.



Phải làm gì?



Nếu bạn bị mất ý thức (unconscious)thì bạn phải được chuyển cấp cứu tới bệnh viện dù là sau khi tỉnh bạn cảm thấy thế sao. Và bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhức đầu nhiều hoặc đau cổ hay không, máu có chảy ra ở mũi hay không, hoặc bạn có cảm giác mơ hồ (confused) hoặc buồn ngũ nhiều hay không.(đây đều là những dấu hiệu có thể có chấn thương nghiêm trọng).



Nếu đầu bạn bị va đụng và bạn cảm thấy choáng váng (dizziness) hoặc có vấn đề về thăng bằng, thì bạn có thể đi gặp bác sĩ gia đình trong vòng 12 tiếng để kiểm tra xem có bị chấn dộng não hay không ,chứ không cần phải gọi cấp cứu (ER)



4. Bạn có vết đứt và máu chảy xối xả



Hãy nghĩ tới:  Cần phải khâu vết thương


 


Ngay cả những vết đứt nhỏ cũng gây cảm tưởng như máu chảy nhiều. Bác sĩ Sean Mc Gann --đặc trách y khoa cấp cứu tại Trung tâm Y khoa Mamonides Brooklyn,N.Y.-- cho biết " Một người không phải là bác sĩ khó mà biết được vết thương nào cần khâu hay không, nhưng đa số các vết thương sẽ đều tự lành không cần chữa trị". Thế nhưng một vết đứt sâu có thễ gây tổn thương cho các dây thần kinh và các gân , và, đương nhiên máu chảy nhiều không ngừng luôn luôn là trường hợp cấp cứu.



Khâu vết thượng cũng sẽ giúp giảm thiểu sẹo, và nhân viên cứu cấp (ER) có thể rửa sạch vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẫn cũng như chích thuốc chống sài uốn ván (tetanus)cho bạn nếu trong năm năm qua bạn chưa có chích thuốc này



Phải làm gì?



Bạn hãy đè trực tiếp lên vết thượng tối thiểu 10 phút. Bạn hãy đi cấp cứu (ER) nếu máu không ngừng chảy; máu phọt ra (spurting out); vết đứt chạm tới xương, cơ bắp và lớp mỡ; hoặc bạn không thểvận động bình thường hay mất cảm giác ngoài vết thượng. Bạn cũng cần sự chăm sóc y tế nếu vết đứt ngưng chảy máu nhưng mép vết thương lởm chởm hay bị hở, vết thương ở trên mặt hoặc bạn không chùi sạch được vết thương. Nếu vết thượng sạch và đã ngưng chảy máu, nhưng bạn không biết có cần phải khâu hay không thì bạn có thễ tới trạm chăm sóc đặc biệt (urgent care) để khỏi phải chờ đợi lâu hoặc liên lạc với bác sĩ gia đình .



5. Bạn bị nhức đầu chưa tùng thấy



Hãy nghĩ tới: Mạch phình (aneurysm) bị vỡ hoặc đột quỵ


Nhửng người mà mạch phình trong não bị vỡ thường than phiền bị đau đầu ghê gớm chưa từng thấy. Cơn đau đầu thường ra bắt đầu đột ngột. Bác sĩ Evans cho biết " Đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết trong não." Bạn cũng có thể mất khả năng suy nghĩ rõ ràng, nói không trôi chảy, hoặc có vấn dể về thị giác, nuốt hay vận động--các triệu chứng này có thể là chỉ dấu của xuất huyết não hoặc tắc nghẽn động mạch não ( đột quỵ do thiếu máu cục bộ- ischemic stroke)



Phải làm gì?



Nếu thấy nhức đầu khác bình thường ( đau nhiều hơn bình thường hoặc có kèm theo choáng váng hay ói mửa vào lần đầu tiên) thì bạn hãy gọi cấp cứu (ER). Chữa trị càng nhanh càng tốt, vì vậy bạn đừng e ngại nếu là " báo động giả". Bác sĩ Linda Regan giáo sư về y khoa cấp cứu tai Đại học Y khoa Johns Hopkins cho biết " Điều tất cả các bác sị ER mong muốn có thể nói với bệnh nhận là không có gì nghiêm trọng cả"



Làm sao sửa soạn trước  phòng khi cần cứu cấp



Biết  sẽ phải làm gì trong trưởng hợp cấp cứu là điều sinh tử.



Gọi cấp cứu 911.  Nếu bạn không thể di chuyển, chảy máu nhiều hoặc có những triệu chứng nhồi máu cơ tim hay đột quỵ thì bạn phải gọi xe cứu thượng. Nhân viên cấp cứu sẽ chăm sóc cứu sinh (lifesaving care) cho bạn trong khi đưa bạn tới bệnh viện mà họ xét thấy tốt nhất cho bạn



hoặc (đôi khi) nhờ người chờ dùm  Một khi bạn còn có thể tự đi ra xe và không có các triệu chứng ghi trên đây thì bạn có thễ nhờ bạn bè hay gọi taxi chở bạn tới bệnh viện.. Bạn chớ có tự lái xe và nếu không biết chắc bệnh tình ra sao thì bạn hãy gọi 911



Tới bệnh viện gần nhất. Khi tự mình tới phòng cấp cứu bệnh viện thì ưu tiên là phải tới bệnh viện càng nhanh chừng nào càng tốt. Tại bệnh viện gần nhất họ sẽ ỗn đinh tỉnh trạng của bạn và sau đó chuyển bạn tới bệnh viện khác nếu cần



Nên có sẵn giấy tờ cần thiết trên ngưới Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi của nhân viên cấp cứu họ sẽ tìm kiếm thông tn trong ví của bạn. Vỉ vậy bạn nên mang theo bảng liệt kê các thuốc đang uống và các đia chỉ liên lạc lúc khẩn cấp



Five times you should definitely go to the ER- Jessica Migala- September 2,2016